Thực tiễn - kinh nghiệm
Phụ nữ Vĩnh An thu nhập ổn định từ nghề may “túi xách tay”
- Được đăng: Thứ hai, 08 Tháng 3 2021 13:43
- Lượt xem: 919
(TUAG)- Thực hiện nhiệm vụ vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế gia đình, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Vĩnh An, huyện Châu Thành luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm cho chị em hội viên phụ nữ ở nông thôn, nhằm giúp chị em có thu nhập ổn định, phát triển kinh tế gia đình, tiến đến xây dựng gia đình ngày càng ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.
Hội Phụ nữ xã Vĩnh An hiện có trên 1.900 hội viên, sinh hoạt ở 3 chi hội ấp: Chi hội ấp Vĩnh Thành, Chi hội ấp Vĩnh Quới và Chi hội ấp Vĩnh Phú. Địa phương sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Những năm gần đây, do giá cả nông sản bấp bênh, đời sống của một bộ phận người dân, đặc biệt là các chị em phụ nữ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Như vậy, yêu cầu đặc ra là cần phải giúp cho các chị em có tay nghề tham gia lao động, sản xuất, góp phần phát triển kinh tế gia đình, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Xuất phát từ thực tế ấy, năm 2019, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh An phối hợp với các đơn vị tổ chức khai giảng lớp dạy nghề “May công nghiệp” cho 30 học viên tại ấp Vĩnh Thành tham gia. Thông qua lớp học, nhằm trang bị cho các chị em hội viên và phụ nữ am hiểu về các kỹ thuật may công nghiệp, quy trình, vận hành máy may, yêu cầu cơ bản của các loại sản phẩm may mặc nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường.
Sau khi hoàn thành khóa học, các chị em hội viên đăng ký may gia công sản phẩm túi xách tay cho cơ sở Uyên Lan tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành. Do tiếp cận với công việc mới, ban đầu nhiều chị em phụ nữ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự cần cù, chăm chỉ, khéo léo từ đôi tay của mình mà dần dần các chị em may nhuần nhuyễn hơn, sản phẩm đẹp hơn, đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Không chỉ may túi xách, mà các chị em còn may các sản phẩm như Balo, cặp các loại với nhiều nhãn mát và kiểu dán bắt mắt, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Hiện tại, tổ phụ nữ may túi xách tay có khoảng 25 chị em phụ nữ tham gia. Đa phần các chị em phụ nữ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và hộ khó khăn của địa phương. Theo các chị, em nghề may này cũng dễ thực hiện và cho thu nhập cũng khá ổn định, không ràng buộc về thời gian. Để may được sản phẩm túi xách tay, các chị em cần phải trang bị cho mình một máy may và trải qua quá trình học để may gia công sản phẩm. Sau đó Cơ sở may sẽ cung cấp các sản phẩm, mẫu thiết kế theo yêu cầu để các chị em may gia công tại nhà. Trung bình, mỗi chị em may từ 8 đến 15 sản phẩm/ngày, mỗi sản phẩm gia công có giá từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng, mỗi tháng các chị em mang về nguồn thu nhập khá ổn định cho gia đình.
Chị Nguyễn Thị Ngọt, ngụ ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh An cho biết: Ban đầu với mẫu thiết kế mới nên các chị em còn bở ngỡ, dần dần may cũng quen. Chị cùng với các chị em tham gia nghề may này hơn 2 năm nay, thu nhập mỗi chị khoảng 80.000 đồng đến 120.000 đồng/ngày từ đó mang về thu nhập cho gia đình từ 3.000.000 - 3.500.000 đồng/tháng, những tháng cao điểm có thể hơn. Chị rất phấn khởi chia sẻ: “Nhờ có nghề may này mà các chị em cũng có cuộc sống ổn định lắm. Ở quê mà, thu nhập như vậy tôi thấy cũng ổn định rồi. Từ ngày tham gia nghề may gia công này cuộc sống gia đình tôi thấy đỡ hơn trước rất nhiều, mỗi tháng tôi có thu nhập khá ổn định, vậy sống cũng được”.
Không chỉ riêng chị Ngọt, mà nhiều chị em phụ nữ khác cũng cảm thấy vui mừng và phấn khởi khi tham gia nghề may này, bởi vì nhờ có nghề này mà các chị có thêm số tiền để trang trải cuộc sống gia đình. Chị Nguyễn Thị Lụa là người có hoàn cảnh cũng rất khó khăn trong cuộc sống, chị chia sẻ: “Mặc dù, nghề này ngồi cả ngày cũng mệt lắm, nhưng đổi lại có tiền. Cuộc sống mà, phải lo nhiều thứ lắm. Từ ngày chồng tôi bệnh (gan), anh ấy làm mướn không được, cuộc sống gia đình rất túng thiếu nhiều lúc tôi cảm thấy bế tắt, vì người trụ cột gia đình không thể lao động do vậy cuộc sống của gia đình tôi rất khổ. Nhờ được sự hỗ trợ của Hội Phụ nữ xã, cũng như các chị em hàng xóm giới thiệu nghề may này mà hàng tháng tôi có thêm thu nhập vài triệu đồng, cũng đỡ lắm, có tiền chạy chữa thuốc thang”.
Hay chị Nguyễn Thị Thủy, cũng cảm thấy rất vui mừng, vì chính từ nguồn thu nhập vài triệu đồng mỗi tháng cùng với đồng lương làm nghề vận chuyển hàng hóa của chồng chị mà cũng xoay sở chạy chữa thuốc thang cho chồng chị điều trị căn bệnh Phì đại Tuyến tiền liệt và nuôi 2 người con ăn học đến nơi đến chốn. Chị thủy không cầm được nước mắt cho biết: “Nhiều lúc cũng cảm thấy bế tắt, tuy nhiên phải cố gắng vượt qua. Mặc dù đã ngoài 50 tuổi, vả lại 2 vợ chồng sức khỏe yếu, nhưng phải cố gắng làm. Chồng tôi thì làm thuê cho người ta, còn tôi thì may gia công để sống qua ngày. Giờ đây, cuộc sống cũng ổn định lắm rồi, con tôi học đại học ra trường và có việc làm ổn định”.
Có thể thấy rằng, Tổ phụ nữ may túi xách tay tại ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh An đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Nghề này giúp cho nhiều chị em hội viên phụ nữ có việc làm, tạo thêm nguồn thu nhập, góp phần cải thiện cuộc sống kinh tế gia đình, giúp các chị em vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống. Bà Bùi Thị Bích Huệ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh An cho biết về hiệu quả hoạt động của tổ, bà nói: “Tổ may túi xách này được thành lập và đi vào hoạt động mang lại hiệu quả cao, các chị em tham gia có thu nhập khá ổn định. Từ đó, đã giúp nhiều chị em có thể cải thiện cuộc sống kinh tế gia đình. Với hiệu quả hoạt động ấy, thời gian tới Hội tiếp tục tuyên truyền vận động chị em hội viên tham gia tổ này, cũng như sẽ nhân rộng ra trên địa bàn xã, để tạo công ăn việc cho các chị em hội viên”.
Hội Phụ nữ xã Vĩnh An hiện có trên 1.900 hội viên, sinh hoạt ở 3 chi hội ấp: Chi hội ấp Vĩnh Thành, Chi hội ấp Vĩnh Quới và Chi hội ấp Vĩnh Phú. Địa phương sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Những năm gần đây, do giá cả nông sản bấp bênh, đời sống của một bộ phận người dân, đặc biệt là các chị em phụ nữ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Như vậy, yêu cầu đặc ra là cần phải giúp cho các chị em có tay nghề tham gia lao động, sản xuất, góp phần phát triển kinh tế gia đình, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Xuất phát từ thực tế ấy, năm 2019, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh An phối hợp với các đơn vị tổ chức khai giảng lớp dạy nghề “May công nghiệp” cho 30 học viên tại ấp Vĩnh Thành tham gia. Thông qua lớp học, nhằm trang bị cho các chị em hội viên và phụ nữ am hiểu về các kỹ thuật may công nghiệp, quy trình, vận hành máy may, yêu cầu cơ bản của các loại sản phẩm may mặc nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường.
Sau khi hoàn thành khóa học, các chị em hội viên đăng ký may gia công sản phẩm túi xách tay cho cơ sở Uyên Lan tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành. Do tiếp cận với công việc mới, ban đầu nhiều chị em phụ nữ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự cần cù, chăm chỉ, khéo léo từ đôi tay của mình mà dần dần các chị em may nhuần nhuyễn hơn, sản phẩm đẹp hơn, đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Không chỉ may túi xách, mà các chị em còn may các sản phẩm như Balo, cặp các loại với nhiều nhãn mát và kiểu dán bắt mắt, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Hiện tại, tổ phụ nữ may túi xách tay có khoảng 25 chị em phụ nữ tham gia. Đa phần các chị em phụ nữ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và hộ khó khăn của địa phương. Theo các chị, em nghề may này cũng dễ thực hiện và cho thu nhập cũng khá ổn định, không ràng buộc về thời gian. Để may được sản phẩm túi xách tay, các chị em cần phải trang bị cho mình một máy may và trải qua quá trình học để may gia công sản phẩm. Sau đó Cơ sở may sẽ cung cấp các sản phẩm, mẫu thiết kế theo yêu cầu để các chị em may gia công tại nhà. Trung bình, mỗi chị em may từ 8 đến 15 sản phẩm/ngày, mỗi sản phẩm gia công có giá từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng, mỗi tháng các chị em mang về nguồn thu nhập khá ổn định cho gia đình.
Chị Nguyễn Thị Ngọt, ngụ ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh An cho biết: Ban đầu với mẫu thiết kế mới nên các chị em còn bở ngỡ, dần dần may cũng quen. Chị cùng với các chị em tham gia nghề may này hơn 2 năm nay, thu nhập mỗi chị khoảng 80.000 đồng đến 120.000 đồng/ngày từ đó mang về thu nhập cho gia đình từ 3.000.000 - 3.500.000 đồng/tháng, những tháng cao điểm có thể hơn. Chị rất phấn khởi chia sẻ: “Nhờ có nghề may này mà các chị em cũng có cuộc sống ổn định lắm. Ở quê mà, thu nhập như vậy tôi thấy cũng ổn định rồi. Từ ngày tham gia nghề may gia công này cuộc sống gia đình tôi thấy đỡ hơn trước rất nhiều, mỗi tháng tôi có thu nhập khá ổn định, vậy sống cũng được”.
Không chỉ riêng chị Ngọt, mà nhiều chị em phụ nữ khác cũng cảm thấy vui mừng và phấn khởi khi tham gia nghề may này, bởi vì nhờ có nghề này mà các chị có thêm số tiền để trang trải cuộc sống gia đình. Chị Nguyễn Thị Lụa là người có hoàn cảnh cũng rất khó khăn trong cuộc sống, chị chia sẻ: “Mặc dù, nghề này ngồi cả ngày cũng mệt lắm, nhưng đổi lại có tiền. Cuộc sống mà, phải lo nhiều thứ lắm. Từ ngày chồng tôi bệnh (gan), anh ấy làm mướn không được, cuộc sống gia đình rất túng thiếu nhiều lúc tôi cảm thấy bế tắt, vì người trụ cột gia đình không thể lao động do vậy cuộc sống của gia đình tôi rất khổ. Nhờ được sự hỗ trợ của Hội Phụ nữ xã, cũng như các chị em hàng xóm giới thiệu nghề may này mà hàng tháng tôi có thêm thu nhập vài triệu đồng, cũng đỡ lắm, có tiền chạy chữa thuốc thang”.
Hay chị Nguyễn Thị Thủy, cũng cảm thấy rất vui mừng, vì chính từ nguồn thu nhập vài triệu đồng mỗi tháng cùng với đồng lương làm nghề vận chuyển hàng hóa của chồng chị mà cũng xoay sở chạy chữa thuốc thang cho chồng chị điều trị căn bệnh Phì đại Tuyến tiền liệt và nuôi 2 người con ăn học đến nơi đến chốn. Chị thủy không cầm được nước mắt cho biết: “Nhiều lúc cũng cảm thấy bế tắt, tuy nhiên phải cố gắng vượt qua. Mặc dù đã ngoài 50 tuổi, vả lại 2 vợ chồng sức khỏe yếu, nhưng phải cố gắng làm. Chồng tôi thì làm thuê cho người ta, còn tôi thì may gia công để sống qua ngày. Giờ đây, cuộc sống cũng ổn định lắm rồi, con tôi học đại học ra trường và có việc làm ổn định”.
Có thể thấy rằng, Tổ phụ nữ may túi xách tay tại ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh An đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Nghề này giúp cho nhiều chị em hội viên phụ nữ có việc làm, tạo thêm nguồn thu nhập, góp phần cải thiện cuộc sống kinh tế gia đình, giúp các chị em vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống. Bà Bùi Thị Bích Huệ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh An cho biết về hiệu quả hoạt động của tổ, bà nói: “Tổ may túi xách này được thành lập và đi vào hoạt động mang lại hiệu quả cao, các chị em tham gia có thu nhập khá ổn định. Từ đó, đã giúp nhiều chị em có thể cải thiện cuộc sống kinh tế gia đình. Với hiệu quả hoạt động ấy, thời gian tới Hội tiếp tục tuyên truyền vận động chị em hội viên tham gia tổ này, cũng như sẽ nhân rộng ra trên địa bàn xã, để tạo công ăn việc cho các chị em hội viên”.
Minh Tân