Thực tiễn - kinh nghiệm
Thanh niên trẻ Trần Hữu Lợi góp phần xây dựng quê hương
- Được đăng: Chủ nhật, 13 Tháng 3 2016 15:31
- Lượt xem: 2854
(TGAG)- Được sự giới thiệu của Ban ấp Long Hưng, tôi tìm đến anh Trần Hữu Lợi, 31 tuổi, ngụ ấp Long Hưng, xã Long Giang, Chợ Mới. Là một thanh niên trẻ cần cù, siêng năng và hiền lành anh không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn là người nhiệt tình trong công tác từ thiện xã hội.
Xuất thân từ một gia đình buôn bán và cũng nghèo, nên từ lúc nhỏ anh đã phải nghỉ học để mưu sinh sớm, hơn ai hết anh hiểu được nỗi cực nhọc của cái nghèo. Với tâm niệm “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, nên từ khi có cuộc sống ổn định hơn, anh Lợi đã giúp đỡ người nghèo bằng nhiều cách thiết thực, kịp thời. Còn nhớ, từ sau lần tham gia từ thiện đầu tiên, cảm nhận được niềm vui sướng của người được giúp đỡ, từ đó đến nay, anh tiếp tục lặng lẽ giúp đỡ những cảnh nghèo. Bằng việc làm thiết thực, anh đã tham gia vào tổ từ thiện ấp Long Thạnh 1 cũng gần 5 năm với công việc chính là cất nhà tình thương cho người nghèo. Thấy nhiều gia đình nhà cửa xập xệ, rách nát mà không có điều kiện cất nhà mới, anh bàn với những người trong tổ từ thiện tìm cách giúp đỡ, kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí để cất nhà. Ngoài công việc gia đình ở đâu cần là anh đều có mặt.
Tìm đến với anh trong lúc anh đang bận tay bào những thanh gỗ để chuẩn bị cất nhà cho bà con nghèo. Dù rất bận rộn, nhưng anh vẫn vui vẻ tiếp chuyện với tôi. Sáng sớm anh đã có mặt tại trại cưa, đến chiều lại về nhà. Nói về công việc hàng ngày của anh tại tổ từ thiện, anh Lợi kể: “Nói chung nhiều công chuyện mần như là bào cây, đục cây, cưa cây mần gì cũng được, mần rồi xong xuôi đi dựng nhà, dựng thì người tay chân, cũng không có gì khó, mần cũng đông anh em mỗi người một khâu”.
Đến nay, anh đã cùng các anh em trong tổ từ thiện đã cất mới được hàng trăm căn nhà tình thương cho người nghèo với kinh phí lên đến hàng tỷ đồng, tất cả đều do nhân dân tin tưởng, tự nguyện đóng góp. Bản thân anh cũng đóng góp từ 5 đến 10 triệu đồng mỗi năm. Nói về việc cất nhà cho hộ nghèo anh Lợi nói thêm: “Ví dụ như có người giới thiệu, như chị vậy, ở địa phương thấy người nghèo đó, biết ở đây cất nhà lại đại diện xin giùm hay chủ nhà biết ta xin. Mình lại đó coi hay xa quá tin tưởng nhau, ví dụ như chị nói nhà nghèo khỏi đi coi nói thước tấc cái nhà, ngang bao nhiêu còn dài thì bao nhiêu, kêu người ta làm nền đâu đó bằng phẳng, rồi tới dựng”.
Cuộc sống cứ thế diễn ra hàng ngày, nên anh quên bẵng đi mất chuyện lập gia đình cho bản thân anh. Khi tôi hỏi đến cuộc sống giờ ổn định rồi sao anh không lập gia đình? Anh nhẹ nhàng đáp lại với tôi rằng: “Thôi cô ơi, để từ từ, trước mắt chỉ muốn dành hết sức mình để làm từ thiện thôi”. Tấm lòng của anh không chỉ được ghi nhận bằng những giấy khen, mà còn được ghi nhận bằng sự biết ơn của những người nghèo từ nhiều nơi. Mặc dù kinh tế gia đình chủ yếu là buôn bán nhưng anh vẫn dành thời gian cho công tác từ thiện vì trong anh luôn tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc ở công việc này. Không chỉ là một người rất nhiệt tình trong công tác từ thiện, anh Lợi còn là một thanh niên say lao động, biết cách làm giàu. Với công việc chính là bán thực phẩm chay phụ gia đình, hàng tháng anh bỏ mối cho các tiểu thương ở Kiên Giang, trừ chi phí sau mỗi chuyến anh còn lời hơn 1 triệu đồng/ngày. Và từ sự giác ngộ của bản thân và được gia đình ủng hộ nên anh đã ăn chay trường đến nay cũng đã được 8 năm. Từ nhận thức này, mà anh Lợi đã có những hành động thiết thực và cụ thể để chăm lo đời sống cho người nghèo.
Qua được hỏi mới đây anh đã thành công với mô hình trồng lan trong nhà lưới. Anh kể tháng 6 năm 2015 anh đầu tư trồng 5.000 chậu lan Dendrô được lấy giống từ Long Xuyên. Chỉ với diện tích đất là 250m2 và bỏ ra khoảng 90 triệu đồng để làm giàn, phủ lưới, trang bị hệ thống tưới phun sương tự động, cây giống, phân và thuốc. Sau hơn 6 tháng chăm sóc, lan đã có thể xuất hàng bán ra thị trường. Đợt tết Nguyên đán vừa rồi anh xuất hàng chỉ hơn 2.500 cây lan, bán cho thương lái với giá bán từ 30 ngàn đồng/cây anh đã lấy lại được vốn. Ngoài ra, anh còn tận dụng cắt cành những chậu lan đã trổ bán cho người có nhu cầu chưng lan, anh cũng thu lợi từ 3 đến 5 ngàn đồng/nhánh. Và hiện đang xuất bán những chậu lan còn lại. Được biết giống hoa Dendro này cũng dễ trồng, ít bị sâu bệnh nên nhẹ công chăm sóc, lợi nhuận thu được khá cao, chỉ cần nắm lịch trình xịt thuốc, tưới nước, bón phân thì hoa sẽ có màu sắc đẹp, lâu tàn, cho nhiều hoa quanh năm, đặc điểm nổi bật của loại hoa này sau 1,5 tháng là bắt đầu ra hoa nữa.
Đưa chúng tôi đến khu vực trồng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và thích thú bởi cây nào cũng tươi tốt, khỏe mạnh, màu sắc thì sặc sỡ như: tím trắng, tím đậm, vàng nghệ và hương thơm ngào ngạt khiến người xem say sưa ngắm nhìn. Anh Lợi kể: “Lúc đầu mua giống cây khoảng 1,5 tấc về trồng, rồi mua xơi dừa ở Bến Tre, về đặt vô chậu, mình làm dàn đâu đó sẵn, tự vô nhà lưới, nuôi theo công thức sách hướng dẫn trồng lan, với đi vườn này vườn kia học hỏi thêm. Cũng nhiều trường hợp mưa quá mưa hạn chế tưới, nắng tưới nhiều. Trồng thời gian đầu cũng gặp nhiều khó khăn cây giống đem về xấu, cũng thối hư, hao một phần, từ từ nghề dạy nghề, học hỏi thêm mới khỏi bệnh, cây phát nếu nuôi đúng quy cách khoảng 8 tháng thì ra bông”. Song song đó, tận dụng từ mô hình này anh gieo sạ thêm ngò gai dưới các dàn lan đến nay cũng gần cho thu hoạch. Thành công từ mô hình này, anh đã sẵn sàng hướng dẫn, tư vấn cho bà con xung quanh tìm hiểu, chuyển đổi mô hình sang trồng hoa lan.
Từ bản chất hiền lành, nhiệt tình lại cần cù như thế, những việc làm của anh được mọi người học tập và làm theo. Chính vì thế đi đến đâu anh cũng luôn được mọi người yêu thương, quí mến. Với những kết quả làm được và sự đóng góp tích cực của mình trong các hoạt động xã hội từ thiện, giúp nhiều người nghèo có căn nhà ấm cúng, đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi diện mạo của một vùng quê./.
Xuất thân từ một gia đình buôn bán và cũng nghèo, nên từ lúc nhỏ anh đã phải nghỉ học để mưu sinh sớm, hơn ai hết anh hiểu được nỗi cực nhọc của cái nghèo. Với tâm niệm “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, nên từ khi có cuộc sống ổn định hơn, anh Lợi đã giúp đỡ người nghèo bằng nhiều cách thiết thực, kịp thời. Còn nhớ, từ sau lần tham gia từ thiện đầu tiên, cảm nhận được niềm vui sướng của người được giúp đỡ, từ đó đến nay, anh tiếp tục lặng lẽ giúp đỡ những cảnh nghèo. Bằng việc làm thiết thực, anh đã tham gia vào tổ từ thiện ấp Long Thạnh 1 cũng gần 5 năm với công việc chính là cất nhà tình thương cho người nghèo. Thấy nhiều gia đình nhà cửa xập xệ, rách nát mà không có điều kiện cất nhà mới, anh bàn với những người trong tổ từ thiện tìm cách giúp đỡ, kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí để cất nhà. Ngoài công việc gia đình ở đâu cần là anh đều có mặt.
Tìm đến với anh trong lúc anh đang bận tay bào những thanh gỗ để chuẩn bị cất nhà cho bà con nghèo. Dù rất bận rộn, nhưng anh vẫn vui vẻ tiếp chuyện với tôi. Sáng sớm anh đã có mặt tại trại cưa, đến chiều lại về nhà. Nói về công việc hàng ngày của anh tại tổ từ thiện, anh Lợi kể: “Nói chung nhiều công chuyện mần như là bào cây, đục cây, cưa cây mần gì cũng được, mần rồi xong xuôi đi dựng nhà, dựng thì người tay chân, cũng không có gì khó, mần cũng đông anh em mỗi người một khâu”.
Đến nay, anh đã cùng các anh em trong tổ từ thiện đã cất mới được hàng trăm căn nhà tình thương cho người nghèo với kinh phí lên đến hàng tỷ đồng, tất cả đều do nhân dân tin tưởng, tự nguyện đóng góp. Bản thân anh cũng đóng góp từ 5 đến 10 triệu đồng mỗi năm. Nói về việc cất nhà cho hộ nghèo anh Lợi nói thêm: “Ví dụ như có người giới thiệu, như chị vậy, ở địa phương thấy người nghèo đó, biết ở đây cất nhà lại đại diện xin giùm hay chủ nhà biết ta xin. Mình lại đó coi hay xa quá tin tưởng nhau, ví dụ như chị nói nhà nghèo khỏi đi coi nói thước tấc cái nhà, ngang bao nhiêu còn dài thì bao nhiêu, kêu người ta làm nền đâu đó bằng phẳng, rồi tới dựng”.
Cuộc sống cứ thế diễn ra hàng ngày, nên anh quên bẵng đi mất chuyện lập gia đình cho bản thân anh. Khi tôi hỏi đến cuộc sống giờ ổn định rồi sao anh không lập gia đình? Anh nhẹ nhàng đáp lại với tôi rằng: “Thôi cô ơi, để từ từ, trước mắt chỉ muốn dành hết sức mình để làm từ thiện thôi”. Tấm lòng của anh không chỉ được ghi nhận bằng những giấy khen, mà còn được ghi nhận bằng sự biết ơn của những người nghèo từ nhiều nơi. Mặc dù kinh tế gia đình chủ yếu là buôn bán nhưng anh vẫn dành thời gian cho công tác từ thiện vì trong anh luôn tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc ở công việc này. Không chỉ là một người rất nhiệt tình trong công tác từ thiện, anh Lợi còn là một thanh niên say lao động, biết cách làm giàu. Với công việc chính là bán thực phẩm chay phụ gia đình, hàng tháng anh bỏ mối cho các tiểu thương ở Kiên Giang, trừ chi phí sau mỗi chuyến anh còn lời hơn 1 triệu đồng/ngày. Và từ sự giác ngộ của bản thân và được gia đình ủng hộ nên anh đã ăn chay trường đến nay cũng đã được 8 năm. Từ nhận thức này, mà anh Lợi đã có những hành động thiết thực và cụ thể để chăm lo đời sống cho người nghèo.
Qua được hỏi mới đây anh đã thành công với mô hình trồng lan trong nhà lưới. Anh kể tháng 6 năm 2015 anh đầu tư trồng 5.000 chậu lan Dendrô được lấy giống từ Long Xuyên. Chỉ với diện tích đất là 250m2 và bỏ ra khoảng 90 triệu đồng để làm giàn, phủ lưới, trang bị hệ thống tưới phun sương tự động, cây giống, phân và thuốc. Sau hơn 6 tháng chăm sóc, lan đã có thể xuất hàng bán ra thị trường. Đợt tết Nguyên đán vừa rồi anh xuất hàng chỉ hơn 2.500 cây lan, bán cho thương lái với giá bán từ 30 ngàn đồng/cây anh đã lấy lại được vốn. Ngoài ra, anh còn tận dụng cắt cành những chậu lan đã trổ bán cho người có nhu cầu chưng lan, anh cũng thu lợi từ 3 đến 5 ngàn đồng/nhánh. Và hiện đang xuất bán những chậu lan còn lại. Được biết giống hoa Dendro này cũng dễ trồng, ít bị sâu bệnh nên nhẹ công chăm sóc, lợi nhuận thu được khá cao, chỉ cần nắm lịch trình xịt thuốc, tưới nước, bón phân thì hoa sẽ có màu sắc đẹp, lâu tàn, cho nhiều hoa quanh năm, đặc điểm nổi bật của loại hoa này sau 1,5 tháng là bắt đầu ra hoa nữa.
Đưa chúng tôi đến khu vực trồng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và thích thú bởi cây nào cũng tươi tốt, khỏe mạnh, màu sắc thì sặc sỡ như: tím trắng, tím đậm, vàng nghệ và hương thơm ngào ngạt khiến người xem say sưa ngắm nhìn. Anh Lợi kể: “Lúc đầu mua giống cây khoảng 1,5 tấc về trồng, rồi mua xơi dừa ở Bến Tre, về đặt vô chậu, mình làm dàn đâu đó sẵn, tự vô nhà lưới, nuôi theo công thức sách hướng dẫn trồng lan, với đi vườn này vườn kia học hỏi thêm. Cũng nhiều trường hợp mưa quá mưa hạn chế tưới, nắng tưới nhiều. Trồng thời gian đầu cũng gặp nhiều khó khăn cây giống đem về xấu, cũng thối hư, hao một phần, từ từ nghề dạy nghề, học hỏi thêm mới khỏi bệnh, cây phát nếu nuôi đúng quy cách khoảng 8 tháng thì ra bông”. Song song đó, tận dụng từ mô hình này anh gieo sạ thêm ngò gai dưới các dàn lan đến nay cũng gần cho thu hoạch. Thành công từ mô hình này, anh đã sẵn sàng hướng dẫn, tư vấn cho bà con xung quanh tìm hiểu, chuyển đổi mô hình sang trồng hoa lan.
Từ bản chất hiền lành, nhiệt tình lại cần cù như thế, những việc làm của anh được mọi người học tập và làm theo. Chính vì thế đi đến đâu anh cũng luôn được mọi người yêu thương, quí mến. Với những kết quả làm được và sự đóng góp tích cực của mình trong các hoạt động xã hội từ thiện, giúp nhiều người nghèo có căn nhà ấm cúng, đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi diện mạo của một vùng quê./.
Hồng Đào
(Đài TT Chợ Mới)