Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang và những kỳ vọng mới...
- Được đăng: Thứ hai, 20 Tháng 6 2022 21:05
- Lượt xem: 1321
(TUAG)- Sáng ngày 09/6/2022, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật An Giang, Lễ ra mắt và giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang đã được diễn ra trong bầu không khí chân tình, đầm ấm. Chi hội chính thức đi vào hoạt động không chỉ là niềm vui riêng của các nhà văn hội viên Hội Nhà văn Việt Nam ở An Giang mà còn là niềm vui chung bởi sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, của văn nghệ sĩ trong tỉnh, bạn đọc yêu mến và dõi theo sự phát triển của văn học An Giang…
Trao quyết định thành lập Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang
Thời gian qua, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thử thách khó khăn, nhất là việc đưa quỹ đạo cuộc sống trở về quá trình hồi phục và phát triển sau dịch. Nên việc xúc tiến thành lập Chi hội Nhà văn Việt Nam tại tỉnh An Giang trong bối cảnh chung đó là một sự nỗ lực đáng được trân trọng và ghi nhận. Giới văn nghệ sĩ, nhất là các nhà văn, nhà thơ đã có những đóng góp, cống hiến quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển của quê hương An Giang - nơi có truyền thống văn chương lâu đời, với nhiều thế hệ cầm bút ưu tú, tỏa sáng trên văn đàn cả nước. Từ giai đoạn sơ khai với Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Văn Hầu... đến các tên tuổi lớn thời kháng chiến như Nguyễn Quang Sáng, Viễn Phương, Anh Đức, Mai Văn Tạo, Lê Văn Thảo... đến Văn Định, Trịnh Bửu Hoài, Phạm Nguyên Thạch, Hồ Thanh Điền, Ngô Khắc Tài, Nguyễn Lập Em, Vũ Đức Nghĩa, Trương Công Thuốt, Trần Thế Vinh, Mai Bửu Minh, Lê Thanh My của những năm đổi mới trở về sau. Chưa dừng lại, lần lượt các thế hệ tiếp nối mạnh dạn bộc lộ cá tính, chủ động tự tin trên trang viết, dần tỏa sáng và khẳng định được tên tuổi như Trương Thị Thanh Hiền, Võ Diệu Thanh, Lê Quang Trạng...
Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang ra mắt
Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang đã ra đời như một cột mốc cần thiết, làm tiền đề, quy tụ những cá tính, gương mặt tiêu biểu, nổi trội nhất của văn chương tỉnh nhà. Với niềm kì vọng sẽ làm tròn sứ mệnh của mình, làm tốt nhiệm vụ nâng đỡ và chắp cánh. Qua đó, tạo được sự kết nối sâu rộng, trở thành nguồn động lực sáng tạo lớn cho các tác giả trong tỉnh đang lặng thầm hăng say, miệt mài lao động chữ nghĩa. An Giang là tỉnh đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có được Chi hội Nhà văn Việt Nam tại tỉnh, với 12 hội viên, một con số đáng mơ ước so với các tỉnh bạn. Văn nghệ sĩ An Giang vô cùng năng động, sáng tạo, bút lực dồi dào luôn là lực lượng đóng góp vô cùng mạnh mẽ, thiết yếu cho sự phát triển của văn hóa, đời sống tinh thần của xã hội và đang từng bước khẳng định vị thế riêng trên bản đồ văn học nghệ thuật nước nhà.
Trong bối cảnh xã hội luôn tăng tốc và biến chuyển như hiện nay, nhà văn cần ý thức sâu sắc hơn về nghề nghiệp, cần tự vấn văn chương có theo kịp với sự vận động của đời sống văn hóa, của xã hội hay không? Nguy cơ về sự tầm thường ở khía cạnh văn hóa đã mang tính báo động và người cầm bút cần trau dồi bản lĩnh, với tinh thần cảnh giác và cảnh tỉnh bạn đọc kịp thời. Và nhiệm vụ nâng văn hóa lên tầm cao mới, phù hợp bối cảnh hiện nay, có một phần quan trọng thuộc về những người sáng tác và làm văn học- nghệ thuật. Nhà văn càng không thể đứng ngoài mọi thăng trầm của văn hóa, đời sống đương đại.
Hiện nay, trách nhiệm phát triển văn học đang đặt lên vai thế hệ cầm bút trưởng thành sau chiến tranh, thế hệ mà đời sống gắn với sự phát triển công nghệ, giao thoa hội nhập văn hóa, sự tiện nghi sẵn có và dễ rơi vào trạng thái hoang mang, tâm lý chập chờn, lúng túng trước những ngã rẽ lựa chọn, định hình và truy cầu lý tưởng sống... Thông qua những thành tựu cống hiến, đóng góp và sự bồi đắp của các thế hệ nhà văn đi trước, Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang sẽ là điểm tựa, cầu nối, đồng hành cùng các nhà văn trẻ trong các hoạt động mang tính chất xây dựng, phát triển lâu bền. Điểm nhấn là sự quan tâm tới thế hệ nhà văn trẻ thông qua các hoạt động hỗ trợ, động viên khích lệ sáng tác, bồi dưỡng học thuật chuyên môn… Điều đó thể hiện sự đầu tư, quan tâm kỹ lưỡng của người có trách nhiệm làm công tác xây dựng, phát triển và quản lý văn học với cái tâm và tầm nhìn xa, cũng là chiến lược dài lâu cho tương lai của nền văn học tỉnh nhà.
Để đề ra định hướng đúng đắn, tiến tới hoạt động chuyên sâu và bền vững, Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang cần tập trung vào một số nhiệm vụ cần thiết và quan trọng trước mắt như: Giúp nhau nâng cao chuyên môn, trình độ sáng tác; trở thành nòng cốt của phong trào sáng tác địa phương; thúc đẩy tiềm năng, nâng cao chất lượng hội viên tỉnh; giúp hội viên gắn kết và giao lưu, quảng bá tác phẩm; đưa tác phẩm văn học đi vào chiều sâu... Theo đó, các trang viết sẽ ngày càng chuyên nghiệp hơn, hấp dẫn hơn, khái quát hơn, bắt kịp xu hướng thời đại của đội ngũ những người sáng tác nhằm tạo ra những tác phẩm, những hình tượng nghệ thuật xứng tầm với biết bao đổi thay, bắt kịp những bước phát triển, chuyển mình của đất nước. Hy vọng trong thời gian tới, Chi hội sẽ có được những trang viết sinh động, những tác phẩm văn học gây được tiếng vang mạnh mẽ, công tác phát triển hội viên được quan tâm, đầu tư kịp thời và tăng cường hơn nữa sự kết nối chặt chẽ, giao lưu rộng mở với các Chi hội Nhà văn Việt Nam trên khắp cả nước.
Từ đó, góp phần vào việc xây dựng nền tảng văn hóa xã hội, hướng đến một nền văn học nghệ thuật đa dạng và giàu bản sắc trên quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng ngày càng văn minh, hiện đại và giàu đẹp./.
Trao quyết định thành lập Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang
Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang ra mắt
Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang đã ra đời như một cột mốc cần thiết, làm tiền đề, quy tụ những cá tính, gương mặt tiêu biểu, nổi trội nhất của văn chương tỉnh nhà. Với niềm kì vọng sẽ làm tròn sứ mệnh của mình, làm tốt nhiệm vụ nâng đỡ và chắp cánh. Qua đó, tạo được sự kết nối sâu rộng, trở thành nguồn động lực sáng tạo lớn cho các tác giả trong tỉnh đang lặng thầm hăng say, miệt mài lao động chữ nghĩa. An Giang là tỉnh đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có được Chi hội Nhà văn Việt Nam tại tỉnh, với 12 hội viên, một con số đáng mơ ước so với các tỉnh bạn. Văn nghệ sĩ An Giang vô cùng năng động, sáng tạo, bút lực dồi dào luôn là lực lượng đóng góp vô cùng mạnh mẽ, thiết yếu cho sự phát triển của văn hóa, đời sống tinh thần của xã hội và đang từng bước khẳng định vị thế riêng trên bản đồ văn học nghệ thuật nước nhà.
Trong bối cảnh xã hội luôn tăng tốc và biến chuyển như hiện nay, nhà văn cần ý thức sâu sắc hơn về nghề nghiệp, cần tự vấn văn chương có theo kịp với sự vận động của đời sống văn hóa, của xã hội hay không? Nguy cơ về sự tầm thường ở khía cạnh văn hóa đã mang tính báo động và người cầm bút cần trau dồi bản lĩnh, với tinh thần cảnh giác và cảnh tỉnh bạn đọc kịp thời. Và nhiệm vụ nâng văn hóa lên tầm cao mới, phù hợp bối cảnh hiện nay, có một phần quan trọng thuộc về những người sáng tác và làm văn học- nghệ thuật. Nhà văn càng không thể đứng ngoài mọi thăng trầm của văn hóa, đời sống đương đại.
Hiện nay, trách nhiệm phát triển văn học đang đặt lên vai thế hệ cầm bút trưởng thành sau chiến tranh, thế hệ mà đời sống gắn với sự phát triển công nghệ, giao thoa hội nhập văn hóa, sự tiện nghi sẵn có và dễ rơi vào trạng thái hoang mang, tâm lý chập chờn, lúng túng trước những ngã rẽ lựa chọn, định hình và truy cầu lý tưởng sống... Thông qua những thành tựu cống hiến, đóng góp và sự bồi đắp của các thế hệ nhà văn đi trước, Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang sẽ là điểm tựa, cầu nối, đồng hành cùng các nhà văn trẻ trong các hoạt động mang tính chất xây dựng, phát triển lâu bền. Điểm nhấn là sự quan tâm tới thế hệ nhà văn trẻ thông qua các hoạt động hỗ trợ, động viên khích lệ sáng tác, bồi dưỡng học thuật chuyên môn… Điều đó thể hiện sự đầu tư, quan tâm kỹ lưỡng của người có trách nhiệm làm công tác xây dựng, phát triển và quản lý văn học với cái tâm và tầm nhìn xa, cũng là chiến lược dài lâu cho tương lai của nền văn học tỉnh nhà.
Để đề ra định hướng đúng đắn, tiến tới hoạt động chuyên sâu và bền vững, Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang cần tập trung vào một số nhiệm vụ cần thiết và quan trọng trước mắt như: Giúp nhau nâng cao chuyên môn, trình độ sáng tác; trở thành nòng cốt của phong trào sáng tác địa phương; thúc đẩy tiềm năng, nâng cao chất lượng hội viên tỉnh; giúp hội viên gắn kết và giao lưu, quảng bá tác phẩm; đưa tác phẩm văn học đi vào chiều sâu... Theo đó, các trang viết sẽ ngày càng chuyên nghiệp hơn, hấp dẫn hơn, khái quát hơn, bắt kịp xu hướng thời đại của đội ngũ những người sáng tác nhằm tạo ra những tác phẩm, những hình tượng nghệ thuật xứng tầm với biết bao đổi thay, bắt kịp những bước phát triển, chuyển mình của đất nước. Hy vọng trong thời gian tới, Chi hội sẽ có được những trang viết sinh động, những tác phẩm văn học gây được tiếng vang mạnh mẽ, công tác phát triển hội viên được quan tâm, đầu tư kịp thời và tăng cường hơn nữa sự kết nối chặt chẽ, giao lưu rộng mở với các Chi hội Nhà văn Việt Nam trên khắp cả nước.
Từ đó, góp phần vào việc xây dựng nền tảng văn hóa xã hội, hướng đến một nền văn học nghệ thuật đa dạng và giàu bản sắc trên quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng ngày càng văn minh, hiện đại và giàu đẹp./.
Nguyễn Đức Phú Thọ
Chi hội Phó Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang