Thực tiễn - kinh nghiệm
Những đột phá để phát triển ngành nông nghiệp An Giang
- Được đăng: Thứ sáu, 30 Tháng 10 2015 16:15
- Lượt xem: 2350
(TGAG)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn, bất lợi về thời tiết, dịch bệnh và thị trường, những năm gần đây nông nghiệp An Giang có nhiều bước phát triển nổi bật về cây lúa, rau màu, thủy sản và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Ngày 02/6/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 929/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020” có thể xem như một cuộc cách mạng về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Theo đó, việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải theo cơ chế thị trường, đảm bảo các mục tiêu về nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ, đào tạo, phát triển thị trường và khuyến nông; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin, dịch vụ phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống nông dân... hướng đến thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Việc tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu giống đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là hai khâu đột phá để phát triển nông nghiệp trong thời gian tới.
* Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu giống đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu
Là tỉnh có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Nhà nước đóng vai trò trung gian hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ tại các vùng quy hoạch sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tập trung hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng, tập huấn kỹ thuật theo tiêu chuẩn thị trường và các chính sách khác có liên quan cho các hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân tại các vùng quy hoạch sản xuất có liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp. Khuyến khích nông dân góp vốn cổ phần vào các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ bằng quyền sử dụng đất và các nguồn vốn khác để tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân.
“Liên kết sản xuất và tiêu thụ” nghĩa là gắn chặt trách nhiệm của doanh nghiệp trong suốt quá trình nông dân sản xuất; qua đó, người nông dân thể hiện được quyền của mình hay nói cách khác là quyền của người bán.
- Trồng trọt:
Về lúa gạo: xây dựng, nhân rộng mô hình “Cánh đồng lớn” trong vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa của tỉnh. Ưu tiên nguồn lực để tập trung xây dựng các “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết” như là giải pháp hữu hiệu quyết định thành công trên các vùng chuyên canh đảm bảo cho người trồng lúa trong vùng quy hoạch có lãi từ 30% trở lên so với giá thành sản xuất.
Về rau màu: Xây dựng và nhân rộng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau quả theo hướng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ ứng dụng công nghệ cao cho các loại rau màu. Tập trung hỗ trợ nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn khác mà thị trường cần trong sản xuất rau màu.
- Chăn nuôi: Khuyến khích chuyển dần hình thức nuôi nhỏ lẻ sang nuôi tập trung - quy mô lớn, hướng đến hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chăn nuôi để quản lý theo hướng trang trại và tạo điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào ngành chăn nuôi, xây dựng và thực hiện liên kết chuỗi sản xuất từ khâu giống, cung ứng thức ăn nuôi thương phẩm đến khâu giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của ngành chăn nuôi.
- Thủy sản: Đẩy mạnh việc xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ cá tra, mô hình chuỗi liên kết dọc cá tra thí điểm đầu tiên tại tỉnh An Giang và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình Chuỗi liên kết dọc nhằm đảm bảo việc cân đối cung cầu cho các sản phẩm cá tra; dễ dàng kiểm soát an toàn thực phẩm, môi trường, bệnh dịch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đồng thời thực hiện hài hòa các lợi ích, cũng như chia sẻ rủi ro, nâng cao uy tín thương hiệu cho các bên liên quan...
- Các ngành hàng khác:
Nấm ăn và nấm dược liệu: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư và thực hiện liên kết với nông dân trồng nấm và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ đầu tư hiện đại hóa công nghệ chế biến và bảo quản tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng từ nấm. Tổ chức chuyển giao kỹ thuật, thành lập tổ nhóm liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Ưu tiên phát triển, xây dựng các hệ thống kênh phân phối tiêu thụ các mặt hàng nấm có giá trị khác. Xây dựng thương hiệu nấm cho An Giang.
Cây dược liệu: Đẩy mạnh chương trình hợp tác với các công ty dược trong và ngoài tỉnh xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ các loại thảo dược như: gấc, chùm ngây, nghệ, đinh lăng... để phục vụ cho thị trường tiêu thụ cây dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu. Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng quy hoạch trồng cây dược liệu theo hình thức liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ để ổn định và mở rộng diện tích trồng.
* Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Để phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cần tập trung vào một số nội dung sau đây: phối hợp với Viện - Trường và các cơ quan để nghiên cứu khảo nghiệm, tuyển chọn, phục tráng để từng bước phát huy thế mạnh của An Giang về sản xuất giống lúa, cá tra, rau màu, nấm... Đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống tưới phun tự động phù hợp với nhu cầu của từng loại nấm và rau màu; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với điều kiện của An Giang; thực hiện đào tạo và thu hút đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về nông nghiệp công nghệ cao phục vụ phát triển sản phẩm và ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ cho các sản phẩm nông nghiệp./.
TRẦN ANH THƯ
Ngày 02/6/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 929/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020” có thể xem như một cuộc cách mạng về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Theo đó, việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải theo cơ chế thị trường, đảm bảo các mục tiêu về nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ, đào tạo, phát triển thị trường và khuyến nông; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin, dịch vụ phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống nông dân... hướng đến thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Việc tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu giống đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là hai khâu đột phá để phát triển nông nghiệp trong thời gian tới.
* Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu giống đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu
Là tỉnh có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Nhà nước đóng vai trò trung gian hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ tại các vùng quy hoạch sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tập trung hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng, tập huấn kỹ thuật theo tiêu chuẩn thị trường và các chính sách khác có liên quan cho các hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân tại các vùng quy hoạch sản xuất có liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp. Khuyến khích nông dân góp vốn cổ phần vào các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ bằng quyền sử dụng đất và các nguồn vốn khác để tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân.
“Liên kết sản xuất và tiêu thụ” nghĩa là gắn chặt trách nhiệm của doanh nghiệp trong suốt quá trình nông dân sản xuất; qua đó, người nông dân thể hiện được quyền của mình hay nói cách khác là quyền của người bán.
Về lúa gạo: xây dựng, nhân rộng mô hình “Cánh đồng lớn” trong vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa của tỉnh. Ưu tiên nguồn lực để tập trung xây dựng các “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết” như là giải pháp hữu hiệu quyết định thành công trên các vùng chuyên canh đảm bảo cho người trồng lúa trong vùng quy hoạch có lãi từ 30% trở lên so với giá thành sản xuất.
Về rau màu: Xây dựng và nhân rộng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau quả theo hướng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ ứng dụng công nghệ cao cho các loại rau màu. Tập trung hỗ trợ nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn khác mà thị trường cần trong sản xuất rau màu.
- Chăn nuôi: Khuyến khích chuyển dần hình thức nuôi nhỏ lẻ sang nuôi tập trung - quy mô lớn, hướng đến hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chăn nuôi để quản lý theo hướng trang trại và tạo điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào ngành chăn nuôi, xây dựng và thực hiện liên kết chuỗi sản xuất từ khâu giống, cung ứng thức ăn nuôi thương phẩm đến khâu giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của ngành chăn nuôi.
- Thủy sản: Đẩy mạnh việc xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ cá tra, mô hình chuỗi liên kết dọc cá tra thí điểm đầu tiên tại tỉnh An Giang và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình Chuỗi liên kết dọc nhằm đảm bảo việc cân đối cung cầu cho các sản phẩm cá tra; dễ dàng kiểm soát an toàn thực phẩm, môi trường, bệnh dịch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đồng thời thực hiện hài hòa các lợi ích, cũng như chia sẻ rủi ro, nâng cao uy tín thương hiệu cho các bên liên quan...
- Các ngành hàng khác:
Nấm ăn và nấm dược liệu: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư và thực hiện liên kết với nông dân trồng nấm và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ đầu tư hiện đại hóa công nghệ chế biến và bảo quản tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng từ nấm. Tổ chức chuyển giao kỹ thuật, thành lập tổ nhóm liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Ưu tiên phát triển, xây dựng các hệ thống kênh phân phối tiêu thụ các mặt hàng nấm có giá trị khác. Xây dựng thương hiệu nấm cho An Giang.
Cây dược liệu: Đẩy mạnh chương trình hợp tác với các công ty dược trong và ngoài tỉnh xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ các loại thảo dược như: gấc, chùm ngây, nghệ, đinh lăng... để phục vụ cho thị trường tiêu thụ cây dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu. Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng quy hoạch trồng cây dược liệu theo hình thức liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ để ổn định và mở rộng diện tích trồng.
* Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Để phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cần tập trung vào một số nội dung sau đây: phối hợp với Viện - Trường và các cơ quan để nghiên cứu khảo nghiệm, tuyển chọn, phục tráng để từng bước phát huy thế mạnh của An Giang về sản xuất giống lúa, cá tra, rau màu, nấm... Đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống tưới phun tự động phù hợp với nhu cầu của từng loại nấm và rau màu; xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với điều kiện của An Giang; thực hiện đào tạo và thu hút đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về nông nghiệp công nghệ cao phục vụ phát triển sản phẩm và ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ cho các sản phẩm nông nghiệp./.
TRẦN ANH THƯ
TUV, Giám đốc Sở NN và PTNT