Thực tiễn - kinh nghiệm
Công an huyện Tri Tôn với công tác vận động đồng bào dân tộc Khmer
- Được đăng: Thứ tư, 19 Tháng 8 2015 15:06
- Lượt xem: 2556
(TGAG)- Tri Tôn là huyện miền núi biên giới thuộc vùng Thất Sơn hùng vĩ với diện tích trên 60.000 ha, giáp ranh nước bạn Campuchia và cũng là nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với 13.200 hộ, 53.855 nhân khẩu, chiếm 34% tổng số dân trên địa bàn huyện.
Những năm qua, cùng với các ban, ngành, đoàn thể, Công an huyện Tri Tôn đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng trong đồng bào dân tộc Khmer, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của các vị chức sắc, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho hàng ngàn lượt đồng bào, qua đó đã kết hợp vận động, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật đến đồng bào dân tộc Khmer.
Điển hình tại xã Núi Tô, huyện Tri Tôn công tác vận động của cấp ủy, chính quyền xã đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, được đông đảo bà con dân tộc Khmer đồng tình ủng hộ. Mỗi cán bộ của xã là những tuyên truyền viên luôn đi sâu sát với đồng bào, trong đó lực lượng Công an xã đóng vai trò nòng cốt. Thông qua đó, lực lượng Công an đã tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đồng bào Khmer thoát nghèo, không ngừng vươn lên ổn định cuộc sống và nâng cao đời sống vật chất, như: xây dựng kết cấu hạ tầng trong vùng đồng bào Khmer, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, cho vay vốn sản xuất, hỗ trợ mua bò, mua nông cụ sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào Khmer … và đã đạt được một số kết quả tích cực. Đi xuống tận nhà người dân, nhìn những căn nhà khang trang cũng phần nào biết được đời sống kinh tế của bà con nơi đây khá ổn định. Tiếp xúc với ông Chau Oanh, người dân tổ 7, ấp Tô Trung, xã Núi Tô chia sẻ: “Trước kia hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn, nhưng từ khi được chính quyền cấp 05 công đất, rồi hỗ trợ cho vay 10 triệu mua bò, cuộc sống gia đình tôi đã khá hơn trước. Bản thân tôi rất vui vì được Đảng, Nhà nước hỗ trợ trong cuộc sống, sản xuất, tạo được của cải trong gia đình nên tôi rất mừng và phấn khởi...”. Nắm chắc những phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc, bên cạnh công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng Công an cơ sở còn làm tốt công tác tranh thủ các vị sư sãi, à cha, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer. Điển hình như: Hòa thượng Chau Ti, Chau Xuân, Chau Kim Xath v.v… Qua đó, tạo được cầu nối quan trọng giữa chính quyền ở xã với bà con dân tộc Khmer trong công tác tuyên truyền, vận động và đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với đồng bào dân tộc.
Thường xuyên tăng cường lực lượng xuống cơ sở, bám tuyến, bám địa bàn, thực hiện “4 cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với đồng bào; vừa làm tốt công tác dân vận, vừa lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân là những công việc mà lực lượng Công an huyện Tri Tôn thường xuyên phải thực hiện trong những năm qua. Với những việc làm đó đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trong tuyên truyền, vận động con cháu trong gia đình họ tự giác chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân, cũng như trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở. Qua công tác vận động đồng bào dân tộc, trên địa bàn xã Châu Lăng đã xuất hiện nhiều mô hình mới như: Tổ tự quản an toàn giao thông, Quỹ an ninh trật tự, Mô hình địa bàn giáp ranh v.v… Trong đó, mô hình “Quỹ an ninh trật tự” là một mô hình tự quản, do người dân đóng góp tiền tạo nên nguồn quỹ tặng thưởng cho những quần chúng tham gia tố giác, truy bắt tội phạm. Mô hình được đông đảo người dân, đặc biệt là đồng bào Khmer hưởng ửng tích cực.
Công tác vận động có hiệu quả đã đem lại bộ mặt mới cho huyện miền núi biên giới này, từ những con đường lầy lội, chật hẹp thì nay đã được bà con dân tộc Khmer hiến đất làm đường, tạo nên những con lộ mới, sạch đẹp; ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của đồng bào cũng được nâng lên, cả huyện trong 06 tháng đầu năm 2015 chỉ xảy ra 02 vụ tai nạn giao thông, giảm đáng kể so với cùng kỳ của những năm trước. Điều này bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực trong công tác vận động quần chúng. Tuy nhiên, để có được những kết quả khích lệ đó là sự nổ lực, kiên nhẫn, khéo léo của mỗi cán bộ Công an huyện. Trung tá Nguyễn Văn Nghĩa - Cán bộ Đội Phụ trách xã Công an huyện Tri Tôn tâm sự: “Công tác vận động bước đầu cũng rất khó khăn, do mình nói thì đồng bào chưa thể tin được mà phải vừa nói vừa thực hiện, người ta mới tin. Đồng thời kinh phí trong công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế, đôi lúc cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả của buổi tuyên truyền”.
Mặc dù hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng chính từ những hiệu quả của công tác vận động đồng bào dân tộc Khmer mang lại, sẽ là những giá trị tinh thần to lớn để Công an huyện Tri Tôn làm tốt hơn nữa các mặt công tác này, tạo được thế trận lòng dân, xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, góp phần đảm bảo tình hình chính trị và trật tự an toàn xã vùng núi biên giới Tri Tôn./.
Những năm qua, cùng với các ban, ngành, đoàn thể, Công an huyện Tri Tôn đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng trong đồng bào dân tộc Khmer, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của các vị chức sắc, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho hàng ngàn lượt đồng bào, qua đó đã kết hợp vận động, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật đến đồng bào dân tộc Khmer.
Điển hình tại xã Núi Tô, huyện Tri Tôn công tác vận động của cấp ủy, chính quyền xã đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, được đông đảo bà con dân tộc Khmer đồng tình ủng hộ. Mỗi cán bộ của xã là những tuyên truyền viên luôn đi sâu sát với đồng bào, trong đó lực lượng Công an xã đóng vai trò nòng cốt. Thông qua đó, lực lượng Công an đã tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đồng bào Khmer thoát nghèo, không ngừng vươn lên ổn định cuộc sống và nâng cao đời sống vật chất, như: xây dựng kết cấu hạ tầng trong vùng đồng bào Khmer, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, cho vay vốn sản xuất, hỗ trợ mua bò, mua nông cụ sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào Khmer … và đã đạt được một số kết quả tích cực. Đi xuống tận nhà người dân, nhìn những căn nhà khang trang cũng phần nào biết được đời sống kinh tế của bà con nơi đây khá ổn định. Tiếp xúc với ông Chau Oanh, người dân tổ 7, ấp Tô Trung, xã Núi Tô chia sẻ: “Trước kia hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn, nhưng từ khi được chính quyền cấp 05 công đất, rồi hỗ trợ cho vay 10 triệu mua bò, cuộc sống gia đình tôi đã khá hơn trước. Bản thân tôi rất vui vì được Đảng, Nhà nước hỗ trợ trong cuộc sống, sản xuất, tạo được của cải trong gia đình nên tôi rất mừng và phấn khởi...”. Nắm chắc những phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc, bên cạnh công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng Công an cơ sở còn làm tốt công tác tranh thủ các vị sư sãi, à cha, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer. Điển hình như: Hòa thượng Chau Ti, Chau Xuân, Chau Kim Xath v.v… Qua đó, tạo được cầu nối quan trọng giữa chính quyền ở xã với bà con dân tộc Khmer trong công tác tuyên truyền, vận động và đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với đồng bào dân tộc.
Thường xuyên tăng cường lực lượng xuống cơ sở, bám tuyến, bám địa bàn, thực hiện “4 cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với đồng bào; vừa làm tốt công tác dân vận, vừa lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân là những công việc mà lực lượng Công an huyện Tri Tôn thường xuyên phải thực hiện trong những năm qua. Với những việc làm đó đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trong tuyên truyền, vận động con cháu trong gia đình họ tự giác chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân, cũng như trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở. Qua công tác vận động đồng bào dân tộc, trên địa bàn xã Châu Lăng đã xuất hiện nhiều mô hình mới như: Tổ tự quản an toàn giao thông, Quỹ an ninh trật tự, Mô hình địa bàn giáp ranh v.v… Trong đó, mô hình “Quỹ an ninh trật tự” là một mô hình tự quản, do người dân đóng góp tiền tạo nên nguồn quỹ tặng thưởng cho những quần chúng tham gia tố giác, truy bắt tội phạm. Mô hình được đông đảo người dân, đặc biệt là đồng bào Khmer hưởng ửng tích cực.
Công tác vận động có hiệu quả đã đem lại bộ mặt mới cho huyện miền núi biên giới này, từ những con đường lầy lội, chật hẹp thì nay đã được bà con dân tộc Khmer hiến đất làm đường, tạo nên những con lộ mới, sạch đẹp; ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của đồng bào cũng được nâng lên, cả huyện trong 06 tháng đầu năm 2015 chỉ xảy ra 02 vụ tai nạn giao thông, giảm đáng kể so với cùng kỳ của những năm trước. Điều này bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực trong công tác vận động quần chúng. Tuy nhiên, để có được những kết quả khích lệ đó là sự nổ lực, kiên nhẫn, khéo léo của mỗi cán bộ Công an huyện. Trung tá Nguyễn Văn Nghĩa - Cán bộ Đội Phụ trách xã Công an huyện Tri Tôn tâm sự: “Công tác vận động bước đầu cũng rất khó khăn, do mình nói thì đồng bào chưa thể tin được mà phải vừa nói vừa thực hiện, người ta mới tin. Đồng thời kinh phí trong công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế, đôi lúc cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả của buổi tuyên truyền”.
Mặc dù hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng chính từ những hiệu quả của công tác vận động đồng bào dân tộc Khmer mang lại, sẽ là những giá trị tinh thần to lớn để Công an huyện Tri Tôn làm tốt hơn nữa các mặt công tác này, tạo được thế trận lòng dân, xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, góp phần đảm bảo tình hình chính trị và trật tự an toàn xã vùng núi biên giới Tri Tôn./.
Trọng Phúc