Thực tiễn - kinh nghiệm
Phú Vĩnh đẩy mạnh đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
- Được đăng: Thứ sáu, 03 Tháng 11 2017 14:42
- Lượt xem: 3131
(TGAG)- Trong những năm qua, kinh tế xã Phú Vĩnh tiếp tục phát triển không ngừng, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, các chế độ an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Địa phương cũng đang khẩn trương hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu để về đích nông thôn mới vào cuối năm 2017. Để đạt được những kết quả đó thì một trong những giải pháp quan trọng mà Phú Vĩnh đặc biệt quan tâm là công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT).
Đối với xã thuần nông như Phú Vĩnh, với phần lớn dân số sống bằng nghề nông và chưa qua đào tạo, thì công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm có vị trí đặc biệt quan trọng, Trong những năm qua Phú Vĩnh luôn đưa công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vào Nghị quyết và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Ông Lê Thanh Tùng - PCT UBND xã Phú Vĩnh nhấn mạnh: “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT, là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy kinh tế xã hội Phú Vĩnh phát triển theo hướng bền vững. Công tác này không chỉ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao năng suất, chất lượng lao động, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo mà còn hạn chế đến mức thấp nhất các vấn đề về tệ nạn xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.
Để thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được hiệu quả cao, Phú Vĩnh đã phố hợp chặt chẽ với Trường trung cấp nghề Thị xã Tân Châu chủ động điều tra, rà soát, tổng số người trong độ tuổi lao động, nhu cầu việc làm của người lao động cũng như của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài địa bàn. Trong đó, chú trọng xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng, gắn hiệu quả đào tạo với công tác giải quyết việc làm; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phối hợp với các hội đoàn thể tư vấn, vận động hội viên, đoàn viên tham gia học nghề bằng nhiều hình thức để người lao động có thể lựa chọn học nghề phù hợp với trình độ, hoàn cảnh gia đình nhằm cải thiện kinh tế, nâng cao thu nhập.
Ông Nguyễn Hồng Phúc, Trưởng phòng Dạy nghề - Trường trung cấp nghề Thị xã Tân Châu cho biết: “Thông qua các lớp đào tạo nghề, học viên sẽ tiếp cận được kiến thức mới về lĩnh vực mình đào tạo, từ đó có thể làm tại chỗ hoặc tự tạo việc làm, có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình. Đối với các lớp dạy nghề nông nghiệp, sau khi học xong, học viên biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế - xã hội cũng như đẩy mạnh tiến độ hoàn thanh các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.
Với tổng cộng 11.889 nhân khẩu trong đó có 8.057 người trong độ tuổi lao động, Phú Vĩnh chú trọng công tác đào tạo nghề hướng đến từng nhóm đối tượng cụ thể như: lao động nhàn rỗi, lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đối tượng phụ nữ, lao động lớn tuổi, lao động cần nâng cao tay nghề… để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp, cũng như đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các cơ sở trong và ngoài địa bàn.
Trong năm 2016 và 9 tháng đầu năm 2017, Phú Vĩnh đã mở 25 lớp nghề cho 890 lao động tại địa phương, gồm 21 lớp các nghề nông nghiệp và 4 lớp phi nông nghiệp. Đối với các lớp nghề nông nghiệp như: chăn nuôi bò, trồng rau an toàn, trồng lúa - nếp, các lớp theo chương trình IPM ngày càng được chú trọng về chất lượng, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, giúp bà con giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận. Đối với các lớp dạy nghề phi nông nghiệp như: Đan võng, may công nghiệp, xây dựng dân dụng… Phú Vĩnh chú trọng đào tạo nghề hướng theo từng nhóm đối tượng cụ thể, đồng thời gắn với công tác giải quyết việc làm tại nhà hoặc giới thiệu cho các cơ sở cần lao động tại địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để lao động nhàn rỗi có việc làm phù hợp.
Tại các lớp may công nghiệp, các học viên được đào tạo các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao; thông thạo việc vận hành, bảo trì, sửa chữa những hỏng hóc thông thường của các loại máy. Làm quen với đường may cơ bản đến việc tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của cơ sở, các doanh nghiệp. Từ đó sẽ là nguồn lao động chất lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc theo phong cách công nghiệp, hiện đại.
Những lao động may công nghiệp sau khi được đào tạo có thể lựa chọn làm việc tại các cơ sở may trên địa bàn như Nam Khang, Hồng Nhân, hoặc các công ty may ngoài địa bàn với thu nhập ổn định từ 150 đến 200 nghìn đồng/ngày tùy theo tay nghề. Riêng đối với ngành nghề chưa có cơ sở cụ thể như xây dựng dân dụng, hiện nay Phú Vĩnh cũng đã có gần 10 đội, mỗi đội từ 4-5 thợ có việc làm ổn định, thu nhập của thợ chính từ 200 đến 250 nghìn đồng/ngày công, thợ phụ cũng có thu nhập xấp xỉ 150 nghìn đồng/ngày công. Sau khi hoàn thành khóa học xây dựng dân dụng, học viên Lê Văn Tèo phấn khởi: “Hồi trước thì đi làm phụ hồ, bây giờ nói chung ra anh em ở đây tổ chức cuộc dạy nghề, có được cái bằng thì nói chung rất là mừng, dễ xin việc làm được. về cuộc dạy nghề ở đây thì nói chung ra nó đem lại lợi ích cho bà con rất là nhiều, ai cũng mừng hết. Về đây được dạy miễn phí nè, rồi có bằng cấp, dễ xin việc làm nữa”.
Song song với công tác đào tạo nghề, Phú Vĩnh phối hợp với Ngân Hàng Chính Sách tạo điều kiện hỗ trợ về vốn vay để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tính đến thời điểm hiện nay, địa phương đã giải ngân được tổng cộng hơn 6 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ cho hộ nghèo là 2,3 tỷ đồng; hộ cận nghèo 2,4 tỷ đồng, hộ thoát nghèo 600 triệu để phát triển kinh tế chăn nuôi, mua bán, hỗ trợ vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm 600 triệu đồng, giải ngân 174 triệu đồng, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia xuất khẩu lao động.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể, gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Hiện nay, số người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn xã Phú Vĩnh là 7.287/8.057 người, đạt 90.44%. Trong đó, số lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo, được cấp văn bằng chứng chỉ có hộ khẩu thường trú và làm việc tại địa phương là 890/3455 người, đạt 25.75%. Hoàn thành yêu cầu tiêu chí 12 về 90% lao động có việc làm và chỉ tiêu 14.3 về 25% tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại Phú Vĩnh với nhiều ngành nghề được đào tạo đã phát huy hiệu quả rõ rệt, từ đó thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Trung bình mỗi năm, thu nhập bình quân đầu người ở Phú Vĩnh tăng từ 3-4 triệu đồng. Đến nay, mức thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 37 triệu đồng, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Số hộ nghèo theo chuẩn mới ở Phú Vĩnh đã giảm từ 185 hộ năm 2016 tỷ lệ 6,22% chỉ còn 87 hộ với tỷ lệ 2,96%. Hoàn thành tiêu chí 10 về thu nhập và tiêu chí 11 về tỷ lệ hộ nghèo đa chiều <4% trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Vui mừng sau khi có việc làm, cải thiện thu nhập, gia đình thoát nghèo, em Lê Thị Thúy Kiều - ấp Phú Hưng bày tỏ: “Trước đây gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo trong xã, khi địa phương tổ chức các lớp dạy nghề và giải quyết việc làm, gia đình tôi đã tham gia 2 người, hiện nay tôi cũng đã có công việc ổn định, thu nhập được cải thiện và đã thoát nghèo. Trong thời gian tới, tôi cũng mong muốn chính quyền địa phương mở thêm nhiều lớp dạy nghề, cũng như hỗ trợ thêm về vốn để lao động nhàn rỗi ở nông thôn có việc làm ổn định”.
Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn giúp cơ cho cơ cấu nền kinh tế xã Phú Vĩnh có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, đặc biệt mũi nhọn thương mại - dịch vụ có bước tiến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế toàn xã. Theo số liệu thống kê từ phòng Lao động - Thương binh - Xã hội thị xã, trong tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn xã Phú Vĩnh, có 1.481 lao động đang làm việc ở lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, chiếm 42,98%, 1.272 lao động ở lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 39,91%, và 693 lao động ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm 20,11%.
Để công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong thời gian tới ngày càng đạt hiệu quả, ông Lê Thanh Tùng - PCT UBND xã Phú Vĩnh cho biết thêm: Trong thời gian tới, Phú Vĩnh tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của toàn xã hội về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT; khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề, xây dựng kế hoạch mở lớp và tổ chức đào tạo gắn gắn đào tạo với giải quyết việc làm phù hợp với nhu cầu thực tiễn, và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Có thể thấy rằng, thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn không chỉ giúp cho đời sống của người dân trên địa bàn xã Phú Vĩnh ngày càng được nâng cao, thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng khởi sắc mà còn giúp địa phương hoàn thành nhiều tiêu chí, chỉ tiêu trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đồng thời góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Phú Vĩnh phát triển theo hướng hiện đại, bền vững./.
Đối với xã thuần nông như Phú Vĩnh, với phần lớn dân số sống bằng nghề nông và chưa qua đào tạo, thì công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm có vị trí đặc biệt quan trọng, Trong những năm qua Phú Vĩnh luôn đưa công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vào Nghị quyết và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Ông Lê Thanh Tùng - PCT UBND xã Phú Vĩnh nhấn mạnh: “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT, là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy kinh tế xã hội Phú Vĩnh phát triển theo hướng bền vững. Công tác này không chỉ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao năng suất, chất lượng lao động, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo mà còn hạn chế đến mức thấp nhất các vấn đề về tệ nạn xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.
Để thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được hiệu quả cao, Phú Vĩnh đã phố hợp chặt chẽ với Trường trung cấp nghề Thị xã Tân Châu chủ động điều tra, rà soát, tổng số người trong độ tuổi lao động, nhu cầu việc làm của người lao động cũng như của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài địa bàn. Trong đó, chú trọng xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng, gắn hiệu quả đào tạo với công tác giải quyết việc làm; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phối hợp với các hội đoàn thể tư vấn, vận động hội viên, đoàn viên tham gia học nghề bằng nhiều hình thức để người lao động có thể lựa chọn học nghề phù hợp với trình độ, hoàn cảnh gia đình nhằm cải thiện kinh tế, nâng cao thu nhập.
Ông Nguyễn Hồng Phúc, Trưởng phòng Dạy nghề - Trường trung cấp nghề Thị xã Tân Châu cho biết: “Thông qua các lớp đào tạo nghề, học viên sẽ tiếp cận được kiến thức mới về lĩnh vực mình đào tạo, từ đó có thể làm tại chỗ hoặc tự tạo việc làm, có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình. Đối với các lớp dạy nghề nông nghiệp, sau khi học xong, học viên biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế - xã hội cũng như đẩy mạnh tiến độ hoàn thanh các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.
Với tổng cộng 11.889 nhân khẩu trong đó có 8.057 người trong độ tuổi lao động, Phú Vĩnh chú trọng công tác đào tạo nghề hướng đến từng nhóm đối tượng cụ thể như: lao động nhàn rỗi, lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đối tượng phụ nữ, lao động lớn tuổi, lao động cần nâng cao tay nghề… để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp, cũng như đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các cơ sở trong và ngoài địa bàn.
Trong năm 2016 và 9 tháng đầu năm 2017, Phú Vĩnh đã mở 25 lớp nghề cho 890 lao động tại địa phương, gồm 21 lớp các nghề nông nghiệp và 4 lớp phi nông nghiệp. Đối với các lớp nghề nông nghiệp như: chăn nuôi bò, trồng rau an toàn, trồng lúa - nếp, các lớp theo chương trình IPM ngày càng được chú trọng về chất lượng, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, giúp bà con giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận. Đối với các lớp dạy nghề phi nông nghiệp như: Đan võng, may công nghiệp, xây dựng dân dụng… Phú Vĩnh chú trọng đào tạo nghề hướng theo từng nhóm đối tượng cụ thể, đồng thời gắn với công tác giải quyết việc làm tại nhà hoặc giới thiệu cho các cơ sở cần lao động tại địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để lao động nhàn rỗi có việc làm phù hợp.
Tại các lớp may công nghiệp, các học viên được đào tạo các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao; thông thạo việc vận hành, bảo trì, sửa chữa những hỏng hóc thông thường của các loại máy. Làm quen với đường may cơ bản đến việc tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của cơ sở, các doanh nghiệp. Từ đó sẽ là nguồn lao động chất lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc theo phong cách công nghiệp, hiện đại.
Những lao động may công nghiệp sau khi được đào tạo có thể lựa chọn làm việc tại các cơ sở may trên địa bàn như Nam Khang, Hồng Nhân, hoặc các công ty may ngoài địa bàn với thu nhập ổn định từ 150 đến 200 nghìn đồng/ngày tùy theo tay nghề. Riêng đối với ngành nghề chưa có cơ sở cụ thể như xây dựng dân dụng, hiện nay Phú Vĩnh cũng đã có gần 10 đội, mỗi đội từ 4-5 thợ có việc làm ổn định, thu nhập của thợ chính từ 200 đến 250 nghìn đồng/ngày công, thợ phụ cũng có thu nhập xấp xỉ 150 nghìn đồng/ngày công. Sau khi hoàn thành khóa học xây dựng dân dụng, học viên Lê Văn Tèo phấn khởi: “Hồi trước thì đi làm phụ hồ, bây giờ nói chung ra anh em ở đây tổ chức cuộc dạy nghề, có được cái bằng thì nói chung rất là mừng, dễ xin việc làm được. về cuộc dạy nghề ở đây thì nói chung ra nó đem lại lợi ích cho bà con rất là nhiều, ai cũng mừng hết. Về đây được dạy miễn phí nè, rồi có bằng cấp, dễ xin việc làm nữa”.
Song song với công tác đào tạo nghề, Phú Vĩnh phối hợp với Ngân Hàng Chính Sách tạo điều kiện hỗ trợ về vốn vay để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tính đến thời điểm hiện nay, địa phương đã giải ngân được tổng cộng hơn 6 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ cho hộ nghèo là 2,3 tỷ đồng; hộ cận nghèo 2,4 tỷ đồng, hộ thoát nghèo 600 triệu để phát triển kinh tế chăn nuôi, mua bán, hỗ trợ vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm 600 triệu đồng, giải ngân 174 triệu đồng, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia xuất khẩu lao động.
Với nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể, gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Hiện nay, số người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn xã Phú Vĩnh là 7.287/8.057 người, đạt 90.44%. Trong đó, số lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo, được cấp văn bằng chứng chỉ có hộ khẩu thường trú và làm việc tại địa phương là 890/3455 người, đạt 25.75%. Hoàn thành yêu cầu tiêu chí 12 về 90% lao động có việc làm và chỉ tiêu 14.3 về 25% tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại Phú Vĩnh với nhiều ngành nghề được đào tạo đã phát huy hiệu quả rõ rệt, từ đó thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Trung bình mỗi năm, thu nhập bình quân đầu người ở Phú Vĩnh tăng từ 3-4 triệu đồng. Đến nay, mức thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 37 triệu đồng, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Số hộ nghèo theo chuẩn mới ở Phú Vĩnh đã giảm từ 185 hộ năm 2016 tỷ lệ 6,22% chỉ còn 87 hộ với tỷ lệ 2,96%. Hoàn thành tiêu chí 10 về thu nhập và tiêu chí 11 về tỷ lệ hộ nghèo đa chiều <4% trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Vui mừng sau khi có việc làm, cải thiện thu nhập, gia đình thoát nghèo, em Lê Thị Thúy Kiều - ấp Phú Hưng bày tỏ: “Trước đây gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo trong xã, khi địa phương tổ chức các lớp dạy nghề và giải quyết việc làm, gia đình tôi đã tham gia 2 người, hiện nay tôi cũng đã có công việc ổn định, thu nhập được cải thiện và đã thoát nghèo. Trong thời gian tới, tôi cũng mong muốn chính quyền địa phương mở thêm nhiều lớp dạy nghề, cũng như hỗ trợ thêm về vốn để lao động nhàn rỗi ở nông thôn có việc làm ổn định”.
Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn giúp cơ cho cơ cấu nền kinh tế xã Phú Vĩnh có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, đặc biệt mũi nhọn thương mại - dịch vụ có bước tiến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế toàn xã. Theo số liệu thống kê từ phòng Lao động - Thương binh - Xã hội thị xã, trong tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn xã Phú Vĩnh, có 1.481 lao động đang làm việc ở lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, chiếm 42,98%, 1.272 lao động ở lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 39,91%, và 693 lao động ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm 20,11%.
Để công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong thời gian tới ngày càng đạt hiệu quả, ông Lê Thanh Tùng - PCT UBND xã Phú Vĩnh cho biết thêm: Trong thời gian tới, Phú Vĩnh tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của toàn xã hội về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT; khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề, xây dựng kế hoạch mở lớp và tổ chức đào tạo gắn gắn đào tạo với giải quyết việc làm phù hợp với nhu cầu thực tiễn, và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Có thể thấy rằng, thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn không chỉ giúp cho đời sống của người dân trên địa bàn xã Phú Vĩnh ngày càng được nâng cao, thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng khởi sắc mà còn giúp địa phương hoàn thành nhiều tiêu chí, chỉ tiêu trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đồng thời góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Phú Vĩnh phát triển theo hướng hiện đại, bền vững./.
Bài, ảnh: P.Thọ - V.Phô