Thực tiễn - kinh nghiệm
Bộ đội Biên phòng An Giang đồng hành cùng đồng bào Khmer khu vực biên giới
- Được đăng: Thứ năm, 23 Tháng 9 2021 14:48
- Lượt xem: 2167
(TUAG)- Bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, những năm qua cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) An Giang đã góp phần cùng địa phương, các ngành chăm lo lợi ích của đồng bào dân tộc Khmer khu vực biên giới. Đơn vị đã tham gia cùng địa phương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại; tích cực xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, từ đó góp phần thay đổi diện mạo các xã, thị trấn biên giới có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
Khởi sắc diện mạo vùng đồng bào Khmer
An Giang là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng vùng Tây Nam bộ, với đường biên giới dài gần 100 km tiếp giáp 2 tỉnh Takeo và Kandal (Campuchia). Khu vực biên giới gồm 18 xã, phường, thị trấn thuộc 5 huyện, thị xã, thành phố biên giới. Tuyến biên giới tỉnh An Giang có dân số 215.945 nhân khẩu, với 4 dân tộc sinh sống đan xen gồm: Kinh, Khmer, Chăm, Hoa; trong đó, dân tộc Khmer có 611 hộ/2.718 nhân khẩu. Đồng bào dân tộc Khmer chủ yếu sống theo phum sóc, tập trung ở 4 xã, thị trấn biên giới gồm: Nhơn Hưng, An Phú, An Nông, thị trấn Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên).
Theo Đại tá Phạm Văn Phong, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh An Giang: "Những năm qua, Đảng, Nhà nước, địa phương các cấp quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, nhờ vậy đời sống đồng bào dân tộc Khmer được cải thiện. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng khá hơn, Nhân dân được hưởng nhiều công trình mục tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội được chăm lo, lòng tin với Đảng, Nhà nước, chính quyền được củng cố. Tuy nhiên, ý thức tự vươn lên thoát nghèo của một bộ phận người dân chưa cao, một số còn tự ti, an phận".
Description: 4-Cán bộ Đồn BP Nhơn Hưng kết hợp tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 cho đồng bào Khmer sóc Tà Ngáo, xã An Phú, huyện Tịnh Biên
Chính vì vậy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã phân công giao nhiệm vụ 16 lượt cán bộ tăng cường cho 4 xã, thị trấn biên giới có đồng bào dân tộc Khmer. Đội ngũ này đã chủ động tham mưu cho địa phương trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh; đặc biệt, tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và địa phương, tuyên truyền các văn bản luật về biên giới quốc gia, công tác phòng, chống dịch COVID-19...
Qua gần 450 cuộc tuyên truyền được tổ chức đã thu hút 17.678 lượt người tham dự đã tạo điều kiện giúp đồng bào dân tộc Khmer khu vực biên giới nhận thức đúng đắn, tự giác, tích cực tham gia cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới. Không những thế, để thực hiện chương trình "Nâng bước em tới trường", BĐBP nhận đỡ đầu một số học sinh nghèo người dân tộc Khmer, hỗ trợ mỗi em 500.000 đồng/tháng; vận động tặng nhà "Mái ấm biên cương", xe đạp mới cho học sinh hoàn cảnh khó khăn người dân tộc.
Những ngày đầu tháng 9, chúng tôi về thăm xã biên giới Nhơn Hưng (huyện Tịnh Biên), nơi nhiều bà con Khmer sinh sống. Trước đây, người Khmer qua lại biên giới thường xuyên, khi ấy điều kiện sống của người dân ở xã còn khá lạc hậu, sống chung trên nhà sàn, dưới là gia súc. Những năm qua, chính quyền địa phương phối hợp Ban Dân tộc tỉnh triển khai kịp thời các chính sách về dân tộc, hỗ trợ giúp nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số hoàn cảnh khó khăn được cấp nhà ở, đất ở, vay vốn tập trung phát triển sản xuất như: Hỗ trợ 38 hộ vay vốn nuôi bò, 33 hộ vay vốn để sản xuất đường Thốt Nốt, 194 hộ được vay vốn sản xuất với số tiền trên 2 tỷ đồng. Đơn vị cũng đã phối hợp cất 120 căn nhà Đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà tình thương trị, tổng trị giá hơn 4,8 tỷ đồng… Đến nay, đường nhựa đã về đến xã, đường bê tông, điện, nước sạch về từng ấp, xã Nhơn Hưng đã được công nhận đạt chuẩn "Xã nông thôn mới".
Nâng chất đời sống văn hóa, tinh thần
"Những năm qua, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy BĐBP An Giang chỉ đạo các Đồn Biên phòng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai các chương trình phát triển văn hóa, xã hội, chú trọng xây dựng các thiết chế văn hóa, góp phần khơi dậy niềm tự hào và giáo dục giới trẻ bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc. Hàng năm, dịp Tết Chôl Chnăm Thmây, Sel Đôn-ta của đồng bào Khmer, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đều phối hợp với các ngành tổ chức đoàn đến thăm hỏi, tặng quà cho các chùa, gia đình chính sách, các vị chức sắc, cán bộ tiêu biểu người dân tộc thiểu số" - Đại tá Phạm Văn Phong cho biết thêm.
Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở vùng đồng bào Khmer khu vực biên giới, từng bước đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng địa phương, đơn vị, vùng đồng bào Khmer khu vực biên giới lành mạnh; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, phát huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn"... Trên vùng đồng bào Khmer ở khu vực biên giới có 15 khóm, ấp đạt "Khóm, ấp văn hóa"; 07 khóm, ấp đạt chuẩn "Điểm sáng văn hóa biên giới"; 03/03 đơn vị thuộc BĐBP đạt chuẩn văn hóa.
Bên cạnh đó, để chăm lo văn hóa tinh thần cho bà con Khmer, 5 năm qua đơn vị phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang đã thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo để nắm bắt thời sự qua các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc Khmer trên Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương. Các đơn vị còn phối hợp với địa phương xây dựng các "Tủ sách pháp luật"; riêng Đồn Biên phòng Nhơn Hưng đã phối hợp với UBND xã Nhơn Hưng xây dựng "Phòng đọc biên giới" với hơn 2.000 đầu sách, tài liệu pháp luật phục vụ nhu cầu nghiên cứu của cán bộ, chiến sĩ đơn vị và cán bộ, Nhân dân trên địa bàn. Bộ Chỉ huy BĐBP còn phối hợp với Trường Dân tộc nội trú tỉnh An Giang mở các lớp dạy 04 kỹ năng tiếng Khmer nhằm tăng cường khả năng giao tiếp với đồng bào dân tộc Khmer.
Thời gian gần đây, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến đời sống của Nhân dân, đặc biệt là các gia đình Khmer nghèo, người già neo đơn trên địa bàn, các đơn vị biên phòng đã vận động các nhà hảo tâm, trích quỹ tăng gia sản xuất hỗ trợ gạo; nhu yếu phẩm; khẩu trang y tế; nước rửa tay sát khuẩn để trao tặng cho các chùa Khmer và các gia đình Khmer có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với phương châm khó khăn đến đâu hỗ trợ đến đó, quyết không để cho dân bị thiếu ăn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Những việc làm thiết thực của cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh qua đó đã góp phần xây dựng địa bàn các xã, phường, thị trấn biên giới ổn định về chính trị, quốc phòng, an ninh được giữ vững; cơ sở chính trị địa phương luôn được củng cố vững mạnh, đời sống về vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên, xây dựng nền "Thế trận lòng dân" vững mạnh.
P/s: Những hình ảnh sử dụng trong bài là lúc chưa có dịch bệnh COVID-19.
Thượng tá Lê Hoàng Việt, Phó Chính ủy BĐBP tỉnh chúc Tết, tặng quà cho các vị sư sãi, à cha và phật tử 04 điểm chùa trên địa bàn huyện Tri Tôn
Khởi sắc diện mạo vùng đồng bào Khmer
An Giang là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng vùng Tây Nam bộ, với đường biên giới dài gần 100 km tiếp giáp 2 tỉnh Takeo và Kandal (Campuchia). Khu vực biên giới gồm 18 xã, phường, thị trấn thuộc 5 huyện, thị xã, thành phố biên giới. Tuyến biên giới tỉnh An Giang có dân số 215.945 nhân khẩu, với 4 dân tộc sinh sống đan xen gồm: Kinh, Khmer, Chăm, Hoa; trong đó, dân tộc Khmer có 611 hộ/2.718 nhân khẩu. Đồng bào dân tộc Khmer chủ yếu sống theo phum sóc, tập trung ở 4 xã, thị trấn biên giới gồm: Nhơn Hưng, An Phú, An Nông, thị trấn Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên).
Theo Đại tá Phạm Văn Phong, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh An Giang: "Những năm qua, Đảng, Nhà nước, địa phương các cấp quan tâm đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, nhờ vậy đời sống đồng bào dân tộc Khmer được cải thiện. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng khá hơn, Nhân dân được hưởng nhiều công trình mục tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội được chăm lo, lòng tin với Đảng, Nhà nước, chính quyền được củng cố. Tuy nhiên, ý thức tự vươn lên thoát nghèo của một bộ phận người dân chưa cao, một số còn tự ti, an phận".
Description: 4-Cán bộ Đồn BP Nhơn Hưng kết hợp tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 cho đồng bào Khmer sóc Tà Ngáo, xã An Phú, huyện Tịnh Biên
Cán bộ Đồn BP Nhơn Hưng kết hợp tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 cho đồng bào Khmer sóc Tà Ngáo, xã An Phú, huyện Tịnh Biên
Chính vì vậy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã phân công giao nhiệm vụ 16 lượt cán bộ tăng cường cho 4 xã, thị trấn biên giới có đồng bào dân tộc Khmer. Đội ngũ này đã chủ động tham mưu cho địa phương trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh; đặc biệt, tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và địa phương, tuyên truyền các văn bản luật về biên giới quốc gia, công tác phòng, chống dịch COVID-19...
Qua gần 450 cuộc tuyên truyền được tổ chức đã thu hút 17.678 lượt người tham dự đã tạo điều kiện giúp đồng bào dân tộc Khmer khu vực biên giới nhận thức đúng đắn, tự giác, tích cực tham gia cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới. Không những thế, để thực hiện chương trình "Nâng bước em tới trường", BĐBP nhận đỡ đầu một số học sinh nghèo người dân tộc Khmer, hỗ trợ mỗi em 500.000 đồng/tháng; vận động tặng nhà "Mái ấm biên cương", xe đạp mới cho học sinh hoàn cảnh khó khăn người dân tộc.
Những ngày đầu tháng 9, chúng tôi về thăm xã biên giới Nhơn Hưng (huyện Tịnh Biên), nơi nhiều bà con Khmer sinh sống. Trước đây, người Khmer qua lại biên giới thường xuyên, khi ấy điều kiện sống của người dân ở xã còn khá lạc hậu, sống chung trên nhà sàn, dưới là gia súc. Những năm qua, chính quyền địa phương phối hợp Ban Dân tộc tỉnh triển khai kịp thời các chính sách về dân tộc, hỗ trợ giúp nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số hoàn cảnh khó khăn được cấp nhà ở, đất ở, vay vốn tập trung phát triển sản xuất như: Hỗ trợ 38 hộ vay vốn nuôi bò, 33 hộ vay vốn để sản xuất đường Thốt Nốt, 194 hộ được vay vốn sản xuất với số tiền trên 2 tỷ đồng. Đơn vị cũng đã phối hợp cất 120 căn nhà Đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà tình thương trị, tổng trị giá hơn 4,8 tỷ đồng… Đến nay, đường nhựa đã về đến xã, đường bê tông, điện, nước sạch về từng ấp, xã Nhơn Hưng đã được công nhận đạt chuẩn "Xã nông thôn mới".
Đại diện Đồn BP Nhơn Hưng và Hội Người cao tuổi xã An Phú, huyện Tịnh Biên trao tặng biển tượng trưng nhà Mái ấm biên giới cho gia đình học sinh Khmer
Trong khi đó, bà Lý Kim Thoa - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã An Phú cho biết: "Thời gian qua cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhiều chương trình giúp dân xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, khắc phục hậu quả thiên tai, xây dựng các công trình phúc lợi; thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở các xã biên giới". "Bằng những việc làm thiết thực, nhân ái, kết hợp với công tác tuyên truyền sâu rộng của cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã phần nào giúp người dân nơi đây nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội trong xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng, tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường, chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia... Nhiều hộ đồng bào dân tộc trên địa bàn đã tự giác di dời chuồng nuôi dê, nuôi bò ra xa nhà ở, bảo đảm vệ sinh môi trường; đóng góp tích cực vào các phong trào thi đua ở địa phương, chăm lo cho con cái ăn học...", bà Thoa cho biết thêm.Nâng chất đời sống văn hóa, tinh thần
"Những năm qua, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy BĐBP An Giang chỉ đạo các Đồn Biên phòng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai các chương trình phát triển văn hóa, xã hội, chú trọng xây dựng các thiết chế văn hóa, góp phần khơi dậy niềm tự hào và giáo dục giới trẻ bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc. Hàng năm, dịp Tết Chôl Chnăm Thmây, Sel Đôn-ta của đồng bào Khmer, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đều phối hợp với các ngành tổ chức đoàn đến thăm hỏi, tặng quà cho các chùa, gia đình chính sách, các vị chức sắc, cán bộ tiêu biểu người dân tộc thiểu số" - Đại tá Phạm Văn Phong cho biết thêm.
Chiến sĩ biên phòng học nhạc cụ cổ truyền với các em học sinh người Khmer
Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở vùng đồng bào Khmer khu vực biên giới, từng bước đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng địa phương, đơn vị, vùng đồng bào Khmer khu vực biên giới lành mạnh; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, phát huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn"... Trên vùng đồng bào Khmer ở khu vực biên giới có 15 khóm, ấp đạt "Khóm, ấp văn hóa"; 07 khóm, ấp đạt chuẩn "Điểm sáng văn hóa biên giới"; 03/03 đơn vị thuộc BĐBP đạt chuẩn văn hóa.
Bên cạnh đó, để chăm lo văn hóa tinh thần cho bà con Khmer, 5 năm qua đơn vị phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang đã thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo để nắm bắt thời sự qua các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc Khmer trên Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương. Các đơn vị còn phối hợp với địa phương xây dựng các "Tủ sách pháp luật"; riêng Đồn Biên phòng Nhơn Hưng đã phối hợp với UBND xã Nhơn Hưng xây dựng "Phòng đọc biên giới" với hơn 2.000 đầu sách, tài liệu pháp luật phục vụ nhu cầu nghiên cứu của cán bộ, chiến sĩ đơn vị và cán bộ, Nhân dân trên địa bàn. Bộ Chỉ huy BĐBP còn phối hợp với Trường Dân tộc nội trú tỉnh An Giang mở các lớp dạy 04 kỹ năng tiếng Khmer nhằm tăng cường khả năng giao tiếp với đồng bào dân tộc Khmer.
Mô hình Phòng đọc biên giới của UBND xã Nhơn Hưng và Đồn BP Nhơn Hưng phối hợp thực hiện
Thời gian gần đây, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến đời sống của Nhân dân, đặc biệt là các gia đình Khmer nghèo, người già neo đơn trên địa bàn, các đơn vị biên phòng đã vận động các nhà hảo tâm, trích quỹ tăng gia sản xuất hỗ trợ gạo; nhu yếu phẩm; khẩu trang y tế; nước rửa tay sát khuẩn để trao tặng cho các chùa Khmer và các gia đình Khmer có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với phương châm khó khăn đến đâu hỗ trợ đến đó, quyết không để cho dân bị thiếu ăn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Những việc làm thiết thực của cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh qua đó đã góp phần xây dựng địa bàn các xã, phường, thị trấn biên giới ổn định về chính trị, quốc phòng, an ninh được giữ vững; cơ sở chính trị địa phương luôn được củng cố vững mạnh, đời sống về vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên, xây dựng nền "Thế trận lòng dân" vững mạnh.
Chiến Khu
_________________P/s: Những hình ảnh sử dụng trong bài là lúc chưa có dịch bệnh COVID-19.