Ngành Giáo dục và Đào tạo quyết tâm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- Được đăng: Thứ hai, 05 Tháng 9 2016 07:41
- Lượt xem: 3630
(TGAG)- Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh đã nêu “Thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) từ nội dung, phương pháp, cách đánh giá nhằm phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất, thể chất và kỹ năng sống của học sinh, người học.
Nâng cao kiến thức, tay nghề chuyên sâu và tác phong công nghiệp trong đào tạo nghề; phát huy tư duy sáng tạo, năng lực nghiên cứu ở bậc đại học”. Triển khai Chương trình hành động số 05-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, ngành GD-ĐT đã tích cực đưa Nghị quyết vào cuộc sống và đạt được một số kết quả nhất định.
Năm học 2015-2016 là năm học đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong đổi mới các nội dung căn bản của GD-ĐT từ Trung ương đến địa phương hướng đến quyền và lợi ích của người học. Tập trung nâng chất hoạt động dạy và học, Sở GD-ĐT ban hành nhiều hướng dẫn chuyên môn theo tinh thần đổi mới như: giao quyền chủ động, linh hoạt và sáng tạo cho các cơ sở giáo dục, tăng cường tự chủ và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện đặc thù của địa phương, đơn vị; quan tâm đến vùng dân tộc, học sinh khuyết tật; tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học, coi trọng đánh giá quá trình để giúp đỡ về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của học sinh...
Các hoạt động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với các cuộc vận động của ngành đã từng bước giải quyết thiết thực yêu cầu giáo dục nhân cách, trách nhiệm của học sinh như: lễ chào cờ phải nghiêm túc, trang trọng; kể chuyện về Bác Hồ; phát thanh học đường; tìm hiểu truyền thống; pháp luật; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; hoạt động giáo dục kỹ năng sống, định hướng nghề, kỹ năng thực hành, xây dựng các quy tắc ứng xử văn hóa cho giáo viên và học sinh; quan tâm giáo dục học sinh thái độ lễ phép đối với người lớn, thầy cô, cha mẹ; rèn luyện thói quen biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi...; tổ chức các hội thi văn hóa, văn nghệ, thể thao cho học sinh tham gia giúp các em trong việc rèn luyện tinh thần, thể chất, thẩm mỹ.
Quy mô trường lớp được điều chỉnh hợp lý hơn ở các cấp học, sắp xếp lại hệ thống các trường tiểu học quy mô nhỏ đảm bảo cự ly vừa phải, hợp lý tạo điều kiện để học sinh đi học; hoàn thiện hệ thống các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, góp phần phát triển phong trào xã hội học tập ở khắp các địa phương. Xúc tiến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất dạy học, tiến tới khắc phục tình trạng trì trệ trong tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đa dạng hóa các ngành nghề, hình thức đào tạo ở các trường nghề gắn với bảo đảm chất lượng đào tạo; giáo dục sau phổ thông định hướng phù hợp với yêu cầu cung ứng và quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương, tạo động lực lớn cho mục tiêu phân luồng học sinh.
Công tác thanh kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh hạn chế thiếu sót ở cơ sở. Qua đó, đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định, hướng dẫn chưa phù hợp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GD-ĐT.
Nhiều mô hình mới về GD-ĐT được triển khai, đã tạo cơ hội để cán bộ quản lý, giáo viên tiếp cận với phương thức thực hiện mục tiêu đổi mới. Cụ thể, người dạy chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề (chủ đề) dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề kiến thức tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, phát huy tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; làm quen với hình thức tập huấn, bồi dưỡng, học tập và quản lý sinh hoạt chuyên môn qua mạng. Đồng thời, có giải pháp thu hút phía gia đình và cộng đồng tích cực tham gia cùng nhà trường thực hiện chức năng giáo dục.
Năm học 2015-2016, có thể đánh giá tổng thể ngành là GD-ĐT tỉnh nhà đã triển khai thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm đề ra, bước đầu chuyển mình vào cuộc đổi mới căn bản và toàn diện với mục tiêu được xác định nhất quán.
Trước thềm năm học 2016- 2017, trong bối cảnh chung của tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và xu thế hội nhập, cạnh tranh song hành, ngành GD-ĐT đứng trước những thời cơ và khó khăn thách thức đan xen. Song mục tiêu nhất quán trong đổi mới, nhiệm vụ cụ thể để đổi mới đã được Đảng lãnh đạo xác định, do đó toàn ngành GD-ĐT quyết tâm triển khai và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, từng bước vững chắc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT theo nội dung Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra./.
TRẦN THỊ NGỌC DIỄM
Nâng cao kiến thức, tay nghề chuyên sâu và tác phong công nghiệp trong đào tạo nghề; phát huy tư duy sáng tạo, năng lực nghiên cứu ở bậc đại học”. Triển khai Chương trình hành động số 05-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, ngành GD-ĐT đã tích cực đưa Nghị quyết vào cuộc sống và đạt được một số kết quả nhất định.
Năm học 2015-2016 là năm học đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong đổi mới các nội dung căn bản của GD-ĐT từ Trung ương đến địa phương hướng đến quyền và lợi ích của người học. Tập trung nâng chất hoạt động dạy và học, Sở GD-ĐT ban hành nhiều hướng dẫn chuyên môn theo tinh thần đổi mới như: giao quyền chủ động, linh hoạt và sáng tạo cho các cơ sở giáo dục, tăng cường tự chủ và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện đặc thù của địa phương, đơn vị; quan tâm đến vùng dân tộc, học sinh khuyết tật; tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học, coi trọng đánh giá quá trình để giúp đỡ về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của học sinh...
Các hoạt động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với các cuộc vận động của ngành đã từng bước giải quyết thiết thực yêu cầu giáo dục nhân cách, trách nhiệm của học sinh như: lễ chào cờ phải nghiêm túc, trang trọng; kể chuyện về Bác Hồ; phát thanh học đường; tìm hiểu truyền thống; pháp luật; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; hoạt động giáo dục kỹ năng sống, định hướng nghề, kỹ năng thực hành, xây dựng các quy tắc ứng xử văn hóa cho giáo viên và học sinh; quan tâm giáo dục học sinh thái độ lễ phép đối với người lớn, thầy cô, cha mẹ; rèn luyện thói quen biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi...; tổ chức các hội thi văn hóa, văn nghệ, thể thao cho học sinh tham gia giúp các em trong việc rèn luyện tinh thần, thể chất, thẩm mỹ.
Quy mô trường lớp được điều chỉnh hợp lý hơn ở các cấp học, sắp xếp lại hệ thống các trường tiểu học quy mô nhỏ đảm bảo cự ly vừa phải, hợp lý tạo điều kiện để học sinh đi học; hoàn thiện hệ thống các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, góp phần phát triển phong trào xã hội học tập ở khắp các địa phương. Xúc tiến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất dạy học, tiến tới khắc phục tình trạng trì trệ trong tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đa dạng hóa các ngành nghề, hình thức đào tạo ở các trường nghề gắn với bảo đảm chất lượng đào tạo; giáo dục sau phổ thông định hướng phù hợp với yêu cầu cung ứng và quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương, tạo động lực lớn cho mục tiêu phân luồng học sinh.
Công tác thanh kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh hạn chế thiếu sót ở cơ sở. Qua đó, đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định, hướng dẫn chưa phù hợp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GD-ĐT.
Nhiều mô hình mới về GD-ĐT được triển khai, đã tạo cơ hội để cán bộ quản lý, giáo viên tiếp cận với phương thức thực hiện mục tiêu đổi mới. Cụ thể, người dạy chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề (chủ đề) dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề kiến thức tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, phát huy tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; làm quen với hình thức tập huấn, bồi dưỡng, học tập và quản lý sinh hoạt chuyên môn qua mạng. Đồng thời, có giải pháp thu hút phía gia đình và cộng đồng tích cực tham gia cùng nhà trường thực hiện chức năng giáo dục.
Năm học 2015-2016, có thể đánh giá tổng thể ngành là GD-ĐT tỉnh nhà đã triển khai thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm đề ra, bước đầu chuyển mình vào cuộc đổi mới căn bản và toàn diện với mục tiêu được xác định nhất quán.
Trước thềm năm học 2016- 2017, trong bối cảnh chung của tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và xu thế hội nhập, cạnh tranh song hành, ngành GD-ĐT đứng trước những thời cơ và khó khăn thách thức đan xen. Song mục tiêu nhất quán trong đổi mới, nhiệm vụ cụ thể để đổi mới đã được Đảng lãnh đạo xác định, do đó toàn ngành GD-ĐT quyết tâm triển khai và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, từng bước vững chắc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT theo nội dung Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra./.
TRẦN THỊ NGỌC DIỄM
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo