Những thuận lợi và thách thức khi Việt Nam tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
- Được đăng: Thứ hai, 26 Tháng 10 2015 13:48
- Lượt xem: 2945
(TGAG)- Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có 12 nước tham gia, gồm: Ốt-xtrây-lia, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ XXI, là hiệp định toàn diện, chất lượng cao trên cơ sở cân bằng lợi ích và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia Hiệp định. Các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; xóa bỏ thuế xuất khẩu hoặc chỉ duy trì ở mức hạn chế, không mở rộng thêm thuế xuất khẩu trong tương lai; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; mở cửa đấu thầu mua sắm của các cơ quan trực thuộc Chính phủ; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.
Ngày 05/10/2015, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán TPP đã hoàn tất quá trình đàm phán Hiệp định. Sau khi kết thúc đàm phán, các nước sẽ tiến hành các thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết chính thức và bắt đầu trình các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định. Quá trình này thông thường kéo dài tối thiểu 18 tháng; là khoảng thời gian để các nước tham gia chuẩn bị điều kiện cần thiết để có thể thực hiện tốt Hiệp định.
Hiệp định TPP sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, thể hiện trên các mặt như sau:
Một là, về kinh tế, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm 68 tỷ USD vào năm 2025. Đáng chú ý là việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ tạo thuận lợi lớn đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta. Các ngành xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép, thủy sản... sẽ có cơ hội phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này.
Việt Nam có các cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Hai là, về thể chế, tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường; hỗ trợ tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời Việt Nam có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, việc hoàn thiện và tăng cường công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao, như sản xuất dược phẩm, trong đó có thuốc sinh học (đặc biệt là với vắc-xin và một số sản phẩm Việt Nam phát triển mạnh trong các năm qua). Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy nhà nước sẽ giúp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Ba là, về xã hội, tham gia TPP tạo ra các cơ hội nâng cao tốc độ tăng trưởng, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói, giảm nghèo; từ đó, Việt Nam có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Do nhập khẩu từ Hoa Kỳ và các nước TPP chưa có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam phần lớn không cạnh tranh trực tiếp, nên nếu có lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, Việt Nam có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh khi tham gia TPP. Đặc biệt, do Hiệp định TPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp tăng trưởng bền vững hơn.
Tuy nhiên, tham gia TPP cũng đặt ra một số thách thức đối với Việt Nam:
Thứ nhất, về kinh tế, thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi. Đây sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn nhất khi TPP có hiệu lực. Đối với các ngành kinh tế khác, cạnh tranh ở mức độ không lớn vì các nền kinh tế TPP hiện nay có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu mang tính bổ sung hơn là mang tính cạnh tranh với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Thứ hai, công tác xây dựng pháp luật, thể chế, các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy nhà nước sẽ đặt ra những thách thức lớn cho bộ máy quản lý.
Thứ ba, về mặt xã hội, cạnh tranh tăng lên khi tham gia TPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu, gặp nhiều khó khăn, thậm chí phá sản, hậu quả là một bộ phận người lao động sẽ bị thất nghiệp. Tuy nhiên, do phần lớn các nền kinh tế trong TPP không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, nên ngoại trừ ngành nông nghiệp, dự báo tác động này có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực nói trên, Việt Nam phải đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt coi trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trang trại, đồn điền lớn để giảm chi phí sản xuất, dễ quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dễ ứng dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường. Nhà nước cần có các biện pháp trợ giúp để chủ động xử lý kịp thời các tác động tiêu cực có thể xảy ra, như việc tổ chức đào tạo lại đội ngũ lao động.
Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ XXI, là hiệp định toàn diện, chất lượng cao trên cơ sở cân bằng lợi ích và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia Hiệp định. Các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; xóa bỏ thuế xuất khẩu hoặc chỉ duy trì ở mức hạn chế, không mở rộng thêm thuế xuất khẩu trong tương lai; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; mở cửa đấu thầu mua sắm của các cơ quan trực thuộc Chính phủ; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.
Ngày 05/10/2015, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán TPP đã hoàn tất quá trình đàm phán Hiệp định. Sau khi kết thúc đàm phán, các nước sẽ tiến hành các thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết chính thức và bắt đầu trình các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định. Quá trình này thông thường kéo dài tối thiểu 18 tháng; là khoảng thời gian để các nước tham gia chuẩn bị điều kiện cần thiết để có thể thực hiện tốt Hiệp định.
Hiệp định TPP sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, thể hiện trên các mặt như sau:
Một là, về kinh tế, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm 68 tỷ USD vào năm 2025. Đáng chú ý là việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ tạo thuận lợi lớn đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta. Các ngành xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép, thủy sản... sẽ có cơ hội phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này.
Việt Nam có các cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Hai là, về thể chế, tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường; hỗ trợ tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời Việt Nam có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, việc hoàn thiện và tăng cường công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao, như sản xuất dược phẩm, trong đó có thuốc sinh học (đặc biệt là với vắc-xin và một số sản phẩm Việt Nam phát triển mạnh trong các năm qua). Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy nhà nước sẽ giúp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Ba là, về xã hội, tham gia TPP tạo ra các cơ hội nâng cao tốc độ tăng trưởng, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói, giảm nghèo; từ đó, Việt Nam có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Do nhập khẩu từ Hoa Kỳ và các nước TPP chưa có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam phần lớn không cạnh tranh trực tiếp, nên nếu có lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, Việt Nam có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh khi tham gia TPP. Đặc biệt, do Hiệp định TPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp tăng trưởng bền vững hơn.
Tuy nhiên, tham gia TPP cũng đặt ra một số thách thức đối với Việt Nam:
Thứ nhất, về kinh tế, thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi. Đây sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn nhất khi TPP có hiệu lực. Đối với các ngành kinh tế khác, cạnh tranh ở mức độ không lớn vì các nền kinh tế TPP hiện nay có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu mang tính bổ sung hơn là mang tính cạnh tranh với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Thứ hai, công tác xây dựng pháp luật, thể chế, các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy nhà nước sẽ đặt ra những thách thức lớn cho bộ máy quản lý.
Thứ ba, về mặt xã hội, cạnh tranh tăng lên khi tham gia TPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu, gặp nhiều khó khăn, thậm chí phá sản, hậu quả là một bộ phận người lao động sẽ bị thất nghiệp. Tuy nhiên, do phần lớn các nền kinh tế trong TPP không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, nên ngoại trừ ngành nông nghiệp, dự báo tác động này có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực nói trên, Việt Nam phải đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt coi trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trang trại, đồn điền lớn để giảm chi phí sản xuất, dễ quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dễ ứng dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường. Nhà nước cần có các biện pháp trợ giúp để chủ động xử lý kịp thời các tác động tiêu cực có thể xảy ra, như việc tổ chức đào tạo lại đội ngũ lao động.
Nguồn: BTGTW