Ngành Giáo dục và Đào tạo An Giang thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19
- Được đăng: Thứ ba, 22 Tháng 2 2022 14:55
- Lượt xem: 1496
(TUAG)- Cho đến nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ. Trước bối cảnh đó, ngành Giáo dục và Đào tạo An Giang đã có những giải pháp cố gắng hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới Ngành, từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.
Bước vào năm học 2021-2022, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhưng được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp nhiệt tình, hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể, địa phương, sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục đã huy động đạt trên 400.000 học sinh các cấp học ra lớp, nâng tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt khá cao (mẫu giáo 73,5%; tiểu học 100%; THCS 98,2%; THPT 67,91%). Để tổ chức các hoạt động năm học mới được chủ động, Ngành đã tham mưu với UBND tỉnh triển khai các phương án đảm bảo thích ứng với từng cấp độ phức tạp của dịch bệnh COVID-19.
Ghi hình giáo viên tiểu học hướng dẫn học trực tuyến và ôn tập kiến thức cấp tiểu học
Thực hiện chủ trương “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, việc học tập trực tuyến, học qua truyền hình đã được Ngành cân nhắc áp dụng. Toàn bộ học kỳ I năm học 2021-2022 đã triển khai bằng hình thức học trực tuyến đối với tất cả các cấp học phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, ngoài ra Ngành cũng triển khai các hình thức dạy học linh hoạt khác, trong đó có việc phối hợp dạy qua truyền hình, MyTV và ghi lại video bài dạy để gửi cho học sinh. Các giải pháp nhằm bảo đảm mục tiêu chất lượng cũng được Ngành quan tâm, nhiều buổi họp trực tiếp đến tận giáo viên đứng lớp, yêu cầu các đơn vị cố gắng phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp dạy học (nắm hoàn cảnh gia đình từng học sinh, lựa chọn nội dung cốt lõi để cung cấp, sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, không tạo áp lực cho học sinh...), đồng thời đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình học trực tuyến (như hướng dẫn học sinh cách sử dụng thiết bị, dụng cụ học tập để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện, tư thế ngồi, không gian, địa điểm học để đảm bảo sức khỏe, tâm lý và chất lượng học tập...).
Khó khăn đặt ra trong lúc này là toàn tỉnh có 77.918 học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến, trong đó có 5.664 học sinh thuộc hộ nghèo, 11.107 học sinh hộ cận nghèo và nhiều học sinh khó khăn hoặc gia đình thuộc diện chính sách khác. Sau nhiều nỗ lực của gia đình học sinh, sự hỗ trợ từ nhà trường và các tổ chức, cá nhân, đến hiện tại số học sinh còn thiếu thiết bị toàn tỉnh là 39.719. Ngành đang tổ chức mua sắm thiết bị, phân bổ đến các học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các cấp học, để các em có đủ phương tiện để học tập…
Theo đánh giá, nhiều học sinh đã khá thích ứng với việc học qua truyền hình, internet. Tuy nhiên, hình thức trực tuyến chủ yếu phù hợp với học sinh trung học cơ sở, THPT ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Đối với học sinh cấp tiểu học và học sinh ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hình thức học trực tuyến còn gặp nhiều thách thức.
Phát biểu tại Hội nghị Báo cáo viên thường kỳ tháng 02/2022 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức, đồng chí Trần Thị Ngọc Diễm - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Qua thời gian áp dụng hình thức dạy học gián tiếp trong tình hình ứng phó với dịch bệnh, phải nói rằng việc dạy học linh hoạt là yêu cầu tất yếu mà Ngành cần phải thích nghi trong điều kiện học sinh không thể đến trường do dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Mặc dù các hình thức dạy học linh hoạt này không thể nào đạt chất lượng bằng dạy học trực tiếp, nhất là đối với học sinh tiểu học. Tuy nhiên, ngay cả trong điều kiện sắp tới học sinh có thể đi học trở lại thì Ngành vẫn chuẩn bị sẵn phương án tổ chức dạy học song song hoặc dự phòng trong tình huống dịch bệnh lại bùng phát; trên cơ sở bảo đảm tất cả điều kiện cho các em được tiếp tục việc học trong điều kiện có thể sẽ khó khăn, phức tạp hơn, song song với việc tăng cường các giải pháp hỗ trợ hạn chế những tác động tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe của học sinh, giáo viên cùng với các giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp”.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác chuẩn bị đón học sinh đi học trực tiếp tại trường THCS Quản Cơ Thành, huyện Châu Thành. Ảnh: Trúc Phương.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chủ trương cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 của tỉnh đến trường học trực tiếp kể từ 14/02/2022, do các em ở lứa tuổi này đã được tiêm vắc-xin mũi 2. Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, nhằm đảm bảo mục tiêu kép của năm học là vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa kiên trì chất lượng giáo dục và đào tạo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã thống nhất chủ trương cho học sinh lớp 6 và học sinh bậc tiểu học trở lại trường học trực tiếp từ ngày 21/2/2022. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố tổ chức đón các em trở lại trường bảo đảm các điều kiện tiêu chí an toàn tuyệt đối về phòng, chống dịch COVID-19, đã nhận được sự đồng thuận cao của phụ huynh, học sinh.
Để chuẩn bị các điều kiện đảm bảo an toàn cho tổ chức dạy học trực tiếp, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế và tình hình dịch bệnh tại địa bàn tỉnh; trên cơ sở đó, phối hợp UBND các địa phương quy định, hướng dẫn tiêu chí đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp, yêu cầu các cơ sở giáo dục xây dựng phương án, kịch bản tổ chức hoạt động dạy học thích ứng với từng tình huống dịch bệnh. Tiếp tục rà soát các điều kiện đảm bảo, triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và xử lý các tình huống phát sinh kịp thời theo kịch bản đã xây dựng. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại cơ sở giáo dục. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến khích học sinh tự ăn ở nhà và mang theo nước uống; khuyến khích công chức, viên chức và người lao động di chuyển từ nhà đến cơ sở giáo dục (một con đường, 02 điểm đến) hạn chế đến những nơi đông người thật sự không cần thiết…
Các em học sinh trường THCS thị trấn Tri Tôn nô nức trở lại trường sau thời gian học trực tuyến. Ảnh: Châu Phong.
Nhiệm vụ đặt ra cho toàn ngành thời gian tới có thể nói là rất khó khăn đòi hỏi nỗ lực hết sức của toàn thể đội ngũ mới có thể đạt kết quả hoàn thành mục tiêu kép “an toàn về sức khỏe, tính mạng học sinh, giáo viên và kiên trì mục tiêu chất lượng”. Đồng chí Trần Thị Ngọc Diễm cho biết thêm: “Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương và các cơ quan liên quan trong công tác hỗ trợ các trường, hỗ trợ giáo viên, học sinh về điều kiện dạy và học; theo dõi, kiểm soát thông tin phản hồi, kịp thời có những điều chỉnh phù hợp để vừa linh hoạt ứng phó dịch bệnh, vừa hoàn thành kế hoạch năm học trong đó ưu tiên “tận dụng thời gian vàng học trực tiếp” để củng cố, nâng cao, bảo đảm chất lượng dạy và học. Phối hợp với ngành Y tế trong việc đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-xin cho học sinh theo độ tuổi qui định của ngành Y tế, cố gắng tăng độ bao phủ và đủ mũi vắc-xin trong học sinh các cấp, nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để từng bước đưa hoạt động của Ngành trở lại trạng thái bình thường mới (dạy học trực tiếp)”.
Toàn ngành đã và đang từng ngày cố gắng nỗ lực phấn đấu bằng tất cả các biện pháp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, duy trì việc kết nối giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên và phụ huynh, hướng dẫn học sinh quen dần với các hình thức dạy học linh hoạt. Trong bối cảnh dịch bệnh đang dần được kiểm soát, cuộc sống bình thường mới đang dần được xác lập, lĩnh vực kinh tế và các hoạt động xã hội sẽ dần được phục hồi thì ngành Giáo dục mới chỉ bắt đầu một chặng đường mới với những khó khăn, thách thức vẫn còn nguyên, thậm chí còn lớn hơn nữa đang chờ phía trước. Hậu quả dịch bệnh gây ra đặc biệt là những chỗ hổng về kiến thức, những tác động tâm lý, tinh thần, thể chất của học sinh… là những thứ chưa đo đếm được, ảnh hưởng lâu dài và sự khắc phục nó không phải một sớm một chiều.
Tin tưởng rằng, với sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh sẽ luôn nỗ lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vinh quang của nghề dạy học trong hoàn cảnh đặc biệt này.
Bước vào năm học 2021-2022, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhưng được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp nhiệt tình, hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể, địa phương, sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục đã huy động đạt trên 400.000 học sinh các cấp học ra lớp, nâng tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt khá cao (mẫu giáo 73,5%; tiểu học 100%; THCS 98,2%; THPT 67,91%). Để tổ chức các hoạt động năm học mới được chủ động, Ngành đã tham mưu với UBND tỉnh triển khai các phương án đảm bảo thích ứng với từng cấp độ phức tạp của dịch bệnh COVID-19.
Ghi hình giáo viên tiểu học hướng dẫn học trực tuyến và ôn tập kiến thức cấp tiểu học
Thực hiện chủ trương “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, việc học tập trực tuyến, học qua truyền hình đã được Ngành cân nhắc áp dụng. Toàn bộ học kỳ I năm học 2021-2022 đã triển khai bằng hình thức học trực tuyến đối với tất cả các cấp học phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, ngoài ra Ngành cũng triển khai các hình thức dạy học linh hoạt khác, trong đó có việc phối hợp dạy qua truyền hình, MyTV và ghi lại video bài dạy để gửi cho học sinh. Các giải pháp nhằm bảo đảm mục tiêu chất lượng cũng được Ngành quan tâm, nhiều buổi họp trực tiếp đến tận giáo viên đứng lớp, yêu cầu các đơn vị cố gắng phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp dạy học (nắm hoàn cảnh gia đình từng học sinh, lựa chọn nội dung cốt lõi để cung cấp, sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, không tạo áp lực cho học sinh...), đồng thời đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình học trực tuyến (như hướng dẫn học sinh cách sử dụng thiết bị, dụng cụ học tập để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện, tư thế ngồi, không gian, địa điểm học để đảm bảo sức khỏe, tâm lý và chất lượng học tập...).
Khó khăn đặt ra trong lúc này là toàn tỉnh có 77.918 học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến, trong đó có 5.664 học sinh thuộc hộ nghèo, 11.107 học sinh hộ cận nghèo và nhiều học sinh khó khăn hoặc gia đình thuộc diện chính sách khác. Sau nhiều nỗ lực của gia đình học sinh, sự hỗ trợ từ nhà trường và các tổ chức, cá nhân, đến hiện tại số học sinh còn thiếu thiết bị toàn tỉnh là 39.719. Ngành đang tổ chức mua sắm thiết bị, phân bổ đến các học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các cấp học, để các em có đủ phương tiện để học tập…
Theo đánh giá, nhiều học sinh đã khá thích ứng với việc học qua truyền hình, internet. Tuy nhiên, hình thức trực tuyến chủ yếu phù hợp với học sinh trung học cơ sở, THPT ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Đối với học sinh cấp tiểu học và học sinh ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hình thức học trực tuyến còn gặp nhiều thách thức.
Phát biểu tại Hội nghị Báo cáo viên thường kỳ tháng 02/2022 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức, đồng chí Trần Thị Ngọc Diễm - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Qua thời gian áp dụng hình thức dạy học gián tiếp trong tình hình ứng phó với dịch bệnh, phải nói rằng việc dạy học linh hoạt là yêu cầu tất yếu mà Ngành cần phải thích nghi trong điều kiện học sinh không thể đến trường do dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Mặc dù các hình thức dạy học linh hoạt này không thể nào đạt chất lượng bằng dạy học trực tiếp, nhất là đối với học sinh tiểu học. Tuy nhiên, ngay cả trong điều kiện sắp tới học sinh có thể đi học trở lại thì Ngành vẫn chuẩn bị sẵn phương án tổ chức dạy học song song hoặc dự phòng trong tình huống dịch bệnh lại bùng phát; trên cơ sở bảo đảm tất cả điều kiện cho các em được tiếp tục việc học trong điều kiện có thể sẽ khó khăn, phức tạp hơn, song song với việc tăng cường các giải pháp hỗ trợ hạn chế những tác động tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe của học sinh, giáo viên cùng với các giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp”.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác chuẩn bị đón học sinh đi học trực tiếp tại trường THCS Quản Cơ Thành, huyện Châu Thành. Ảnh: Trúc Phương.
Để chuẩn bị các điều kiện đảm bảo an toàn cho tổ chức dạy học trực tiếp, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế và tình hình dịch bệnh tại địa bàn tỉnh; trên cơ sở đó, phối hợp UBND các địa phương quy định, hướng dẫn tiêu chí đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp, yêu cầu các cơ sở giáo dục xây dựng phương án, kịch bản tổ chức hoạt động dạy học thích ứng với từng tình huống dịch bệnh. Tiếp tục rà soát các điều kiện đảm bảo, triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và xử lý các tình huống phát sinh kịp thời theo kịch bản đã xây dựng. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại cơ sở giáo dục. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến khích học sinh tự ăn ở nhà và mang theo nước uống; khuyến khích công chức, viên chức và người lao động di chuyển từ nhà đến cơ sở giáo dục (một con đường, 02 điểm đến) hạn chế đến những nơi đông người thật sự không cần thiết…
Các em học sinh trường THCS thị trấn Tri Tôn nô nức trở lại trường sau thời gian học trực tuyến. Ảnh: Châu Phong.
Toàn ngành đã và đang từng ngày cố gắng nỗ lực phấn đấu bằng tất cả các biện pháp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, duy trì việc kết nối giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên và phụ huynh, hướng dẫn học sinh quen dần với các hình thức dạy học linh hoạt. Trong bối cảnh dịch bệnh đang dần được kiểm soát, cuộc sống bình thường mới đang dần được xác lập, lĩnh vực kinh tế và các hoạt động xã hội sẽ dần được phục hồi thì ngành Giáo dục mới chỉ bắt đầu một chặng đường mới với những khó khăn, thách thức vẫn còn nguyên, thậm chí còn lớn hơn nữa đang chờ phía trước. Hậu quả dịch bệnh gây ra đặc biệt là những chỗ hổng về kiến thức, những tác động tâm lý, tinh thần, thể chất của học sinh… là những thứ chưa đo đếm được, ảnh hưởng lâu dài và sự khắc phục nó không phải một sớm một chiều.
Tin tưởng rằng, với sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh sẽ luôn nỗ lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vinh quang của nghề dạy học trong hoàn cảnh đặc biệt này.
Nguyễn Lam