Phát triển gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc
- Được đăng: Thứ ba, 28 Tháng 6 2022 09:18
- Lượt xem: 1029
(TUAG)- Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm, phát triển gia đình, hướng tới xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; thực hiện tốt công tác phát triển gia đình, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của xã hội và từng gia đình trong việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực gia đình. Các vấn đề liên quan đến gia đình ngày càng được quan tâm, đóng góp quan trọng vào việc giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
Tôn vinh, tuyên dương gia đình hạnh phúc tiêu biểu.
Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch An Giang Nguyễn Khánh Hiệp cho biết: Toàn tỉnh có 507.051 hộ gia đình văn hóa, đạt 93,98% so tổng số hộ. Gia đình đã tác động trực tiếp trong xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp cho con người theo các chuẩn mực văn minh, tiến bộ. Nội dung về gia đình trở thành các tiêu chí công nhận các danh hiệu văn hóa. Tỷ lệ gia đình văn hóa ngày càng cao, mức hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở vùng nông thôn từng bước được nâng lên.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế như: Hoạt động phối hợp liên ngành chưa thường xuyên, đồng bộ. Một số ngành chưa quan tâm nhiều đến công tác gia đình, chủ yếu thực hiện công việc theo yêu cầu của ngành chuyên môn; đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình ở cơ sở thường xuyên luân chuyển nên công tác tham mưu đôi lúc chưa cao.
Bên cạnh đó, tình hình bạo lực gia đình được kiềm chế và giảm mạnh (năm 2014, toàn tỉnh có 261 vụ bạo lực gia đình, đến năm 2020 còn 35 vụ, giảm 226 vụ). Mô hình phòng chống bạo lực gia đình duy trì, nhân rộng và phát huy hiệu quả tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc (có 675/888 khóm, ấp có Câu lạc bộ gia đình phát triền bền vững, 579 Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, 392 Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, 345 đường dây nóng). Tuy nhiên, một bộ phận người dân chưa tiếp cận và nắm bắt được chủ trương, chính sách về phòng chống bạo lực gia đình; tình hình bạo lực gia đình có xu hướng giảm về số lượng nhưng tính chất và hình thức phức tạp, nguy hiểm hơn.
Nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các cá nhân, gia đình và cả cộng đồng về tầm quan trọng của công tác gia đình, góp phần xây gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 302/KH-UBND thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.
Nâng cao kỹ năng tuyên truyền pháp luật và các vấn đề xã hội liên quan phụ nữ, trẻ em và gia đình
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư: Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển bền vững; là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội; là nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc, quốc gia hạnh phúc. Do đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 đạt 85% và đến năm 2030 đạt 100% các gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hóa tốt đẹp; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đặc biệt quan tâm số hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số. Các gia đình được tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị tốt đẹp của gia đình hiện đại. Các xã, phường, thị trấn có mô hình về truyền thông, giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cơ sở. Các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã. Nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc. Phấn đấu hằng năm 95% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định pháp luật; 100% người bị bạo lực được hỗ trợ cung cấp các dịch vụ thiết yếu; 100% địa phương có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em.
Để thực hiện đạt các mục tiêu, tỉnh đã đề ra 4 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về giá trị gia đình trong tình hình mới; xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên thụ hưởng thành quả phát triển; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về gia đình; phát huy hiệu quả các nguồn vốn, trong đó chú trọng việc huy động xã hội hóa, phát triển lĩnh vực gia đình.
Chuẩn bị bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương
Tỉnh sẽ đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống ngay từ trong gia đình; giáo dục, phòng ngừa tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ. Tích cực tuyên truyền các gương gia đình tiêu biểu về văn hóa gia đình, tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, giá trị gia đình; xây dựng nhân cách đạo đức, lối sống văn minh cho thế hệ trẻ; phê phán, lên án, đấu tranh với những hành vi lệch chuẩn tạo dư luận tiêu cực, tác động xấu. Xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác gia đình và lĩnh vực gia đình. Xây dựng các loại hình dịch vụ gia đình cần thiết hỗ trợ cho cuộc sống nhằm bảo đảm sự ổn định và an toàn của đời sống gia đình, nhất là gia đình lao động và công nhân lao động trong các khu công nghiệp; các mô hình hỗ trợ gia đình thực hiện bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình; các mô hình tư vấn, giáo dục về hôn nhân gia đình cho thanh niên trước khi kết hôn.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lê Bích Phượng cho biết: Sẽ tiếp tục triển khai mô hình gia đình kiểu mẫu “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, mô hình “bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”. Biểu dương, khen thưởng những tấm gương gia đình tiêu biểu, hạnh phúc./.
HẠNH CHÂU
Tôn vinh, tuyên dương gia đình hạnh phúc tiêu biểu.
Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch An Giang Nguyễn Khánh Hiệp cho biết: Toàn tỉnh có 507.051 hộ gia đình văn hóa, đạt 93,98% so tổng số hộ. Gia đình đã tác động trực tiếp trong xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp cho con người theo các chuẩn mực văn minh, tiến bộ. Nội dung về gia đình trở thành các tiêu chí công nhận các danh hiệu văn hóa. Tỷ lệ gia đình văn hóa ngày càng cao, mức hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở vùng nông thôn từng bước được nâng lên.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế như: Hoạt động phối hợp liên ngành chưa thường xuyên, đồng bộ. Một số ngành chưa quan tâm nhiều đến công tác gia đình, chủ yếu thực hiện công việc theo yêu cầu của ngành chuyên môn; đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình ở cơ sở thường xuyên luân chuyển nên công tác tham mưu đôi lúc chưa cao.
Bên cạnh đó, tình hình bạo lực gia đình được kiềm chế và giảm mạnh (năm 2014, toàn tỉnh có 261 vụ bạo lực gia đình, đến năm 2020 còn 35 vụ, giảm 226 vụ). Mô hình phòng chống bạo lực gia đình duy trì, nhân rộng và phát huy hiệu quả tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc (có 675/888 khóm, ấp có Câu lạc bộ gia đình phát triền bền vững, 579 Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, 392 Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, 345 đường dây nóng). Tuy nhiên, một bộ phận người dân chưa tiếp cận và nắm bắt được chủ trương, chính sách về phòng chống bạo lực gia đình; tình hình bạo lực gia đình có xu hướng giảm về số lượng nhưng tính chất và hình thức phức tạp, nguy hiểm hơn.
Nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các cá nhân, gia đình và cả cộng đồng về tầm quan trọng của công tác gia đình, góp phần xây gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 302/KH-UBND thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.
Nâng cao kỹ năng tuyên truyền pháp luật và các vấn đề xã hội liên quan phụ nữ, trẻ em và gia đình
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư: Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển bền vững; là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội; là nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc, quốc gia hạnh phúc. Do đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 đạt 85% và đến năm 2030 đạt 100% các gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hóa tốt đẹp; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đặc biệt quan tâm số hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số. Các gia đình được tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị tốt đẹp của gia đình hiện đại. Các xã, phường, thị trấn có mô hình về truyền thông, giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cơ sở. Các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã. Nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc. Phấn đấu hằng năm 95% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định pháp luật; 100% người bị bạo lực được hỗ trợ cung cấp các dịch vụ thiết yếu; 100% địa phương có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em.
Để thực hiện đạt các mục tiêu, tỉnh đã đề ra 4 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về giá trị gia đình trong tình hình mới; xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên thụ hưởng thành quả phát triển; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về gia đình; phát huy hiệu quả các nguồn vốn, trong đó chú trọng việc huy động xã hội hóa, phát triển lĩnh vực gia đình.
Chuẩn bị bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương
Tỉnh sẽ đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống ngay từ trong gia đình; giáo dục, phòng ngừa tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ. Tích cực tuyên truyền các gương gia đình tiêu biểu về văn hóa gia đình, tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, giá trị gia đình; xây dựng nhân cách đạo đức, lối sống văn minh cho thế hệ trẻ; phê phán, lên án, đấu tranh với những hành vi lệch chuẩn tạo dư luận tiêu cực, tác động xấu. Xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác gia đình và lĩnh vực gia đình. Xây dựng các loại hình dịch vụ gia đình cần thiết hỗ trợ cho cuộc sống nhằm bảo đảm sự ổn định và an toàn của đời sống gia đình, nhất là gia đình lao động và công nhân lao động trong các khu công nghiệp; các mô hình hỗ trợ gia đình thực hiện bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình; các mô hình tư vấn, giáo dục về hôn nhân gia đình cho thanh niên trước khi kết hôn.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lê Bích Phượng cho biết: Sẽ tiếp tục triển khai mô hình gia đình kiểu mẫu “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, mô hình “bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”. Biểu dương, khen thưởng những tấm gương gia đình tiêu biểu, hạnh phúc./.
HẠNH CHÂU