Thực tiễn - kinh nghiệm
Làng nghề truyền thống giải quyết việc làm ở huyện Chợ Mới
- Được đăng: Thứ bảy, 30 Tháng 4 2016 12:23
- Lượt xem: 3689
(TGAG)- Việc phát triển làng nghề ở nông thôn, từ lâu được huyện Chợ Mới xác định là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người lao động. Với sự hỗ trợ của cấp trên, tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền, cùng lợi thế làng nghề có truyền thống cách đây gần hai thế kỷ, Long Điền A, huyện Chợ Mới đã tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế qua thương hiệu nghề Mộc truyền thống Chợ Thủ.
Là xã có 4.100 hộ dân, với 16.500 nhân khẩu, số người trong độ tuổi lao động trên 10.100 người, trong đó số lao động sống bằng nghề mộc truyền thống chiếm tỷ lệ 24,6%. Nghề làm mộc Chợ Thủ chủ yếu là “cha truyền con nối”, với 3 nhóm nghề chính: nghề tiện, chạm trỗ và trang trí nội thất, tập trung nhiều nhất tại 04 ấp: Long Thuận 1, Long Thuận 2, Long Định và Long Bình. Sau này một bộ phận lao động được cử đi học nâng cao tay nghề qua các lớp đào tạo, bổ sung chứng chỉ nghề, sơ cấp nghề chuyên môn do Trường Trung cấp nghề của huyện phối hợp cùng xã Long Điền A, Trung tâm khuyến công tỉnh An Giang tổ chức cũng như tham quan, học tập tại các cơ sở mộc trong và ngoài tỉnh. Những người thợ nơi đây dần tạo nên những sản phẩm rất đẹp và chất lượng cao cung ứng cho thị trường: Long Xuyên, Châu Đốc hay đến các tỉnh khác như Vĩnh Long, Trà Vinh thậm chí đến tận thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội và Campuchia,… Để làm ra được sản phẩm đẹp mắt, gỗ phải qua nhiều công đoạn, công phu phức tạp: Cưa xẻ, cắt theo quy cách sản phẩm, bào láng, lấy kích thước, vào khung từng loại, đổ mực trên gỗ, vẽ, chạm, lắp ráp, sơn, gắn khóa,… Những tấm gỗ lớn qua bàn tay người nghệ nhân khéo léo, sáng tạo trong từng hình mẫu, tỷ mỹ trong việc tạo độ bóng, bền của gỗ, trở thành những chiếc xuồng ba lá, năm lá, những chiếc tủ giường, bàn và ghế dài trong các phòng hội nghị; những phiến gỗ nhỏ hơn cũng trở thành các loại tủ nhỏ để quần áo, chén bát, giá đỡ, khay đựng,… ngay cả những khúc gỗ nhỏ cong queo, sần sùi có khi chỉ là gốc cây, cành cây – không giá trị nhưng khi đến tay những người thợ, cũng hóa thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tuyệt đẹp như: tượng Phật, các vị tiên, tứ linh (long, lân, quy, phượng), các con vật nuôi trong nhà (trâu, lợn, gà), câu đối,… làm cho những phiến gỗ vô tri đã được người thợ thổi hồn làm cho sống động, phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn, đồ dùng sinh hoạt của người dân khắp nơi.
Ông Trần Minh Đoàn, Đại diện làng nghề mộc Chợ Thủ, Long Điền A, cho biết: “Ở trong làng nghề hiện nay cơ sở lớn, nhỏ là 100 nhưng tham gia làng nghề thì đông, bởi một số hộ ra làm hình thức gia đình. Có mấy cơ sở phát triển như: cơ sở Minh Tú quy mô mở rộng, có nhà trưng bày, cơ sở Đông Trường, cơ sở Thanh Hòa,… Lao động ở cơ sở không nhiều, ở đây 1 cơ sở chỉ 10 lao động trở lại, ngoài hàng hóa do cơ sở làm ra, người ta đặt các cơ sở nhỏ do không có nhà trưng bày, không điều kiện bán hàng, lấy hàng hóa đem về cơ sở mình, do đó quy mô hàng hóa tại các cơ sở này lớn lắm, nhiều lắm”.
Đời sống người dân được nâng cao, kèm theo đó thị hiếu về cái đẹp cũng nâng tầm, xu hướng trang trí nội thất gia đình bằng gỗ theo đó cũng lên ngôi, nhất là gỗ chạm trổ công phu, điệu nghệ bằng đôi tay người thợ thủ công. Nhờ đó, sức sống của làng nghề mộc Chợ Thủ - Long Điền A luôn bền vững với thời gian. Chạy dọc tuyến đường Tỉnh lộ 942 từ thị trấn Mỹ Luông dài đến Chợ Thủ không vắng những âm thanh tiếng đục gỗ, tiếng mài, cưa và mùi thơm của gỗ, của nước sơn… Hai bên đường, gỗ chất cao, rồi sản phẩm tủ và bàn ghế nhiều chủng loại trưng bày bắt mắt thu hút mọi ánh nhìn của người đi đường, khách tham quan. Độc đáo hơn với sản phẩm trang trí nội thất theo bản vẽ có chạm khắc, mỗi cơ sở hoàn toàn không sử dụng hình mẫu của cơ sở khác mà từng nghệ nhân vẽ, chạm khắc phải nhập tâm, thật khéo léo, tỉ mỉ trong từng nhát búa. Có như thế, sản phẩm mộc mới tiêu thụ mạnh và góp phần giải quyết việc làm thường xuyên trên 2.500 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Một trong các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tại làng nghề mộc Chợ Thủ là cơ sở Tấn Tài. Từ một cơ sở nhỏ cách đây 10 năm, lúc đầu chỉ có vài lao động, thiếu vốn đầu tư máy móc, tiêu thụ sản phẩm khó khăn,… Nhưng từ lúc nhận được sự đầu tư của nhà nước, mua sắm máy móc, sự hỗ trợ của làng nghề mộc, mở rộng thị trường nên cơ sở Tấn Tài phát triển “ăn nên làm ra”, với phong phú các sản phẩm làm từ gỗ: cửa, cầu thang, bàn phấn, quầy bếp, tủ đóng tường, giường ngủ đến chạm khắc bông hoa, điêu khắc hoa văn tại các đình chùa,… góp phần vào việc giải quyết việc làm cho 10 lao động có thu nhập ổn định hàng tháng. Anh Bùi Văn Tấn Tài, Chủ cơ sở Tấn Tài chia sẻ: “Cái nghề mộc mình thấy cũng ổn định, tất cả các trai tráng kể cả phụ nữ làm chạm khắc gỗ, người thanh niên thì làm nghề mộc, cũng tạo công ăn chuyện làm, cũng nuôi sống bản thân và gia đình, cũng ổn định thành ra người ta cũng theo nghề rất nhiều. Ví dụ bình quân một ngày thợ có tay nghề dở thì 170 ngàn đồng, thợ giỏi thì một ngày 220 ngàn đồng hoặc 210 ngàn đồng”.
Còn anh Phạm Văn Phú, ở ấp Long Thuận 2, xã Long Điền A, có thâm niên 20 năm trong nghề - đang tham gia lao động tại cơ sở Tấn Tài cho biết: Nhờ nghề này mà anh có vốn liếng xây dựng được căn nhà khang trang, mua sắm các vật dụng thiết yếu trong gia đình, nào là tivi, xe máy, tủ lạnh,… đến việc dạy dỗ, chăm sóc cho 02 con đang ở tuổi ăn, tuổi học đều thuận lợi. Hiện con lớn đang học lớp 6 và đứa nhỏ đang học lớp 2, đều là những học sinh khá, giỏi của trường. Anh tâm sự: “Một ngày làm 8 tiếng, sáng từ 7 giờ vô làm tới 11 giờ, chiều thì 1 giờ đến 5 giờ. Theo như mình nghĩ, nghề mộc thì cũng vừa đủ trang trải trong gia đình, cuộc sống cũng ổn định, bình quân thu nhập một tháng cũng được hơn 6 triệu”.
Đặc biệt từ khi được UBND tỉnh An Giang công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2006. Làng nghề mộc Chợ Thủ, xã Long Điền A đã được cấp trên đầu tư kéo điện 3 pha cho làng nghề hoạt động, thay đổi máy móc, thiết bị, thành lập tổ hợp tác sản xuất đồ gỗ, hỗ trợ làng nghề trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh,… Chỉ tính riêng trong năm 2015, làng nghề nhận được nguồn kinh phí từ quỹ phát triển làng nghề của huyện, ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội phát vay cho địa phương, số tiền 01 tỷ đồng, giải ngân cho 50 cơ sở, mỗi cơ sở được nhận 20 triệu đồng, trong đó có 40 cơ sở dùng số tiền này mua sắm những máy móc điều khiển tự động, mức độ an toàn trong lao động cao, đặc biệt có 06 máy chạm điều khiển tự động được các cơ sở tự mua sắm, phục vụ, hỗ trợ cho nhóm chuyên chạm trổ. Sự giúp đỡ đó, góp phần giải quyết việc làm cho lao động, nâng mức thu nhập cho rất nhiều hộ gia đình và làm phong phú thêm chuỗi sản phẩm thủ công truyền thống, từng bước nâng cao tay nghề và bảo tồn, phát huy giá trị các sản phẩm làng nghề truyền thống của tỉnh nhà.
Phó chủ tịch UBND xã Long Điền A, Võ Văn Tính, khẳng định: “Qua 1 năm hoạt động của làng nghề mộc Chợ Thủ đã đóng góp rất nhiều cho xã hội, doanh thu trên 120 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm GRDP của xã, trong đó khu vực 2, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương chiếm 28%. Nếu tính thu nhập bình quân đầu người của một lao động là 5 triệu đồng/tháng, mà 12 tháng là khoảng 60 triệu đồng, mà thu nhập theo tiêu chí nông thôn mới năm 2015 chỉ cần 29 triệu đồng là đạt tiêu chí thu nhập, mà thu nhập của xã Long Điền A đạt 35,058 ngàn đồng, trong đó lao động làng nghề mộc chiếm gấp đôi so thu nhập địa phương. Cũng như đóng góp cho xã hội xã nhà, giúp đỡ cho các hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn, từ các quỹ đóng góp của các cơ sở mộc giúp hơn 100 hộ nghèo. Làng nghề mộc cũng có công, có những đóng góp tích cực cho phong trào xây dựng Nông thôn mới, giúp cho Long Điền A đạt chuẩn xã Nông thôn mới”.
Nếu tính riêng trong quí I năm 2016, làng nghề mộc có doanh thu khoảng 20 tỷ đồng. Giờ đây về Long Điền A đi trên những con đường bê tông, chứng kiến vùng quê đang từng ngày thay da đổi thịt. Những ngôi nhà mới khang trang, các công trình dân sinh được đầu tư xây dựng kiên cố, đời sống nhân dân được cải thiện, vấn đề giải quyết việc làm được đáp ứng, chính sách giảm nghèo ngày càng thực hiện tốt. Chính là nhờ sự đóng góp của làng nghề mộc Long Điền – Chợ Thủ hôm nay. Vì vậy, để nghề mộc trụ vững với thời gian rất cần các cấp, các ngành xem xét: tăng nguồn vốn hỗ trợ cho các cơ sở đầu tư mua sắm máy móc thiết bị sản xuất; quy hoạch xây dựng cụm làng nghề trong xã đảm bảo môi trường, xem xét, cấp điện thường xuyên cho làng nghề, các ngành cần giúp làng nghề xây dựng kế hoạch sản xuất các sản phẩm nhỏ cầm tay, phục vụ khách du lịch khi tham quan làng nghề,… có như vậy, vừa giúp các nghệ nhân sống với đam mê, đảm bảo thu nhập gia đình, vừa giúp địa phương tăng trường ổn định và thương hiệu Mộc Chợ Thủ - Long Điền sẽ còn vươn xa trong tương lai./.
Là xã có 4.100 hộ dân, với 16.500 nhân khẩu, số người trong độ tuổi lao động trên 10.100 người, trong đó số lao động sống bằng nghề mộc truyền thống chiếm tỷ lệ 24,6%. Nghề làm mộc Chợ Thủ chủ yếu là “cha truyền con nối”, với 3 nhóm nghề chính: nghề tiện, chạm trỗ và trang trí nội thất, tập trung nhiều nhất tại 04 ấp: Long Thuận 1, Long Thuận 2, Long Định và Long Bình. Sau này một bộ phận lao động được cử đi học nâng cao tay nghề qua các lớp đào tạo, bổ sung chứng chỉ nghề, sơ cấp nghề chuyên môn do Trường Trung cấp nghề của huyện phối hợp cùng xã Long Điền A, Trung tâm khuyến công tỉnh An Giang tổ chức cũng như tham quan, học tập tại các cơ sở mộc trong và ngoài tỉnh. Những người thợ nơi đây dần tạo nên những sản phẩm rất đẹp và chất lượng cao cung ứng cho thị trường: Long Xuyên, Châu Đốc hay đến các tỉnh khác như Vĩnh Long, Trà Vinh thậm chí đến tận thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội và Campuchia,… Để làm ra được sản phẩm đẹp mắt, gỗ phải qua nhiều công đoạn, công phu phức tạp: Cưa xẻ, cắt theo quy cách sản phẩm, bào láng, lấy kích thước, vào khung từng loại, đổ mực trên gỗ, vẽ, chạm, lắp ráp, sơn, gắn khóa,… Những tấm gỗ lớn qua bàn tay người nghệ nhân khéo léo, sáng tạo trong từng hình mẫu, tỷ mỹ trong việc tạo độ bóng, bền của gỗ, trở thành những chiếc xuồng ba lá, năm lá, những chiếc tủ giường, bàn và ghế dài trong các phòng hội nghị; những phiến gỗ nhỏ hơn cũng trở thành các loại tủ nhỏ để quần áo, chén bát, giá đỡ, khay đựng,… ngay cả những khúc gỗ nhỏ cong queo, sần sùi có khi chỉ là gốc cây, cành cây – không giá trị nhưng khi đến tay những người thợ, cũng hóa thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tuyệt đẹp như: tượng Phật, các vị tiên, tứ linh (long, lân, quy, phượng), các con vật nuôi trong nhà (trâu, lợn, gà), câu đối,… làm cho những phiến gỗ vô tri đã được người thợ thổi hồn làm cho sống động, phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn, đồ dùng sinh hoạt của người dân khắp nơi.
Ông Trần Minh Đoàn, Đại diện làng nghề mộc Chợ Thủ, Long Điền A, cho biết: “Ở trong làng nghề hiện nay cơ sở lớn, nhỏ là 100 nhưng tham gia làng nghề thì đông, bởi một số hộ ra làm hình thức gia đình. Có mấy cơ sở phát triển như: cơ sở Minh Tú quy mô mở rộng, có nhà trưng bày, cơ sở Đông Trường, cơ sở Thanh Hòa,… Lao động ở cơ sở không nhiều, ở đây 1 cơ sở chỉ 10 lao động trở lại, ngoài hàng hóa do cơ sở làm ra, người ta đặt các cơ sở nhỏ do không có nhà trưng bày, không điều kiện bán hàng, lấy hàng hóa đem về cơ sở mình, do đó quy mô hàng hóa tại các cơ sở này lớn lắm, nhiều lắm”.
Đời sống người dân được nâng cao, kèm theo đó thị hiếu về cái đẹp cũng nâng tầm, xu hướng trang trí nội thất gia đình bằng gỗ theo đó cũng lên ngôi, nhất là gỗ chạm trổ công phu, điệu nghệ bằng đôi tay người thợ thủ công. Nhờ đó, sức sống của làng nghề mộc Chợ Thủ - Long Điền A luôn bền vững với thời gian. Chạy dọc tuyến đường Tỉnh lộ 942 từ thị trấn Mỹ Luông dài đến Chợ Thủ không vắng những âm thanh tiếng đục gỗ, tiếng mài, cưa và mùi thơm của gỗ, của nước sơn… Hai bên đường, gỗ chất cao, rồi sản phẩm tủ và bàn ghế nhiều chủng loại trưng bày bắt mắt thu hút mọi ánh nhìn của người đi đường, khách tham quan. Độc đáo hơn với sản phẩm trang trí nội thất theo bản vẽ có chạm khắc, mỗi cơ sở hoàn toàn không sử dụng hình mẫu của cơ sở khác mà từng nghệ nhân vẽ, chạm khắc phải nhập tâm, thật khéo léo, tỉ mỉ trong từng nhát búa. Có như thế, sản phẩm mộc mới tiêu thụ mạnh và góp phần giải quyết việc làm thường xuyên trên 2.500 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Một trong các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tại làng nghề mộc Chợ Thủ là cơ sở Tấn Tài. Từ một cơ sở nhỏ cách đây 10 năm, lúc đầu chỉ có vài lao động, thiếu vốn đầu tư máy móc, tiêu thụ sản phẩm khó khăn,… Nhưng từ lúc nhận được sự đầu tư của nhà nước, mua sắm máy móc, sự hỗ trợ của làng nghề mộc, mở rộng thị trường nên cơ sở Tấn Tài phát triển “ăn nên làm ra”, với phong phú các sản phẩm làm từ gỗ: cửa, cầu thang, bàn phấn, quầy bếp, tủ đóng tường, giường ngủ đến chạm khắc bông hoa, điêu khắc hoa văn tại các đình chùa,… góp phần vào việc giải quyết việc làm cho 10 lao động có thu nhập ổn định hàng tháng. Anh Bùi Văn Tấn Tài, Chủ cơ sở Tấn Tài chia sẻ: “Cái nghề mộc mình thấy cũng ổn định, tất cả các trai tráng kể cả phụ nữ làm chạm khắc gỗ, người thanh niên thì làm nghề mộc, cũng tạo công ăn chuyện làm, cũng nuôi sống bản thân và gia đình, cũng ổn định thành ra người ta cũng theo nghề rất nhiều. Ví dụ bình quân một ngày thợ có tay nghề dở thì 170 ngàn đồng, thợ giỏi thì một ngày 220 ngàn đồng hoặc 210 ngàn đồng”.
Còn anh Phạm Văn Phú, ở ấp Long Thuận 2, xã Long Điền A, có thâm niên 20 năm trong nghề - đang tham gia lao động tại cơ sở Tấn Tài cho biết: Nhờ nghề này mà anh có vốn liếng xây dựng được căn nhà khang trang, mua sắm các vật dụng thiết yếu trong gia đình, nào là tivi, xe máy, tủ lạnh,… đến việc dạy dỗ, chăm sóc cho 02 con đang ở tuổi ăn, tuổi học đều thuận lợi. Hiện con lớn đang học lớp 6 và đứa nhỏ đang học lớp 2, đều là những học sinh khá, giỏi của trường. Anh tâm sự: “Một ngày làm 8 tiếng, sáng từ 7 giờ vô làm tới 11 giờ, chiều thì 1 giờ đến 5 giờ. Theo như mình nghĩ, nghề mộc thì cũng vừa đủ trang trải trong gia đình, cuộc sống cũng ổn định, bình quân thu nhập một tháng cũng được hơn 6 triệu”.
Đặc biệt từ khi được UBND tỉnh An Giang công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2006. Làng nghề mộc Chợ Thủ, xã Long Điền A đã được cấp trên đầu tư kéo điện 3 pha cho làng nghề hoạt động, thay đổi máy móc, thiết bị, thành lập tổ hợp tác sản xuất đồ gỗ, hỗ trợ làng nghề trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh,… Chỉ tính riêng trong năm 2015, làng nghề nhận được nguồn kinh phí từ quỹ phát triển làng nghề của huyện, ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội phát vay cho địa phương, số tiền 01 tỷ đồng, giải ngân cho 50 cơ sở, mỗi cơ sở được nhận 20 triệu đồng, trong đó có 40 cơ sở dùng số tiền này mua sắm những máy móc điều khiển tự động, mức độ an toàn trong lao động cao, đặc biệt có 06 máy chạm điều khiển tự động được các cơ sở tự mua sắm, phục vụ, hỗ trợ cho nhóm chuyên chạm trổ. Sự giúp đỡ đó, góp phần giải quyết việc làm cho lao động, nâng mức thu nhập cho rất nhiều hộ gia đình và làm phong phú thêm chuỗi sản phẩm thủ công truyền thống, từng bước nâng cao tay nghề và bảo tồn, phát huy giá trị các sản phẩm làng nghề truyền thống của tỉnh nhà.
Phó chủ tịch UBND xã Long Điền A, Võ Văn Tính, khẳng định: “Qua 1 năm hoạt động của làng nghề mộc Chợ Thủ đã đóng góp rất nhiều cho xã hội, doanh thu trên 120 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm GRDP của xã, trong đó khu vực 2, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương chiếm 28%. Nếu tính thu nhập bình quân đầu người của một lao động là 5 triệu đồng/tháng, mà 12 tháng là khoảng 60 triệu đồng, mà thu nhập theo tiêu chí nông thôn mới năm 2015 chỉ cần 29 triệu đồng là đạt tiêu chí thu nhập, mà thu nhập của xã Long Điền A đạt 35,058 ngàn đồng, trong đó lao động làng nghề mộc chiếm gấp đôi so thu nhập địa phương. Cũng như đóng góp cho xã hội xã nhà, giúp đỡ cho các hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn, từ các quỹ đóng góp của các cơ sở mộc giúp hơn 100 hộ nghèo. Làng nghề mộc cũng có công, có những đóng góp tích cực cho phong trào xây dựng Nông thôn mới, giúp cho Long Điền A đạt chuẩn xã Nông thôn mới”.
Nếu tính riêng trong quí I năm 2016, làng nghề mộc có doanh thu khoảng 20 tỷ đồng. Giờ đây về Long Điền A đi trên những con đường bê tông, chứng kiến vùng quê đang từng ngày thay da đổi thịt. Những ngôi nhà mới khang trang, các công trình dân sinh được đầu tư xây dựng kiên cố, đời sống nhân dân được cải thiện, vấn đề giải quyết việc làm được đáp ứng, chính sách giảm nghèo ngày càng thực hiện tốt. Chính là nhờ sự đóng góp của làng nghề mộc Long Điền – Chợ Thủ hôm nay. Vì vậy, để nghề mộc trụ vững với thời gian rất cần các cấp, các ngành xem xét: tăng nguồn vốn hỗ trợ cho các cơ sở đầu tư mua sắm máy móc thiết bị sản xuất; quy hoạch xây dựng cụm làng nghề trong xã đảm bảo môi trường, xem xét, cấp điện thường xuyên cho làng nghề, các ngành cần giúp làng nghề xây dựng kế hoạch sản xuất các sản phẩm nhỏ cầm tay, phục vụ khách du lịch khi tham quan làng nghề,… có như vậy, vừa giúp các nghệ nhân sống với đam mê, đảm bảo thu nhập gia đình, vừa giúp địa phương tăng trường ổn định và thương hiệu Mộc Chợ Thủ - Long Điền sẽ còn vươn xa trong tương lai./.
Bài, ảnh: BẢO DINH