Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội đất nước năm 2020
- Được đăng: Thứ sáu, 17 Tháng 1 2020 14:25
- Lượt xem: 1269
(TGAG)- Nhằm cung cấp thêm thông tin kịp thời để phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền, TGAG giới thiệu nội dung: "Những thành tựu kinh tế - xã hội to lớn của năm 2019 tạo tiền đề để đạt được nhiều thành tích ấn tượng và toàn diện hơn nữa cho năm 2020".
Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2019
Bám sát phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, là năm thứ 2 liên tiếp đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Những kết quả đạt được là rất ấn tượng trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức; tiếp tục khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đất nước và cũng là minh chứng rõ nét của tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó, đổi mới, sáng tạo và ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Các tổ chức quốc tế uy tín và nhiều quốc gia, đối tác đánh giá cao và khẳng định Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng trong khu vực, toàn cầu. Nước ta được xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, tăng 15 bậc so với năm 2018; năng lực cạnh canh của Việt Nam cải thiện vượt bậc trên cả 3 trụ cột thể chế, cơ sở hạ tầng và kỹ năng, xếp thứ 67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với năm 2018. Về kết quả cụ thể:
- Tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, năng suất lao động và chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện; kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn. Tốc độ tăng GDP cả năm ước đạt trên 6,8%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, thế giới. Chúng ta vẫn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới 3%, thấp hơn mục tiêu đề ra. Thị trường tài chính, tiền tệ và tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt và duy trì ổn định phù hợp; dự trữ ngoại hối đạt khoảng 73 tỷ USD. Hệ số tín nhiệm quốc gia được nâng hạng từ BB- lên BB với triển vọng “tích cực”. Tổng thu ngân sách nhà nước vượt 3,3% dự toán; nợ công giảm còn 56,1% GDP (năm 2016 là 64,6% GDP). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước khoảng 33,8% GDP.
Cơ cấu lại nền kinh tế đi vào thực chất, đúng hướng; trong bối cảnh khó khăn chung, các ngành, lĩnh vực vẫn phát triển tương đối tích cực. Tốc độ khu vực công nghiệp tăng 8,21%, tạo động lực chủ chốt cho tăng trưởng chung của nền kinh tế. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng khá, dù gặp khó khăn do hạn hán, biến đổi khí hậu và dịch tả lợn châu Phi (xảy ra tại 7.612 xã, 642 huyện, làm giảm 19% đàn lợn).
Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện, số lượng doanh nghiệp thành lập mới duy trì ở mức cao, vốn đăng ký tăng mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ở mức 2 con số (11,5-12%); thu hút 18 triệu lượt khách du lịch, tăng 16,1%.
- Khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực; hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia phát triển mạnh. Chỉ số đổi mới sáng tạo Toàn cầu của Việt Nam tăng 3 bậc, xếp thứ 42/129 quốc gia, đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và đứng 3 ASEAN sau Xingapo và Malaixia.
- Công tác cải cách hành chính, tư pháp, phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh. Khởi tố mới 214 vụ, 487 bị can tham nhũng; thu hồi hơn 615 tỷ đồng và 11.867 m2 đất; kê biên trên 795 tỷ đồng. Xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.
- Các lĩnh vực về văn hoá, xã hội, đời sống nhân dân tiếp tục được quan tâm. Chủ động khắc phục hậu quả bão lũ, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại; thực hiện giảm nghèo bền vững. Các cơ quan chức năng phản ứng kịp thời trước nhiều vụ việc, vấn đề xã hội. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình đối với các hoạt động vi phạm chủ quyền trên biển. Các hoạt động đối ngoại ngày càng khẳng định và nâng cao vị thế đất nước.
Nổi bật là các sự kiện đăng cai tổ chức cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2; Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu cao kỷ lục (192/193); tích cực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; chuẩn bị cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020; tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak 2019); đã ký Hiệp ước, Nghị định thư với Campuchia về phân giới, cắm mốc đạt 84% biên giới đất liền...
Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, yếu kém: Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng một số yếu tố chưa thực sự vững chắc. Tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công chậm; trong đó có một số công trình hạ tầng trọng điểm. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Khu vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là do thiên tai, dịch bệnh. Trình độ công nghệ, quản lý quy hoạch, đô thị còn bất cập... Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường còn những bất cập. Đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai. Tình trạng bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình, tình hình tội phạm, tai nạn giao thông, cháy nổ, việc sử dụng đất đai, tài nguyên, ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc dư luận xã hội.
Trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội đất nước năm 2020
Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi.
Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường với củng cố quốc phòng, an ninh. Chú trọng các lĩnh vực văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy; tinh giản biên chế; cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Làm tốt công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.
Củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
* Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2020
- Về kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân dưới 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP.
- Về xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%.
- Về môi trường: Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 90%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.
* Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
- Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo mọi thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng; phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế mạnh mẽ, thực chất hơn. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu dựa vào tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; tạo đột phá trong việc xây dựng nền tảng phát triển kinh tế số. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thực hiện hiệu quả Luật quy hoạch và các quy định pháp luật liên quan.
- Khắc phục hiệu quả những hạn chế, tồn tại và có giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn các trọng tâm cơ cấu lại về đầu tư công, các tổ chức tín dụng và Doanh nghiệp Nhà nước.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại giữa các ngành và nội ngành dựa vào lợi thế so sánh và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ. Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, tăng cường kết nối với các doanh nghiệp FDI. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới, phấn đấu khoảng 58% số xã đạt chuẩn.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng quy hoạch để thúc đẩy mạnh mẽ các vùng kinh tế trọng điểm, liên kết vùng và phát huy vai trò động lực của các đô thị lớn. Phát triển mạnh kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết Trung ương.
- Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị.
- Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo và phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại.
- Chú trọng phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Thực hiện tốt các chính sách người có công, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững.
- Ưu tiên bố trí nguồn lực, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường; có giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ đất đai, tài nguyên. Tăng cường hợp tác quốc tế về sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông; quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả và bảo đảm an ninh nguồn nước.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với cải cách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương.
- Củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, báo chí, truyền thông; phát triển hiệu quả, lành mạnh hệ thống báo chí; chủ động, kịp thời cung cấp và tiếp nhận thông tin phản ánh của doanh nghiệp, người dân, nhất là trong đấu tranh phòng chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí; biểu dương nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Ngăn chặn, xử lý kịp thời các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
- Phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức, đoàn thể các cấp. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước ở tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị; tổ chức thành công Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
Phát huy hơn nữa ý thức trách nhiệm, tinh thần đổi mới sáng tạo và nỗ lực vượt khó, vươn lên của từng cán bộ, công chức, viên chức và từng người dân, doanh nghiệp đóng góp cho phát triển đất nước.
Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2019
Bám sát phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, là năm thứ 2 liên tiếp đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Những kết quả đạt được là rất ấn tượng trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức; tiếp tục khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đất nước và cũng là minh chứng rõ nét của tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó, đổi mới, sáng tạo và ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Các tổ chức quốc tế uy tín và nhiều quốc gia, đối tác đánh giá cao và khẳng định Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng trong khu vực, toàn cầu. Nước ta được xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, tăng 15 bậc so với năm 2018; năng lực cạnh canh của Việt Nam cải thiện vượt bậc trên cả 3 trụ cột thể chế, cơ sở hạ tầng và kỹ năng, xếp thứ 67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với năm 2018. Về kết quả cụ thể:
- Tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, năng suất lao động và chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện; kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn. Tốc độ tăng GDP cả năm ước đạt trên 6,8%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, thế giới. Chúng ta vẫn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dưới 3%, thấp hơn mục tiêu đề ra. Thị trường tài chính, tiền tệ và tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt và duy trì ổn định phù hợp; dự trữ ngoại hối đạt khoảng 73 tỷ USD. Hệ số tín nhiệm quốc gia được nâng hạng từ BB- lên BB với triển vọng “tích cực”. Tổng thu ngân sách nhà nước vượt 3,3% dự toán; nợ công giảm còn 56,1% GDP (năm 2016 là 64,6% GDP). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước khoảng 33,8% GDP.
Cơ cấu lại nền kinh tế đi vào thực chất, đúng hướng; trong bối cảnh khó khăn chung, các ngành, lĩnh vực vẫn phát triển tương đối tích cực. Tốc độ khu vực công nghiệp tăng 8,21%, tạo động lực chủ chốt cho tăng trưởng chung của nền kinh tế. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng khá, dù gặp khó khăn do hạn hán, biến đổi khí hậu và dịch tả lợn châu Phi (xảy ra tại 7.612 xã, 642 huyện, làm giảm 19% đàn lợn).
Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện, số lượng doanh nghiệp thành lập mới duy trì ở mức cao, vốn đăng ký tăng mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ở mức 2 con số (11,5-12%); thu hút 18 triệu lượt khách du lịch, tăng 16,1%.
- Khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực; hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia phát triển mạnh. Chỉ số đổi mới sáng tạo Toàn cầu của Việt Nam tăng 3 bậc, xếp thứ 42/129 quốc gia, đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và đứng 3 ASEAN sau Xingapo và Malaixia.
- Công tác cải cách hành chính, tư pháp, phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh. Khởi tố mới 214 vụ, 487 bị can tham nhũng; thu hồi hơn 615 tỷ đồng và 11.867 m2 đất; kê biên trên 795 tỷ đồng. Xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.
- Các lĩnh vực về văn hoá, xã hội, đời sống nhân dân tiếp tục được quan tâm. Chủ động khắc phục hậu quả bão lũ, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại; thực hiện giảm nghèo bền vững. Các cơ quan chức năng phản ứng kịp thời trước nhiều vụ việc, vấn đề xã hội. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình đối với các hoạt động vi phạm chủ quyền trên biển. Các hoạt động đối ngoại ngày càng khẳng định và nâng cao vị thế đất nước.
Nổi bật là các sự kiện đăng cai tổ chức cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2; Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu cao kỷ lục (192/193); tích cực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; chuẩn bị cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020; tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak 2019); đã ký Hiệp ước, Nghị định thư với Campuchia về phân giới, cắm mốc đạt 84% biên giới đất liền...
Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, yếu kém: Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng một số yếu tố chưa thực sự vững chắc. Tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công chậm; trong đó có một số công trình hạ tầng trọng điểm. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Khu vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là do thiên tai, dịch bệnh. Trình độ công nghệ, quản lý quy hoạch, đô thị còn bất cập... Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường còn những bất cập. Đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai. Tình trạng bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình, tình hình tội phạm, tai nạn giao thông, cháy nổ, việc sử dụng đất đai, tài nguyên, ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc dư luận xã hội.
Trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội đất nước năm 2020
Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi.
Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường với củng cố quốc phòng, an ninh. Chú trọng các lĩnh vực văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy; tinh giản biên chế; cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Làm tốt công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.
Củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
* Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2020
- Về kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân dưới 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP.
- Về xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 25%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 28 giường bệnh; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,7%.
- Về môi trường: Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 90%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.
* Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
- Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo mọi thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng; phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế mạnh mẽ, thực chất hơn. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu dựa vào tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; tạo đột phá trong việc xây dựng nền tảng phát triển kinh tế số. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thực hiện hiệu quả Luật quy hoạch và các quy định pháp luật liên quan.
- Khắc phục hiệu quả những hạn chế, tồn tại và có giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn các trọng tâm cơ cấu lại về đầu tư công, các tổ chức tín dụng và Doanh nghiệp Nhà nước.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại giữa các ngành và nội ngành dựa vào lợi thế so sánh và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ. Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, tăng cường kết nối với các doanh nghiệp FDI. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới, phấn đấu khoảng 58% số xã đạt chuẩn.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng quy hoạch để thúc đẩy mạnh mẽ các vùng kinh tế trọng điểm, liên kết vùng và phát huy vai trò động lực của các đô thị lớn. Phát triển mạnh kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết Trung ương.
- Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị.
- Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo và phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại.
- Chú trọng phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Thực hiện tốt các chính sách người có công, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững.
- Ưu tiên bố trí nguồn lực, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường; có giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ đất đai, tài nguyên. Tăng cường hợp tác quốc tế về sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông; quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả và bảo đảm an ninh nguồn nước.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với cải cách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương.
- Củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, báo chí, truyền thông; phát triển hiệu quả, lành mạnh hệ thống báo chí; chủ động, kịp thời cung cấp và tiếp nhận thông tin phản ánh của doanh nghiệp, người dân, nhất là trong đấu tranh phòng chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí; biểu dương nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Ngăn chặn, xử lý kịp thời các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
- Phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức, đoàn thể các cấp. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước ở tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị; tổ chức thành công Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
Phát huy hơn nữa ý thức trách nhiệm, tinh thần đổi mới sáng tạo và nỗ lực vượt khó, vươn lên của từng cán bộ, công chức, viên chức và từng người dân, doanh nghiệp đóng góp cho phát triển đất nước.
TGAG