Đôi điều về loại hình nghệ thuật múa
- Được đăng: Thứ tư, 16 Tháng 12 2015 15:47
- Lượt xem: 3842
(TGAG)- Với 17 thành viên là hội viên Phân hội Múa, trong đó có 4 người là hội viên Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam, vào ngày 14/12/2015 vừa qua, Phân hội Múa đã tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 2015-2020. Đại hội đã thành công tốt đẹp. Nghe những ý kiến đóng góp, thảo luận, tôi cảm nhận đôi điều về loại hình nghệ thuật Múa thường xuất hiện trong các sân khấu chuyên và không chuyện nghiệp, trên các Đài Truyền hình mà mình đã xem.
Đã từ lâu, hoạt động trong lĩnh vực sân khấu ở tỉnh ta có một loại hình nghệ thuật góp phần không nhỏ cho thành công của những chương trình biểu diễn đó là múa. Chúng ta có thể thấy rõ múa được thể hiện bằng từng động tác của diễn viên trong tuồng cổ, cho đến những tác phẩm hiện đại, kể cả những chương trình ca nhạc, ca cổ ngày nay cũng có múa minh họa, đã góp phần nâng cao sức hấp dẫn của từng tiết mục.
Muốn có những động tác mềm mại, uyển chuyển, khoan thai; những đội hình đẹp và ấn tượng trong những tác phẩm múa, đủ sức gợi nên nhiều cảm xúc cho người xem phải có người nghĩ ra, dàn dựng và biểu diễn phục vụ công chúng- Đó là những nghệ sĩ có năng khiếu và hết lòng yêu mến nghệ thuật múa đã vận dụng tư duy sáng tạo nên và đã đổ mồ hôi, công sức tập luyện.
Từ ngàn xưa, ông bà chúng ta khi tham gia các lễ hội cúng bái thần linh, ăn mừng hội mùa, lễ tết… đều có những tiết mục múa như là góp vui. Những tác phẩm múa đó với những vũ điệu, động tác nhằm thể hiện cảnh con người lao động sản xuất, săn bắn v.v… Những hình ảnh đời thường đó được những nghệ sĩ tài năng cách điệu hóa, nghệ thuật hóa đủ sức khơi gợi cho người xem những cảm xúc biết yêu thiên nhiên, biết trân trọng giá trị của lao động và yêu thương con người. Và nghệ thuật múa đã trở thành một loại hình nghệ thuật trong văn hóa Việt Nam. Đất nước ta có 54 dân tộc anh em thì mỗi dân tộc có những nét đặc trưng, đặc điểm tiêu biểu của riêng mình và được thể hiện qua các điệu múa và cũng chính các điệu múa này góp phần tạo nên bản sắc dân tộc trong văn hóa Việt Nam.
Những động tác của múa bằng tay không hay cầm các vật dụng hàng ngày hoặc công cụ lao động sản xuất… để thể hiện nội dung như đi cấy lúa, tát nước, chèo thuyền, đánh cá, săn bắn v.v… được xem là ngôn ngữ múa dân gian. Những nghệ sỹ có óc sáng tạo đã sáng tạo nên động tác múa, tuyến múa, đội hình múa để thể hiện được tình cảm và tính cách của nhân vật: Nữ thì múa mềm mại, uyển chuyển, khoan thai; nhân vật nam thì phóng khoáng với động tác khỏe mạnh, dứt khoát. Nghệ thuật múa của nước ta đã không ngừng phát triển, từ điệu thức đơn giản đến phức tạp; từ đơn lẻ, nhóm, đến qui mô hoành tráng đông người tham gia và phát triển với nhiều hình thức khác nhau, trở thành bản sắc văn hoá Việt Nam.
Trong thời đại ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá trên các lĩnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật, kinh tế và tác động của công nghệ, thông tin, đã và đang có những tác động toàn diện với nước ta; trong đó, có văn hoá nghệ thuật và nghệ thuật múa cũng bị tác động nên phải tìm cho mình những bước đi, hướng đi phù hợp để phát triển. Những người làm công tác nghệ thuật múa chúng ta hôm nay phải suy nghĩ, tìm tòi cái mới trong sáng tạo để những tác phẩm múa vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang tính tư tưởng, thẩm mỹ và giáo dục cao để nghệ thuật múa tồn tại và đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng.
Nền nghệ thuật múa Việt Nam nói chung, ở An Giang nói riêng hôm nay được bắt nguồn và kế thừa từ nền nghệ thuật múa dân tộc truyền thống. Trên cơ sở đó, các nghệ sĩ múa đã góp phần sáng tạo của mình để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc bằng cách phát huy những giá trị vốn có và mày mò sáng tạo những sắc thái mới từ việc tiếp nhận và cải biên các giá trị của văn hoá thế giới - để phát triển nền nghệ thuật múa nước nhà cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của dân tộc mình. Giữ gìn cái tinh tuý nhất, cái đặc trưng tiêu biểu nhất để từ đó bổ sung và phát triển cho hoàn thiện hơn vốn múa của dân tộc, là bản sắc văn hoá quan trọng để các nghệ sĩ múa của chúng ta khai thác và kế thừa.
Trong quá trình sáng tạo, các nghệ sĩ múa phải tìm tòi và kết hợp khéo léo, ứng dụng trong mỗi tác phẩm múa để có sự liên kết giữa những động tác múa dân gian dân tộc với những động tác múa hiện đại. Để góp phần làm phong phú hơn ngôn ngữ múa, đáp ứng hai yêu cầu dân tộc và hiện đại, nghệ sĩ múa phải hoàn thiện hơn về kỹ năng, kỹ xảo múa; sáng tạo nên những nhân vật, tác phẩm mang phong cách, tâm hồn dân tộc mà hiện đại; phải biết kết hợp chặt chẽ của từng yếu tố ngôn ngữ, tạo hình và cấu trúc đề tài trong mỗi tác phẩm múa. Trên cơ sở kế thừa văn hóa dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của ngôn ngữ múa nước ngoài, những nghệ sĩ múa trong quá trình lao động sáng tạo sẽ mang lại những tác phẩm múa có giá trị nghệ thuật, có ấn tượng sâu sắc và cảm xúc mãnh liệt cho công chúng.
Chúng ta hy vọng, từ sau đại hội này, trách nhiệm xây dựng và phát triển loại hình nghệ thuật múa chuyên nghiệp của tỉnh ta sẽ được những nghệ sĩ múa đam mê và tâm huyết với nghề thực hiện, tạo nên những thành công mới bằng những tác phẩm múa có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân trong tỉnh và góp phần vào nền nghệ thuật múa nước nhà. Phân hội Múa cần quan tâm, tạo điều kiện phát triển thêm hội viên mới từ nguồn tác giả, biên đạo, diễn viên hiện đang công tác tại các Trung tâm Văn hóa huyện, thị, thành trong tỉnh, rất nhiều người xứng đáng là những nghệ sĩ múa thực thụ./.
Mai Hoàng
Đã từ lâu, hoạt động trong lĩnh vực sân khấu ở tỉnh ta có một loại hình nghệ thuật góp phần không nhỏ cho thành công của những chương trình biểu diễn đó là múa. Chúng ta có thể thấy rõ múa được thể hiện bằng từng động tác của diễn viên trong tuồng cổ, cho đến những tác phẩm hiện đại, kể cả những chương trình ca nhạc, ca cổ ngày nay cũng có múa minh họa, đã góp phần nâng cao sức hấp dẫn của từng tiết mục.
Muốn có những động tác mềm mại, uyển chuyển, khoan thai; những đội hình đẹp và ấn tượng trong những tác phẩm múa, đủ sức gợi nên nhiều cảm xúc cho người xem phải có người nghĩ ra, dàn dựng và biểu diễn phục vụ công chúng- Đó là những nghệ sĩ có năng khiếu và hết lòng yêu mến nghệ thuật múa đã vận dụng tư duy sáng tạo nên và đã đổ mồ hôi, công sức tập luyện.
Từ ngàn xưa, ông bà chúng ta khi tham gia các lễ hội cúng bái thần linh, ăn mừng hội mùa, lễ tết… đều có những tiết mục múa như là góp vui. Những tác phẩm múa đó với những vũ điệu, động tác nhằm thể hiện cảnh con người lao động sản xuất, săn bắn v.v… Những hình ảnh đời thường đó được những nghệ sĩ tài năng cách điệu hóa, nghệ thuật hóa đủ sức khơi gợi cho người xem những cảm xúc biết yêu thiên nhiên, biết trân trọng giá trị của lao động và yêu thương con người. Và nghệ thuật múa đã trở thành một loại hình nghệ thuật trong văn hóa Việt Nam. Đất nước ta có 54 dân tộc anh em thì mỗi dân tộc có những nét đặc trưng, đặc điểm tiêu biểu của riêng mình và được thể hiện qua các điệu múa và cũng chính các điệu múa này góp phần tạo nên bản sắc dân tộc trong văn hóa Việt Nam.
Những động tác của múa bằng tay không hay cầm các vật dụng hàng ngày hoặc công cụ lao động sản xuất… để thể hiện nội dung như đi cấy lúa, tát nước, chèo thuyền, đánh cá, săn bắn v.v… được xem là ngôn ngữ múa dân gian. Những nghệ sỹ có óc sáng tạo đã sáng tạo nên động tác múa, tuyến múa, đội hình múa để thể hiện được tình cảm và tính cách của nhân vật: Nữ thì múa mềm mại, uyển chuyển, khoan thai; nhân vật nam thì phóng khoáng với động tác khỏe mạnh, dứt khoát. Nghệ thuật múa của nước ta đã không ngừng phát triển, từ điệu thức đơn giản đến phức tạp; từ đơn lẻ, nhóm, đến qui mô hoành tráng đông người tham gia và phát triển với nhiều hình thức khác nhau, trở thành bản sắc văn hoá Việt Nam.
Trong thời đại ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá trên các lĩnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật, kinh tế và tác động của công nghệ, thông tin, đã và đang có những tác động toàn diện với nước ta; trong đó, có văn hoá nghệ thuật và nghệ thuật múa cũng bị tác động nên phải tìm cho mình những bước đi, hướng đi phù hợp để phát triển. Những người làm công tác nghệ thuật múa chúng ta hôm nay phải suy nghĩ, tìm tòi cái mới trong sáng tạo để những tác phẩm múa vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang tính tư tưởng, thẩm mỹ và giáo dục cao để nghệ thuật múa tồn tại và đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng.
Nền nghệ thuật múa Việt Nam nói chung, ở An Giang nói riêng hôm nay được bắt nguồn và kế thừa từ nền nghệ thuật múa dân tộc truyền thống. Trên cơ sở đó, các nghệ sĩ múa đã góp phần sáng tạo của mình để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc bằng cách phát huy những giá trị vốn có và mày mò sáng tạo những sắc thái mới từ việc tiếp nhận và cải biên các giá trị của văn hoá thế giới - để phát triển nền nghệ thuật múa nước nhà cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của dân tộc mình. Giữ gìn cái tinh tuý nhất, cái đặc trưng tiêu biểu nhất để từ đó bổ sung và phát triển cho hoàn thiện hơn vốn múa của dân tộc, là bản sắc văn hoá quan trọng để các nghệ sĩ múa của chúng ta khai thác và kế thừa.
Trong quá trình sáng tạo, các nghệ sĩ múa phải tìm tòi và kết hợp khéo léo, ứng dụng trong mỗi tác phẩm múa để có sự liên kết giữa những động tác múa dân gian dân tộc với những động tác múa hiện đại. Để góp phần làm phong phú hơn ngôn ngữ múa, đáp ứng hai yêu cầu dân tộc và hiện đại, nghệ sĩ múa phải hoàn thiện hơn về kỹ năng, kỹ xảo múa; sáng tạo nên những nhân vật, tác phẩm mang phong cách, tâm hồn dân tộc mà hiện đại; phải biết kết hợp chặt chẽ của từng yếu tố ngôn ngữ, tạo hình và cấu trúc đề tài trong mỗi tác phẩm múa. Trên cơ sở kế thừa văn hóa dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của ngôn ngữ múa nước ngoài, những nghệ sĩ múa trong quá trình lao động sáng tạo sẽ mang lại những tác phẩm múa có giá trị nghệ thuật, có ấn tượng sâu sắc và cảm xúc mãnh liệt cho công chúng.
Chúng ta hy vọng, từ sau đại hội này, trách nhiệm xây dựng và phát triển loại hình nghệ thuật múa chuyên nghiệp của tỉnh ta sẽ được những nghệ sĩ múa đam mê và tâm huyết với nghề thực hiện, tạo nên những thành công mới bằng những tác phẩm múa có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân trong tỉnh và góp phần vào nền nghệ thuật múa nước nhà. Phân hội Múa cần quan tâm, tạo điều kiện phát triển thêm hội viên mới từ nguồn tác giả, biên đạo, diễn viên hiện đang công tác tại các Trung tâm Văn hóa huyện, thị, thành trong tỉnh, rất nhiều người xứng đáng là những nghệ sĩ múa thực thụ./.
Mai Hoàng