Thực tiễn - kinh nghiệm
Tri Tôn đẩy mạnh thực hiện vệ sinh tiêu độc, chủ động phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm dịp Tết Nguyên đán năm 2021
- Được đăng: Thứ năm, 07 Tháng 1 2021 07:40
- Lượt xem: 1141
(TUAG)- Thời gian qua, cùng với sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản thì lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Tri Tôn cũng giữ vị trí rất quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Sau thời gian hơn 5 năm tập trung triển khai thực hiện Đề án của Bộ Nông nghiệp và PTNT về “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; đến nay ngành chăn nuôi của huyện Tri Tôn có bước chuyển biến khá về số lượng và chất lượng; ý thức về phòng chống dịch bệnh gắn với vệ sinh môi trường của người dân không ngừng nâng lên.
Theo đó, Trạm Chăn nuôi và Thú y là đơn vị chuyên môn được giao nhiệm vụ phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các hộ chăn nuôi quy mô tập trung theo kiểu trang trại từ vùng mật độ dân số cao, chuyển đến nơi có mật độ dân số thấp và hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xa khu dân cư theo quy hoạch; đồng thời chủ động thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt thông tin về tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm từ cơ sở để kịp thời phát hiện và tổ chức phòng, chống dịch kịp thời khi còn ở diện hẹp, số lượng ít.
Thời điểm Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm gia súc, gia cầm tăng cao, nhất là các sản phẩm thịt heo, gà, vịt, các sản phẩm trứng gia cầm… cũng từ đó, hoạt động kinh doanh, mua bán, giết mổ, vận chuyển tăng lên làm cho các ngành chức năng khó kiểm soát. Bên cạnh đó, thời tiết giao mùa, cũng là giai đoạn diễn biến bất thường nên dễ phát sinh dịch bệnh. Trước tình hình trên, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tri Tôn triển khai kế hoạch và tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm giai đoạn trước Tết và lễ hội Xuân năm 2021.
Chỉ tính trong năm 2020 Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện đã tổ chức tiêm phòng vaccin ngừa dịch cúm cho trên 579.000 con gia cầm; trong đó tiêm phòng vaccin lở mồm long móng được 22.950 con gia súc; tiêm phòng vaccin ngừa bệnh tai xanh được 14,850 con heo. Bên cạnh đó, ngành chức năng huyện Tri Tôn còn chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, vận chuyển, mua bán động vật, sản phẩm động vật để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh thú y cho người tiêu dùng và chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Tổ chức vệ sinh tiêu độc với diện tích trên 1 triệu.424.000m2, trong đó Cơ sở chăn nuôi là: 1.316.128m2, Xe vận chuyển: 2.750m; Quầy kệ bán thịt gia súc, gia cầm: 105.246m2; tuyên truyền vận động các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, cần phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi gia súc, gia cầm, quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh, giảm thiểu lượng khách ra, vào tham quan trại; thường xuyên kiểm tra tiến hành thực hiện tiêu độc toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận. Đối với chăn nuôi hộ gia đình, khuyến cáo bà con cần thực hiện quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm bao gồm cả nơi chăn thả; thu gom phân rác, cọ rửa vệ sinh kỹ lưỡng về mặt chuồng trại. Đối với các cơ sở ấp trứng gia cầm, thủy cầm, các hộ chăn nuôi cần phát hoang cây, cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp. Đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các hộ dân tiêu độc nơi nhốt ra súc, gia cầm chờ giết mổ. Đối với khu vực buôn bán thịt gia cầm và sản phẩm gia cầm, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chợ mua bán thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm và các khu vực mua bán sản phẩm động vật tại chợ. Qua công tác vệ sinh tiêu độc chủ động phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm, các hộ chăn nuôi luôn ý thức thực hiện, bà Nguyễn Thị Nhu, xã Núi Tô tâm sự: “Sau thời gian dịch tả heo Châu Phi tôi nuôi lai đàn heo và luôn tuân thủ vệ sinh chuồng trại, phun xịt thuốc sát trùng và theo hướng dẫn của cán bô thú y, nếu mình không biết thì chịu khó hỏi, người ta cũng tận tình chỉ dẫn, nên giờ củng yên tâm lắm”.
Hiện nay, việc phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi đang chuyển dần sang hình thức nuôi tập trung quy mô lớn theo mô hình trang trại và ứng dụng các thành tựu khoa học vào chăn nuôi. Đến nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trong toàn huyện Tri Tôn hiện có trên 414.000 con, trong đó: Trâu, bò : 17.462 con. Heo: 16.907 con. Gia cầm: Vịt: 262.620 con; Gà: 117.020 con. Hiện có 3 doanh nghiệp lớn đầu tư gồm Tập đoàn TH True Milk, triển khai 20.000 con bò; Công ty SD 420 con; Công ty Việt thắng 14.800 con heo. Phát triển đàn bò lai chuyên thịt bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo đến nay thực hiện 1.323 con, sinh được 784 bê lai.
Để phát huy tốt hơn nữa những thành quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực chăn nuôi, từng bước hướng đến mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và an toàn dịch bệnh ngành chuyên môn tiếp tục phối hợp tốt với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của người chăn nuôi trong việc chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Đặc biệt là khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành chăn nuôi theo quy mô trang trại, bán công nghiệp, công nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao; sử dụng công nghệ chuồng kín có hệ thống làm mát; hệ thống ăn uống tự động; sử dụng chế phẩm sinh học; ứng dụng công nghệ trong xử lý chất thải bằng hầm biogas, đệm lót sinh học và công nghệ phòng, chống dịch bệnh; từng bước xây dựng đại trà mô hình chăn nuôi theo hướng VietGap, an toàn dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại các vùng chăn nuôi ở địa phương.
Với tầm quan trọng của công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Tri Tôn cũng khuyến cáo đến bà con nhân dân tích cực hưởng ứng các đợt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tuân thủ khuyến cáo của ngành chức năng, qua đó nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, tích cực tuyên truyền, tập trung vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại nhằm bảo vệ đàn vật nuôi phát triển an toàn, ổn định. /.
Theo đó, Trạm Chăn nuôi và Thú y là đơn vị chuyên môn được giao nhiệm vụ phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các hộ chăn nuôi quy mô tập trung theo kiểu trang trại từ vùng mật độ dân số cao, chuyển đến nơi có mật độ dân số thấp và hình thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xa khu dân cư theo quy hoạch; đồng thời chủ động thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt thông tin về tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm từ cơ sở để kịp thời phát hiện và tổ chức phòng, chống dịch kịp thời khi còn ở diện hẹp, số lượng ít.
Thời điểm Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm gia súc, gia cầm tăng cao, nhất là các sản phẩm thịt heo, gà, vịt, các sản phẩm trứng gia cầm… cũng từ đó, hoạt động kinh doanh, mua bán, giết mổ, vận chuyển tăng lên làm cho các ngành chức năng khó kiểm soát. Bên cạnh đó, thời tiết giao mùa, cũng là giai đoạn diễn biến bất thường nên dễ phát sinh dịch bệnh. Trước tình hình trên, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tri Tôn triển khai kế hoạch và tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm giai đoạn trước Tết và lễ hội Xuân năm 2021.
Chỉ tính trong năm 2020 Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện đã tổ chức tiêm phòng vaccin ngừa dịch cúm cho trên 579.000 con gia cầm; trong đó tiêm phòng vaccin lở mồm long móng được 22.950 con gia súc; tiêm phòng vaccin ngừa bệnh tai xanh được 14,850 con heo. Bên cạnh đó, ngành chức năng huyện Tri Tôn còn chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, vận chuyển, mua bán động vật, sản phẩm động vật để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh thú y cho người tiêu dùng và chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Tổ chức vệ sinh tiêu độc với diện tích trên 1 triệu.424.000m2, trong đó Cơ sở chăn nuôi là: 1.316.128m2, Xe vận chuyển: 2.750m; Quầy kệ bán thịt gia súc, gia cầm: 105.246m2; tuyên truyền vận động các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, cần phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi gia súc, gia cầm, quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh, giảm thiểu lượng khách ra, vào tham quan trại; thường xuyên kiểm tra tiến hành thực hiện tiêu độc toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận. Đối với chăn nuôi hộ gia đình, khuyến cáo bà con cần thực hiện quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm bao gồm cả nơi chăn thả; thu gom phân rác, cọ rửa vệ sinh kỹ lưỡng về mặt chuồng trại. Đối với các cơ sở ấp trứng gia cầm, thủy cầm, các hộ chăn nuôi cần phát hoang cây, cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp. Đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các hộ dân tiêu độc nơi nhốt ra súc, gia cầm chờ giết mổ. Đối với khu vực buôn bán thịt gia cầm và sản phẩm gia cầm, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chợ mua bán thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm và các khu vực mua bán sản phẩm động vật tại chợ. Qua công tác vệ sinh tiêu độc chủ động phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm, các hộ chăn nuôi luôn ý thức thực hiện, bà Nguyễn Thị Nhu, xã Núi Tô tâm sự: “Sau thời gian dịch tả heo Châu Phi tôi nuôi lai đàn heo và luôn tuân thủ vệ sinh chuồng trại, phun xịt thuốc sát trùng và theo hướng dẫn của cán bô thú y, nếu mình không biết thì chịu khó hỏi, người ta cũng tận tình chỉ dẫn, nên giờ củng yên tâm lắm”.
Hiện nay, việc phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi đang chuyển dần sang hình thức nuôi tập trung quy mô lớn theo mô hình trang trại và ứng dụng các thành tựu khoa học vào chăn nuôi. Đến nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trong toàn huyện Tri Tôn hiện có trên 414.000 con, trong đó: Trâu, bò : 17.462 con. Heo: 16.907 con. Gia cầm: Vịt: 262.620 con; Gà: 117.020 con. Hiện có 3 doanh nghiệp lớn đầu tư gồm Tập đoàn TH True Milk, triển khai 20.000 con bò; Công ty SD 420 con; Công ty Việt thắng 14.800 con heo. Phát triển đàn bò lai chuyên thịt bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo đến nay thực hiện 1.323 con, sinh được 784 bê lai.
Để phát huy tốt hơn nữa những thành quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực chăn nuôi, từng bước hướng đến mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và an toàn dịch bệnh ngành chuyên môn tiếp tục phối hợp tốt với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của người chăn nuôi trong việc chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Đặc biệt là khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành chăn nuôi theo quy mô trang trại, bán công nghiệp, công nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao; sử dụng công nghệ chuồng kín có hệ thống làm mát; hệ thống ăn uống tự động; sử dụng chế phẩm sinh học; ứng dụng công nghệ trong xử lý chất thải bằng hầm biogas, đệm lót sinh học và công nghệ phòng, chống dịch bệnh; từng bước xây dựng đại trà mô hình chăn nuôi theo hướng VietGap, an toàn dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại các vùng chăn nuôi ở địa phương.
Với tầm quan trọng của công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Tri Tôn cũng khuyến cáo đến bà con nhân dân tích cực hưởng ứng các đợt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tuân thủ khuyến cáo của ngành chức năng, qua đó nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, tích cực tuyên truyền, tập trung vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại nhằm bảo vệ đàn vật nuôi phát triển an toàn, ổn định. /.
Cẩm Vân