Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thời gian qua
- Được đăng: Thứ năm, 08 Tháng 10 2015 09:48
- Lượt xem: 5107
(TGAG)- Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng từ ngày 22-25/9/2015 đã không đạt được bước đột phá hay cam kết nổi bật. Lãnh đạo hai cường quốc chỉ có được sự đồng thuận về hai trong số nhiều vấn đề cơ bản là biến đổi khí hậu và an ninh mạng, trong khi các hồ sơ gây bất đồng như Biển Đông, kinh tế, nhân quyền... vẫn để ngõ.
Điều này cho thấy giữa hai cường quốc vẫn tồn tại những rào cản. Thỏa thuận chung giữa Trung Quốc và Mỹ về biến đổi khí hậu là vấn đề ít gai góc nhất trong chương trình nghị sự lần này. Trung Quốc thông báo sẽ thành lập một quỹ trị giá hơn 3 tỷ USD để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển giải quyết những vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu. Về vấn đề an ninh mạng - hai bên đã tìm được tiếng nói chung, theo đó cam kết hợp tác chống tội phạm mạng, bao gồm cả tội phạm đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ. Đây được coi là kết quả tích cực của chuyến thăm, thể hiện sự nghiêm túc và thẳng thắn của hai bên trong việc giải quyết vấn đề này. Trên lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua máy bay của tập đoàn Boeing với tổng giá trị 38 tỷ USD và có văn kiện hợp tác với hãng này về việc xây dựng một trung tâm hoàn thiện máy bay Boeing 737 tại Trung Quốc. Mặc dù vậy, việc hai bên chưa có kết luận về đàm phán Hiệp định đầu tư song phương (BIT).
Đối với vấn đề Biển Đông - vốn được coi là một trong những vấn đề gai góc nhất, hai bên chưa thu hẹp được khoảng cách bất đồng. Tổng thống Obama đã bày tỏ quan ngại về những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng những hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc đang khiến vấn đề trở nên khó khăn hơn khi giải quyết những bất đồng một cách hòa bình. Tổng thống Obama đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng luật pháp quốc tế và cần có một nghị quyết giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hay biển Hoa Đông. Ông khẳng định dù Mỹ không phải là bên có tranh chấp tại hai vùng biển này, song Mỹ muốn các bên tôn trọng những quy định và luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc có cách hành xử tôn trọng trật tự, an ninh trong khu vực, chẳng hạn như mối đe dọa an ninh mạng từ Trung Quốc, các hoạt động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông, vấn đề dân chủ nhân quyền,…
Mối quan hệ Mỹ - Trung là một mối quan hệ sâu rộng và phức tạp: ở đó, cả hai vừa là đối tác thương mại, vừa trao đổi các chương trình du học, cùng hợp tác sản xuất phim, cùng diễn tập quân sự, chống khủng bố, nghiên cứu bệnh dịch, nhưng cả hai vẫn còn những khác biệt trong cách tiếp cận nhiều vấn đề. Trong bối cảnh hiện nay của thế giới, mối quan hệ này ảnh hưởng lớn đến tình hình thế giới.
Với Mỹ, Trung Quốc là quốc gia quan trọng nhất trên thế giới. 1/5 dân số thế giới sống ở Trung Quốc. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, chiếm khoảng 10% kinh tế thế giới và khoảng 1/4 tốc độ tăng trưởng toàn cầu trong những năm gần đây. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ. Tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc trong những năm gần đây của Trung Quốc không chỉ mở ra bước phát triển mạnh của kinh tế Trung Quốc mà còn tác động đến cán cân kinh tế toàn cầu. Trung Quốc được biết đến là công xưởng của thế giới và tạo ra một lượng lớn iPhone, quần áo, sản phẩm từ tôm và đồ trang trí giáng sinh của thế giới. Dòng sản phẩm giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc một mặt hỗ trợ cuộc sống của một bộ phận người Mỹ, song mặc khác lại làm hại đến những bộ phận khác. Nhờ hàng hóa Trung Quốc, chất lượng sống của nhiều người Mỹ được nâng lên khi họ mua được nhiều loại hàng hóa vốn không thể mua trước đó. Trung Quốc cũng góp phần tạo ra việc làm cho người Mỹ trong các lĩnh vực giao thông, bán lẻ, xây dựng và tài chính. Song cũng vì Trung Quốc mà số lượng việc làm trong ngành sản xuất của Mỹ đã giảm. Số người Mỹ làm trong ngành sản xuất đã giảm từ hơn 13% trong cuối những năm 1980 xuống còn 8,4% năm 2009 trong bối cảnh thương mại với Trung Quốc tăng và các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ tăng mạnh. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã tăng từ 2 tỷ USD năm 1979 lên 592 tỷ USD năm 2014. Chủ tịch Tập Cận Bình muốn hướng Trung Quốc đến mục tiêu là một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới với “giấc mơ Trung Quốc”. Thực tế là chất lượng cuộc sống ở Trung Quốc đã tăng gấp 8 lần trong 30 năm qua.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là một khách hàng lớn tiêu thụ hàng hóa của Mỹ. Khoảng 1/4 số đậu nành trồng ở Mỹ được xuất khẩu sang Trung Quốc. 1/5 số máy bay Boeing được sản xuất ra cũng đi đến Trung Quốc. Giờ đây Apple bán nhiều iPhone ở thị trường Trung Quốc hơn ở Mỹ. Trung Quốc còn là một khách hàng lớn của các dịch vụ của Mỹ, trong đó có giáo dục với 1/3 du học sinh ở Mỹ là người Trung Quốc. Theo đánh giá của chuyên gia, bất kể là ngành kinh doanh nào ở Mỹ, Trung Quốc đều có thể gây ảnh hưởng. Thông qua nhu cầu khổng lồ với các nguồn tài nguyên để cung cấp cho các nhà máy và xây dựng những con đường mới, những thành phố mới, Trung Quốc cũng đang góp phần định hình lại thế giới. Với việc tiêu thụ khoảng một nửa lượng nhôm, kẽm, niken, thép và bê tông được sử dụng mỗi năm trên toàn thế giới, Trung Quốc trở thành khách hàng lớn với các nước giàu tài nguyên như Australia và Brazil. Nhu cầu với các nguồn nguyên liệu của Trung Quốc lớn đến mức trong 3 năm qua, lượng bê tông Trung Quốc sử dụng lớn hơn toàn bộ lượng bê tông nước Mỹ sử dụng trong toàn bộ thế kỉ 20.
Về phương diện an ninh, Trung Quốc hiện là cường quốc ở Đông Á, một khu vực có mối quan hệ gần gũi với Mỹ thông qua các đồng minh của nước này cũng như là địa điểm có các tuyến đường hàng hải quan trọng. Mặc dù Trung Quốc và Mỹ có nhiều xung đột nghiêm trọng xung quanh những cuộc tấn công mạng nhằm vào chính phủ Mỹ và các bí mật kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ, cũng như những va chạm của Trung Quốc với các nước láng giềng về vấn đề chủ quyền ở Biển Hoa Đông và Biển Đông; song, Mỹ và Trung Quốc cũng cùng cộng tác trong những vấn đề biến đổi khí hậu, chống khủng bố, và Trung Quốc lại là nước đã ủng hộ những nỗ lực do Mỹ dẫn đầu để kiềm chế các chương trình hạt nhân của Triều Tiên và Iran. Mỹ và Trung Quốc cũng đã đạt được thỏa thuận ngăn chặn hiểu lầm quân sự. Theo đó, thuyền trưởng của các tàu hải quân phải liên lạc với nhau để nắm rõ ý định của đối phương, duy trì khoảng cách an toàn giữa các chiến hạm, hạn chế sử dụng ngôn ngữ khiếm nhã hay các cử chỉ thiếu thân thiện. Máy bay di chuyển trong không phận quốc tế có quyền tự vệ nhưng phải tôn trọng quyền của các bên khác. Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận tạo kênh liên lạc trong khủng hoảng nhằm xoa dịu căng thẳng và tránh hiểu lầm sau sự cố của các lực lượng quân sự. /.
P.TTCTTG (tổng hợp)
Điều này cho thấy giữa hai cường quốc vẫn tồn tại những rào cản. Thỏa thuận chung giữa Trung Quốc và Mỹ về biến đổi khí hậu là vấn đề ít gai góc nhất trong chương trình nghị sự lần này. Trung Quốc thông báo sẽ thành lập một quỹ trị giá hơn 3 tỷ USD để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển giải quyết những vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu. Về vấn đề an ninh mạng - hai bên đã tìm được tiếng nói chung, theo đó cam kết hợp tác chống tội phạm mạng, bao gồm cả tội phạm đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ. Đây được coi là kết quả tích cực của chuyến thăm, thể hiện sự nghiêm túc và thẳng thắn của hai bên trong việc giải quyết vấn đề này. Trên lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua máy bay của tập đoàn Boeing với tổng giá trị 38 tỷ USD và có văn kiện hợp tác với hãng này về việc xây dựng một trung tâm hoàn thiện máy bay Boeing 737 tại Trung Quốc. Mặc dù vậy, việc hai bên chưa có kết luận về đàm phán Hiệp định đầu tư song phương (BIT).
Đối với vấn đề Biển Đông - vốn được coi là một trong những vấn đề gai góc nhất, hai bên chưa thu hẹp được khoảng cách bất đồng. Tổng thống Obama đã bày tỏ quan ngại về những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng những hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc đang khiến vấn đề trở nên khó khăn hơn khi giải quyết những bất đồng một cách hòa bình. Tổng thống Obama đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng luật pháp quốc tế và cần có một nghị quyết giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hay biển Hoa Đông. Ông khẳng định dù Mỹ không phải là bên có tranh chấp tại hai vùng biển này, song Mỹ muốn các bên tôn trọng những quy định và luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc có cách hành xử tôn trọng trật tự, an ninh trong khu vực, chẳng hạn như mối đe dọa an ninh mạng từ Trung Quốc, các hoạt động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông, vấn đề dân chủ nhân quyền,…
Mối quan hệ Mỹ - Trung là một mối quan hệ sâu rộng và phức tạp: ở đó, cả hai vừa là đối tác thương mại, vừa trao đổi các chương trình du học, cùng hợp tác sản xuất phim, cùng diễn tập quân sự, chống khủng bố, nghiên cứu bệnh dịch, nhưng cả hai vẫn còn những khác biệt trong cách tiếp cận nhiều vấn đề. Trong bối cảnh hiện nay của thế giới, mối quan hệ này ảnh hưởng lớn đến tình hình thế giới.
Với Mỹ, Trung Quốc là quốc gia quan trọng nhất trên thế giới. 1/5 dân số thế giới sống ở Trung Quốc. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, chiếm khoảng 10% kinh tế thế giới và khoảng 1/4 tốc độ tăng trưởng toàn cầu trong những năm gần đây. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ. Tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc trong những năm gần đây của Trung Quốc không chỉ mở ra bước phát triển mạnh của kinh tế Trung Quốc mà còn tác động đến cán cân kinh tế toàn cầu. Trung Quốc được biết đến là công xưởng của thế giới và tạo ra một lượng lớn iPhone, quần áo, sản phẩm từ tôm và đồ trang trí giáng sinh của thế giới. Dòng sản phẩm giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc một mặt hỗ trợ cuộc sống của một bộ phận người Mỹ, song mặc khác lại làm hại đến những bộ phận khác. Nhờ hàng hóa Trung Quốc, chất lượng sống của nhiều người Mỹ được nâng lên khi họ mua được nhiều loại hàng hóa vốn không thể mua trước đó. Trung Quốc cũng góp phần tạo ra việc làm cho người Mỹ trong các lĩnh vực giao thông, bán lẻ, xây dựng và tài chính. Song cũng vì Trung Quốc mà số lượng việc làm trong ngành sản xuất của Mỹ đã giảm. Số người Mỹ làm trong ngành sản xuất đã giảm từ hơn 13% trong cuối những năm 1980 xuống còn 8,4% năm 2009 trong bối cảnh thương mại với Trung Quốc tăng và các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ tăng mạnh. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã tăng từ 2 tỷ USD năm 1979 lên 592 tỷ USD năm 2014. Chủ tịch Tập Cận Bình muốn hướng Trung Quốc đến mục tiêu là một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới với “giấc mơ Trung Quốc”. Thực tế là chất lượng cuộc sống ở Trung Quốc đã tăng gấp 8 lần trong 30 năm qua.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là một khách hàng lớn tiêu thụ hàng hóa của Mỹ. Khoảng 1/4 số đậu nành trồng ở Mỹ được xuất khẩu sang Trung Quốc. 1/5 số máy bay Boeing được sản xuất ra cũng đi đến Trung Quốc. Giờ đây Apple bán nhiều iPhone ở thị trường Trung Quốc hơn ở Mỹ. Trung Quốc còn là một khách hàng lớn của các dịch vụ của Mỹ, trong đó có giáo dục với 1/3 du học sinh ở Mỹ là người Trung Quốc. Theo đánh giá của chuyên gia, bất kể là ngành kinh doanh nào ở Mỹ, Trung Quốc đều có thể gây ảnh hưởng. Thông qua nhu cầu khổng lồ với các nguồn tài nguyên để cung cấp cho các nhà máy và xây dựng những con đường mới, những thành phố mới, Trung Quốc cũng đang góp phần định hình lại thế giới. Với việc tiêu thụ khoảng một nửa lượng nhôm, kẽm, niken, thép và bê tông được sử dụng mỗi năm trên toàn thế giới, Trung Quốc trở thành khách hàng lớn với các nước giàu tài nguyên như Australia và Brazil. Nhu cầu với các nguồn nguyên liệu của Trung Quốc lớn đến mức trong 3 năm qua, lượng bê tông Trung Quốc sử dụng lớn hơn toàn bộ lượng bê tông nước Mỹ sử dụng trong toàn bộ thế kỉ 20.
Về phương diện an ninh, Trung Quốc hiện là cường quốc ở Đông Á, một khu vực có mối quan hệ gần gũi với Mỹ thông qua các đồng minh của nước này cũng như là địa điểm có các tuyến đường hàng hải quan trọng. Mặc dù Trung Quốc và Mỹ có nhiều xung đột nghiêm trọng xung quanh những cuộc tấn công mạng nhằm vào chính phủ Mỹ và các bí mật kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ, cũng như những va chạm của Trung Quốc với các nước láng giềng về vấn đề chủ quyền ở Biển Hoa Đông và Biển Đông; song, Mỹ và Trung Quốc cũng cùng cộng tác trong những vấn đề biến đổi khí hậu, chống khủng bố, và Trung Quốc lại là nước đã ủng hộ những nỗ lực do Mỹ dẫn đầu để kiềm chế các chương trình hạt nhân của Triều Tiên và Iran. Mỹ và Trung Quốc cũng đã đạt được thỏa thuận ngăn chặn hiểu lầm quân sự. Theo đó, thuyền trưởng của các tàu hải quân phải liên lạc với nhau để nắm rõ ý định của đối phương, duy trì khoảng cách an toàn giữa các chiến hạm, hạn chế sử dụng ngôn ngữ khiếm nhã hay các cử chỉ thiếu thân thiện. Máy bay di chuyển trong không phận quốc tế có quyền tự vệ nhưng phải tôn trọng quyền của các bên khác. Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận tạo kênh liên lạc trong khủng hoảng nhằm xoa dịu căng thẳng và tránh hiểu lầm sau sự cố của các lực lượng quân sự. /.
P.TTCTTG (tổng hợp)