Thực tiễn - kinh nghiệm
An Giang tăng cường quản lý nuôi và chế biến thủy sản
- Được đăng: Thứ năm, 04 Tháng 8 2022 09:47
- Lượt xem: 1085
(TUAG)- Thời gian qua, tỉnh An Giang tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về quản lý nuôi và chế biến thủy sản. Với sự tích cực trong chỉ đạo, quyết liệt trong thực hiện của UBND tỉnh đã tạo niềm tin trong Nhân dân, thu hút được ngày càng nhiều người dân tham gia phát triển thủy sản.
Tỉnh đã ban hành "Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030". Qua đó đã triển khai phát triển theo hướng quy hoạch các vùng nuôi tập trung vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa công nghệ cao, nâng cao năng lực, trình độ sản xuất theo hướng tăng năng suất và chất lượng từ khâu sản xuất giống đến khâu chế biến tiêu thụ trong chuỗi giá trị sản phẩm cá tra của tỉnh An Giang với diện tích mặt nước đạt 1.276 ha/1.450 ha vào năm 2025, chỉ tiêu về sản lượng tương ứng trên địa bàn tỉnh đạt 440.000 tấn/650.000 tấn vào năm 2025. Đã hỗ trợ triển khai các quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, các mô hình sản xuất hiệu quả gắn kết với phát triển các vùng sản xuất sản phẩm thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
Chế biến ca tra xuất khẩu
An Giang đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án xây dựng vùng nuôi thủy sản tập trung ứng dụng công nghệ cao như: Công ty TNHH Lộc Kim Chi đã giải phóng mặt bằng được 86ha, tương đương diện tích mặt nước nuôi 51,7 ha, sản lượng 50.000 tấn năm; Công ty Cổ phần Cá tra Việt Úc đã thực hiện với diện tích 130 ha, cung cấp ra thị trường 100 triệu con giống/năm; Công ty Cổ phần Nam Việt Bình Phú với diện tích nuôi 499,6ha (nuôi giống, nuôi bố mẹ, nuôi thương phẩm), năng lực 100 triệu giống và 200.000 tấn thương phẩm/năm. Riêng đối với Công ty TNHH sản xuất cá tra giống Vĩnh Hoàn với diện tích 48 ha đang đi vào hoạt động giai đoạn 1 với khoảng 45 triệu cá giống/năm. Có 2 Công ty được công nhận là doanh nghiệp và vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao là Công ty Cổ phần Ca tra Việt Úc và Công ty Cổ phần Nam Việt Bình Phú. Đã thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng trong nuôi trồng thủy sản 501,4 ha. Trong đó diện tích tôm càng xanh đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP 8,9ha, sản lượng 250 tấn, diện tích cá lóc đạt tiêu chuẩn chất lượng 15,5 ha, diện tích cá tra đã thực hiện theo các tiêu chuẩn chất lượng ASC, VietGAP đạt 477 ha, sản lượng 148.000 tấn/năm. Kết quả thực hiện tiêu chuẩn chất lượng ca tra chiếm 28% diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư: Tỉnh còn triển khai các mô hình liên kết chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản. Đã hình thành mô hình liên kết có hiệu quả giữa các công ty chế biến thủy sản và người dân nhằm chia sẻ rủi ro đôi bên cùng có lợi, hướng tới phát triển bền vững như: Mô hình nuôi cá tra liên của các công ty chế biến thủy sản trong và ngoài tỉnh đã có bước phát triển khả quan. Toàn tỉnh có 9 chuỗi liên kết với 63 hộ nuôi như: Tập đoàn Sao Mai, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Nam Việt, Công ty Cổ phần Agifish, Công ty Cổ phần Biển Đông, Công ty Cổ phần CP, Việt Thắng, Công ty XNK Nông sản thực phẩm An Giang (Afiex)...
Đối với quy hoạch về chế biến thủy sản lồng ghép chung với chính sách đầu tư, phát triển công nghiệp, tỉnh đã phát triển một số dự án chế biến thủy sản như: Dự án "Nhà máy chế biến thủy sản Biển Hồ" của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cá Biển Hồ; dự án "Hệ thống kho lạnh 4.000 tấn" của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang, dự án "Nhà máy chế biến thủy sản Phúc Tâm Lợi" của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản Phúc Tâm Lợi).
Bên cạnh đó, việc quy hoạch, đầu tư hạ tầng cho chế biến thủy sản, hình thành các cụm công nghiệp đã tạo điều kiện về mặt bằng cho các dự án chế biến thủy sản đầu tư đảm bảo tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường. Hiện, cụm công nghiệp Mỹ Quý có 5 công ty chuyên về chế biến thủy sản, cụm công nghiệp Phú Hòa có 1 Công ty chế biến thủy sản. Các dự án, cơ sở nuôi, chế biến thủy sản đều thực hiện công tác lập thủ tục hành chính về môi trường. Tỉnh cũng tăng cường quan trắc môi trường đầu vào (nước, đất..); trang thiết bị kiểm soát môi trường nuôi, chế biến thủy sản. Quan trắc, giám sát môi trường nước vùng nuôi trọng điểm các khu sản xuất giống, khu nuôi cá tra và nuôi bè trên sông tại 21 vị trí trên địa bàn tỉnh với tần suất 2 lần/tháng, đầu tư lắp đặt 2 trạm quan trắc chất lượng nước mặt và yêu cầu 12 cơ sở nhà máy chế biến thủy sản thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải liên tục tự động, truyền dữ liệu thông tin về giám sát chất lượng nước thải tại các nhà máy chế biến thủy sản.
Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và lãnh đạo tỉnh An Giang thăm Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty Cổ phần Nam Việt.
Để tăng cường quản lý, tỉnh đã thành lập 20 đoàn thanh tra, kiểm tra 714 cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm nông thủy sản. Kết quả đã ban hành 159 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng, tiêu hủy 140 kg hàn the và 1.070 kg khô cá tra nhiễm trichlorfont. Kiểm tra 3 cơ sở, xử phạt cả 3 với hành vi vi phạm sản xuất thực phẩm không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Công tác kiểm tra về an toàn thực phẩm lĩnh vực thủy sản hàng năm được thực hiện theo kế hoạch; đã kiểm tra 178 cơ sở nuôi trồng thủy sản, lấy 62 mẫu (thuốc, hóa chất, thức ăn thủy sản) để kiểm tra chất lượng. Kết quả kiểm nghiệm góp phần tích cực giúp tỉnh đề ra các biện pháp quản lý phù hợp, đồng thời cảnh báo mối nguy, nhắc nhở các cơ sở thực hiện tốt điều kiện an toàn thực phẩm và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tới đây, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống lý chất lượng tiên tiến (GAP, HACCP, ISO 22000...). Tăng cường áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến như: VietGAP, GMP, SSOP... trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản. Tăng cường hợp tác quốc tế về thủy sản để tận dụng tối đa các nguồn lực. Chuyển đổi nền kinh tế sang giai đoạn 4.0, hướng đến sản xuất theo chiều sâu, gia tăng giá trị theo chuỗi, chuyển đổi số, tăng quy mô nông hộ, mở rộng vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, công nghệ thông minh trong sản xuất.
Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về nguồn lực đầu tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản, mở rộng các vùng chuyên canh, từng bước phát triển thủy sản theo quy hoạch, sản xuất công nghiệp... nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tỉnh đã ban hành "Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030". Qua đó đã triển khai phát triển theo hướng quy hoạch các vùng nuôi tập trung vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa công nghệ cao, nâng cao năng lực, trình độ sản xuất theo hướng tăng năng suất và chất lượng từ khâu sản xuất giống đến khâu chế biến tiêu thụ trong chuỗi giá trị sản phẩm cá tra của tỉnh An Giang với diện tích mặt nước đạt 1.276 ha/1.450 ha vào năm 2025, chỉ tiêu về sản lượng tương ứng trên địa bàn tỉnh đạt 440.000 tấn/650.000 tấn vào năm 2025. Đã hỗ trợ triển khai các quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, các mô hình sản xuất hiệu quả gắn kết với phát triển các vùng sản xuất sản phẩm thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
Chế biến ca tra xuất khẩu
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư: Tỉnh còn triển khai các mô hình liên kết chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản. Đã hình thành mô hình liên kết có hiệu quả giữa các công ty chế biến thủy sản và người dân nhằm chia sẻ rủi ro đôi bên cùng có lợi, hướng tới phát triển bền vững như: Mô hình nuôi cá tra liên của các công ty chế biến thủy sản trong và ngoài tỉnh đã có bước phát triển khả quan. Toàn tỉnh có 9 chuỗi liên kết với 63 hộ nuôi như: Tập đoàn Sao Mai, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Nam Việt, Công ty Cổ phần Agifish, Công ty Cổ phần Biển Đông, Công ty Cổ phần CP, Việt Thắng, Công ty XNK Nông sản thực phẩm An Giang (Afiex)...
Đối với quy hoạch về chế biến thủy sản lồng ghép chung với chính sách đầu tư, phát triển công nghiệp, tỉnh đã phát triển một số dự án chế biến thủy sản như: Dự án "Nhà máy chế biến thủy sản Biển Hồ" của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cá Biển Hồ; dự án "Hệ thống kho lạnh 4.000 tấn" của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang, dự án "Nhà máy chế biến thủy sản Phúc Tâm Lợi" của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản Phúc Tâm Lợi).
Bên cạnh đó, việc quy hoạch, đầu tư hạ tầng cho chế biến thủy sản, hình thành các cụm công nghiệp đã tạo điều kiện về mặt bằng cho các dự án chế biến thủy sản đầu tư đảm bảo tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường. Hiện, cụm công nghiệp Mỹ Quý có 5 công ty chuyên về chế biến thủy sản, cụm công nghiệp Phú Hòa có 1 Công ty chế biến thủy sản. Các dự án, cơ sở nuôi, chế biến thủy sản đều thực hiện công tác lập thủ tục hành chính về môi trường. Tỉnh cũng tăng cường quan trắc môi trường đầu vào (nước, đất..); trang thiết bị kiểm soát môi trường nuôi, chế biến thủy sản. Quan trắc, giám sát môi trường nước vùng nuôi trọng điểm các khu sản xuất giống, khu nuôi cá tra và nuôi bè trên sông tại 21 vị trí trên địa bàn tỉnh với tần suất 2 lần/tháng, đầu tư lắp đặt 2 trạm quan trắc chất lượng nước mặt và yêu cầu 12 cơ sở nhà máy chế biến thủy sản thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải liên tục tự động, truyền dữ liệu thông tin về giám sát chất lượng nước thải tại các nhà máy chế biến thủy sản.
Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và lãnh đạo tỉnh An Giang thăm Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty Cổ phần Nam Việt.
Để tăng cường quản lý, tỉnh đã thành lập 20 đoàn thanh tra, kiểm tra 714 cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm nông thủy sản. Kết quả đã ban hành 159 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng, tiêu hủy 140 kg hàn the và 1.070 kg khô cá tra nhiễm trichlorfont. Kiểm tra 3 cơ sở, xử phạt cả 3 với hành vi vi phạm sản xuất thực phẩm không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Công tác kiểm tra về an toàn thực phẩm lĩnh vực thủy sản hàng năm được thực hiện theo kế hoạch; đã kiểm tra 178 cơ sở nuôi trồng thủy sản, lấy 62 mẫu (thuốc, hóa chất, thức ăn thủy sản) để kiểm tra chất lượng. Kết quả kiểm nghiệm góp phần tích cực giúp tỉnh đề ra các biện pháp quản lý phù hợp, đồng thời cảnh báo mối nguy, nhắc nhở các cơ sở thực hiện tốt điều kiện an toàn thực phẩm và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tới đây, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống lý chất lượng tiên tiến (GAP, HACCP, ISO 22000...). Tăng cường áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến như: VietGAP, GMP, SSOP... trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản. Tăng cường hợp tác quốc tế về thủy sản để tận dụng tối đa các nguồn lực. Chuyển đổi nền kinh tế sang giai đoạn 4.0, hướng đến sản xuất theo chiều sâu, gia tăng giá trị theo chuỗi, chuyển đổi số, tăng quy mô nông hộ, mở rộng vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, công nghệ thông minh trong sản xuất.
Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về nguồn lực đầu tư và thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản, mở rộng các vùng chuyên canh, từng bước phát triển thủy sản theo quy hoạch, sản xuất công nghiệp... nâng cao khả năng cạnh tranh.
Hạnh Châu