Các quy định pháp luật về chống tham nhũng của Liên bang Nga
- Được đăng: Thứ sáu, 17 Tháng 1 2020 13:57
- Lượt xem: 1973
(TGAG)- Tham nhũng tại Liên bang Nga được coi là một mối đe dọa có hệ thống đến an ninh của đất nước. Ngày 25/12/2008, Liên bang Nga đã ban hành Luật Chống tham nhũng (Luật Liên bang số 273-FZ), gồm 14 điều quy định về các biện pháp ngăn chặn tham nhũng; nghĩa vụ công khai tài sản, thu nhập đối với công chức nhà nước; quy định về xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ; hạn chế việc công chức sau khi không làm việc trong các cơ quan nhà nước tham gia làm việc trong các tổ chức mà công chức này đã có mối liên hệ trước đó; trách nhiệm của pháp nhân đối với hành vi tham nhũng; hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tham nhũng;...
Ngày 13/4/2010, Chính phủ Liên bang ban hành Chiến lược Chống tham nhũng Quốc gia (được phê chuẩn theo Nghị định của Tổng thống Liên bang Nga số 460). Chiến lược đặt ra các mục tiêu cụ thể nhằm bảo đảm sự tham gia của các tổ chức xã hội trong cuộc chiến chống tham nhũng; tăng cường tính khách quan và bảo đảm tính minh bạch khi thông qua luật; cải thiện các điều kiện, quy trình và cơ chế đấu thầu của tỉnh, thành phố bằng cách triển khai thực hiện đấu thầu điện tử công khai; tăng cường vai trò của các ủy ban giám sát các quy định liên quan đến hành vi của công chức Chính phủ Liên bang và việc giải quyết xung đột lợi ích; cải thiện việc đào tạo chuyên môn cho các chuyên gia trong tổ chức và áp dụng trực tiếp các biện pháp chống tham nhũng; cải thiện hệ thống kế toán tài chính và báo cáo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế;...
Tháng 3/2012, Chính phủ Nga tiếp tục thông qua Kế hoạch Chống tham nhũng Quốc gia giai đoạn 2012-2013, trong đó quy định một số nội dung quan trọng về quản lý kinh tế, công tác cán bộ, công tác tuyên truyền về phòng chống tham nhũng và đặc biệt là thực hiện việc kiểm soát không chỉ thu nhập mà còn cả chi tiêu của quan chức. Kế hoạch phòng chống tham nhũng cũng hướng dẫn Chính phủ, các cơ quan hành pháp và các cơ quan thuộc Chính phủ về cách chống tham nhũng; cung cấp các hướng dẫn và các khuyến nghị cho Chính phủ, các cơ quan hành pháp thuộc Liên bang và Tòa án tối cao Liên bang về cách thức phòng ngừa tham nhũng cũng như cách thiết lập khung pháp lý để vận động hành lang và tăng tính minh bạch trong các hoạt động tài chính cá nhân của các công chức.
Các quan chức Nga có nghĩa vụ kê khai thu nhập hằng năm. Các công dân giữ chức vụ trong nhà nước, công chức Trung ương và địa phương, cán bộ các tổ chức do nhà nước thành lập có nghĩa vụ báo cáo chi tiêu hằng năm. Người nhà và các con của công chức cũng phải kê khai tài sản, thu nhập và chi tiêu theo quy định và được công khai trên mạng thông tin điện tử. Trị giá tối thiểu bắt buộc khai báo là 3 triệu rúp (tương đương 100.000 USD); không phải báo cáo tất cả mà chỉ cần báo cáo những giao dịch giá trị lớn như: xe cộ, bất động sản và chứng khoán khi trị giá giao dịch vượt quá tổng số lương 03 năm ở nơi làm việc chính của người này hoặc của các thành viên trong gia đình.
Nếu qua kiểm tra phát hiện thấy chi tiêu của một quan chức vượt quá con số thu nhập và người này không thể giải trình nguồn tài chính, thì quan chức đó có thể bị sa thải và tài sản mua bằng tiền không rõ xuất xứ sẽ bị thu hồi thành sở hữu của nhà nước.
Luật Chống tham nhũng được sửa đổi theo hướng chi tiết, cụ thể hơn và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Luật sửa đổi yêu cầu công chức nhà nước phải khai báo tài sản, thu nhập của cá nhân, vợ (chồng), con chưa thành niên hằng năm và coi tính trung thực khai báo tài sản, thu nhập là tiêu chuẩn đánh giá độ tin cậy của công chức (tín nhiệm đối với vị trí công chức). Đồng thời, Luật sửa đổi năm 2013 cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải có các chương trình tuân thủ quy định về chống tham nhũng và thực hiện các biện pháp nội bộ triệt để nhằm ngăn ngừa tham nhũng. Theo đó, các doanh nghiệp của Nga cũng như của nước ngoài phải thiết lập các chương trình phòng, chống hối lộ hiệu quả và thực hiện các chính sách chống tham nhũng triệt để trong nội bộ doanh nghiệp.
Văn phòng Tổng Công tố Liên bang (hay còn gọi là Tổng Kiểm sát trưởng Liên bang, tương ứng với Viện trưởng Viện Kiệm sát Nhân dân tối cao của Việt Nam) thực hiện một chương trình đặc biệt giám sát việc tuân thủ các quyền của doanh nghiệp, trong đó những người làm kinh doanh có thể đưa ra ý kiến khiếu nại nếu các quyền hoặc các quyền lợi pháp lý của họ bị xâm phạm.
Ngoài ra, Luật sửa đổi cũng quy định chi tiết hơn về cơ chế đấu thầu mua sắm công đã từ việc xây dựng kế hoạch, đơn đặt hàng, công khai, minh bạch trong các khâu... giúp người dân và xã hội có thể giám sát được, trong khi luật cũ chỉ chú trọng tới cơ chế đặt hàng.
Đồng thời, Luật sửa đổi đã chia tội nhận hối lộ ra bốn mức, tính theo số tiền nhận hối lộ:
(1) Dưới 25.000 rúp (khoảng 9,5 triệu đồng Việt Nam)
(2) Từ 25.000 đến 150.000 rúp.
(3) Từ 150.000 đến 1 triệu rúp.
(4) Và trên 1 triệu rúp.
Với bốn mức nhận hối lộ này, mức phạt sẽ tăng gấp 15 đến 100 lần hoặc bị tù giam từ 02 đến 15 năm.
Vào tháng 4/2013, Đu-ma Quốc gia Nga (Hạ viện) tiếp tục thông qua một loạt các văn bản pháp luật về chống tham nhũng mới nhằm ngăn chặn các quan chức cấp cao không được cất giấu tài sản bất hợp pháp ở nước ngoài và không được chuyển tiền ra nước ngoài. Luật pháp nghiêm cấm tất cả các công chức cấp cao, các nghị sỹ, thẩm phán và các thành viên trong gia đình của những người này không được có tài khoản ở các ngân hàng nước ngoài.
Đồng thời, Nga cũng tích cực sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng theo hướng cụ thể và tăng nặng hình phạt để tăng tính răn đe, như: Sửa đổi Điều 104 của Bộ luật Hình sự về tịch thu tài sản đối với tội phạm tham nhũng; tội nhận hối lộ, tham nhũng, án phạt tăng gấp nhiều lần hoặc phạt tù giam dài hơn so với các tội khác; sửa đổi Điều 575 của Bộ luật Dân sự về cấm quan chức nhận quà, trừ trường hợp không thể từ chối và phải khai báo (trước đây, các quan chức được phép nhận quà tặng với điều kiện công khai ở nơi công cộng và giá trị quà tặng tối đa là 3.000 rúp - tương đương 18 triệu VNĐ) sửa đổi Điều 447 của Bộ luật Tố tụng hình sự, giảm số người được hưởng các thủ tục đặc biệt trong án hình sự, loại bỏ quyền miễn trừ đối với điều tra viên, luật sư, kiểm sát viên và các thành viên Ủy ban bầu cử.
Năm 2018, Tổng thống Pu-tin tiếp tục đề xuất 03 dự luật về phòng chống tham nhũng. Cho đến nay, các dự luật này đã được Đu-ma Quốc gia (Hạ viện) phê chuẩn trong lần xem xét thứ ba và đang được trình lên Hội đồng Liên bang (Thượng viện) xem xét. Quốc hội Nga đã gọi các biện pháp do Tổng thống Pu-tin đề xuất là “chưa từng có tiền lệ ” khi yêu cầu kiểm tra chi tiêu của tất cả các quan chức ngay cả khi họ không còn đương chức.
Hai điểm thay đổi quan trọng trong dự luật này là:
- Sau khi quan chức nghỉ công tác, tất cả tài liệu về các khoản chi tiêu được thực hiện trong vòng 3 năm “đương chức” gần nhất của quan chức đó sẽ chuyển đến văn phòng công tố để rà soát lại và việc xác minh này sẽ được tiến hành trong vòng 6 tháng.
- Một quan chức nếu không thể chứng minh được ngôi nhà hoặc chiếc xe riêng của mình được mua bằng “tiền lương”, thì số tài sản đó sẽ bị tịch thu sung công quỹ; trường hợp các quan chức cố gắng bán hoặc tiêu hủy số tài sản bất chính, dự luật quy định họ sẽ phải đóng vào ngân sách nhà nước số tiền đúng bằng giá trị của số tài sản này. Ngoài ra, gói dự luật còn bổ sung quy định cho phép các cơ quan chống tham nhũng của Chính phủ được nhận thông tin từ các ngân hàng Nga về hoạt động tài khoản và tiền gửi của bất kỳ cá nhân và tổ chức nào. Đồng thời, dự luật cũng bổ sung các quy định về đơn giản hóa thủ tục khởi tố, khuyến khích tố giác tham nhũng và tăng mức phạt đối với các tổ chức đưa hối lộ.
Ngoài ra, cũng trong năm 2018, Tổng thống Pu-tin đã phê duyệt Kế hoạch chống tham nhũng quốc gia giai đoạn 2018 - 2019. Kế hoạch lần này đặt thời hạn đến năm 2019, nội các nước này phải đưa ra luật trừng phạt các quan chức tham nhũng; yêu cầu các nhà lập pháp phải xây dựng các tiêu chí xác định rõ những hành vi nào cấu thành hành vi phạm tội và cần mở rộng danh sách những tài sản bất hợp pháp phải tịch thu.
Ngày 13/4/2010, Chính phủ Liên bang ban hành Chiến lược Chống tham nhũng Quốc gia (được phê chuẩn theo Nghị định của Tổng thống Liên bang Nga số 460). Chiến lược đặt ra các mục tiêu cụ thể nhằm bảo đảm sự tham gia của các tổ chức xã hội trong cuộc chiến chống tham nhũng; tăng cường tính khách quan và bảo đảm tính minh bạch khi thông qua luật; cải thiện các điều kiện, quy trình và cơ chế đấu thầu của tỉnh, thành phố bằng cách triển khai thực hiện đấu thầu điện tử công khai; tăng cường vai trò của các ủy ban giám sát các quy định liên quan đến hành vi của công chức Chính phủ Liên bang và việc giải quyết xung đột lợi ích; cải thiện việc đào tạo chuyên môn cho các chuyên gia trong tổ chức và áp dụng trực tiếp các biện pháp chống tham nhũng; cải thiện hệ thống kế toán tài chính và báo cáo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế;...
Tháng 3/2012, Chính phủ Nga tiếp tục thông qua Kế hoạch Chống tham nhũng Quốc gia giai đoạn 2012-2013, trong đó quy định một số nội dung quan trọng về quản lý kinh tế, công tác cán bộ, công tác tuyên truyền về phòng chống tham nhũng và đặc biệt là thực hiện việc kiểm soát không chỉ thu nhập mà còn cả chi tiêu của quan chức. Kế hoạch phòng chống tham nhũng cũng hướng dẫn Chính phủ, các cơ quan hành pháp và các cơ quan thuộc Chính phủ về cách chống tham nhũng; cung cấp các hướng dẫn và các khuyến nghị cho Chính phủ, các cơ quan hành pháp thuộc Liên bang và Tòa án tối cao Liên bang về cách thức phòng ngừa tham nhũng cũng như cách thiết lập khung pháp lý để vận động hành lang và tăng tính minh bạch trong các hoạt động tài chính cá nhân của các công chức.
Các quan chức Nga có nghĩa vụ kê khai thu nhập hằng năm. Các công dân giữ chức vụ trong nhà nước, công chức Trung ương và địa phương, cán bộ các tổ chức do nhà nước thành lập có nghĩa vụ báo cáo chi tiêu hằng năm. Người nhà và các con của công chức cũng phải kê khai tài sản, thu nhập và chi tiêu theo quy định và được công khai trên mạng thông tin điện tử. Trị giá tối thiểu bắt buộc khai báo là 3 triệu rúp (tương đương 100.000 USD); không phải báo cáo tất cả mà chỉ cần báo cáo những giao dịch giá trị lớn như: xe cộ, bất động sản và chứng khoán khi trị giá giao dịch vượt quá tổng số lương 03 năm ở nơi làm việc chính của người này hoặc của các thành viên trong gia đình.
Nếu qua kiểm tra phát hiện thấy chi tiêu của một quan chức vượt quá con số thu nhập và người này không thể giải trình nguồn tài chính, thì quan chức đó có thể bị sa thải và tài sản mua bằng tiền không rõ xuất xứ sẽ bị thu hồi thành sở hữu của nhà nước.
Luật Chống tham nhũng được sửa đổi theo hướng chi tiết, cụ thể hơn và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Luật sửa đổi yêu cầu công chức nhà nước phải khai báo tài sản, thu nhập của cá nhân, vợ (chồng), con chưa thành niên hằng năm và coi tính trung thực khai báo tài sản, thu nhập là tiêu chuẩn đánh giá độ tin cậy của công chức (tín nhiệm đối với vị trí công chức). Đồng thời, Luật sửa đổi năm 2013 cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải có các chương trình tuân thủ quy định về chống tham nhũng và thực hiện các biện pháp nội bộ triệt để nhằm ngăn ngừa tham nhũng. Theo đó, các doanh nghiệp của Nga cũng như của nước ngoài phải thiết lập các chương trình phòng, chống hối lộ hiệu quả và thực hiện các chính sách chống tham nhũng triệt để trong nội bộ doanh nghiệp.
Văn phòng Tổng Công tố Liên bang (hay còn gọi là Tổng Kiểm sát trưởng Liên bang, tương ứng với Viện trưởng Viện Kiệm sát Nhân dân tối cao của Việt Nam) thực hiện một chương trình đặc biệt giám sát việc tuân thủ các quyền của doanh nghiệp, trong đó những người làm kinh doanh có thể đưa ra ý kiến khiếu nại nếu các quyền hoặc các quyền lợi pháp lý của họ bị xâm phạm.
Ngoài ra, Luật sửa đổi cũng quy định chi tiết hơn về cơ chế đấu thầu mua sắm công đã từ việc xây dựng kế hoạch, đơn đặt hàng, công khai, minh bạch trong các khâu... giúp người dân và xã hội có thể giám sát được, trong khi luật cũ chỉ chú trọng tới cơ chế đặt hàng.
Đồng thời, Luật sửa đổi đã chia tội nhận hối lộ ra bốn mức, tính theo số tiền nhận hối lộ:
(1) Dưới 25.000 rúp (khoảng 9,5 triệu đồng Việt Nam)
(2) Từ 25.000 đến 150.000 rúp.
(3) Từ 150.000 đến 1 triệu rúp.
(4) Và trên 1 triệu rúp.
Với bốn mức nhận hối lộ này, mức phạt sẽ tăng gấp 15 đến 100 lần hoặc bị tù giam từ 02 đến 15 năm.
Vào tháng 4/2013, Đu-ma Quốc gia Nga (Hạ viện) tiếp tục thông qua một loạt các văn bản pháp luật về chống tham nhũng mới nhằm ngăn chặn các quan chức cấp cao không được cất giấu tài sản bất hợp pháp ở nước ngoài và không được chuyển tiền ra nước ngoài. Luật pháp nghiêm cấm tất cả các công chức cấp cao, các nghị sỹ, thẩm phán và các thành viên trong gia đình của những người này không được có tài khoản ở các ngân hàng nước ngoài.
Đồng thời, Nga cũng tích cực sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng theo hướng cụ thể và tăng nặng hình phạt để tăng tính răn đe, như: Sửa đổi Điều 104 của Bộ luật Hình sự về tịch thu tài sản đối với tội phạm tham nhũng; tội nhận hối lộ, tham nhũng, án phạt tăng gấp nhiều lần hoặc phạt tù giam dài hơn so với các tội khác; sửa đổi Điều 575 của Bộ luật Dân sự về cấm quan chức nhận quà, trừ trường hợp không thể từ chối và phải khai báo (trước đây, các quan chức được phép nhận quà tặng với điều kiện công khai ở nơi công cộng và giá trị quà tặng tối đa là 3.000 rúp - tương đương 18 triệu VNĐ) sửa đổi Điều 447 của Bộ luật Tố tụng hình sự, giảm số người được hưởng các thủ tục đặc biệt trong án hình sự, loại bỏ quyền miễn trừ đối với điều tra viên, luật sư, kiểm sát viên và các thành viên Ủy ban bầu cử.
Năm 2018, Tổng thống Pu-tin tiếp tục đề xuất 03 dự luật về phòng chống tham nhũng. Cho đến nay, các dự luật này đã được Đu-ma Quốc gia (Hạ viện) phê chuẩn trong lần xem xét thứ ba và đang được trình lên Hội đồng Liên bang (Thượng viện) xem xét. Quốc hội Nga đã gọi các biện pháp do Tổng thống Pu-tin đề xuất là “chưa từng có tiền lệ ” khi yêu cầu kiểm tra chi tiêu của tất cả các quan chức ngay cả khi họ không còn đương chức.
Hai điểm thay đổi quan trọng trong dự luật này là:
- Sau khi quan chức nghỉ công tác, tất cả tài liệu về các khoản chi tiêu được thực hiện trong vòng 3 năm “đương chức” gần nhất của quan chức đó sẽ chuyển đến văn phòng công tố để rà soát lại và việc xác minh này sẽ được tiến hành trong vòng 6 tháng.
- Một quan chức nếu không thể chứng minh được ngôi nhà hoặc chiếc xe riêng của mình được mua bằng “tiền lương”, thì số tài sản đó sẽ bị tịch thu sung công quỹ; trường hợp các quan chức cố gắng bán hoặc tiêu hủy số tài sản bất chính, dự luật quy định họ sẽ phải đóng vào ngân sách nhà nước số tiền đúng bằng giá trị của số tài sản này. Ngoài ra, gói dự luật còn bổ sung quy định cho phép các cơ quan chống tham nhũng của Chính phủ được nhận thông tin từ các ngân hàng Nga về hoạt động tài khoản và tiền gửi của bất kỳ cá nhân và tổ chức nào. Đồng thời, dự luật cũng bổ sung các quy định về đơn giản hóa thủ tục khởi tố, khuyến khích tố giác tham nhũng và tăng mức phạt đối với các tổ chức đưa hối lộ.
Ngoài ra, cũng trong năm 2018, Tổng thống Pu-tin đã phê duyệt Kế hoạch chống tham nhũng quốc gia giai đoạn 2018 - 2019. Kế hoạch lần này đặt thời hạn đến năm 2019, nội các nước này phải đưa ra luật trừng phạt các quan chức tham nhũng; yêu cầu các nhà lập pháp phải xây dựng các tiêu chí xác định rõ những hành vi nào cấu thành hành vi phạm tội và cần mở rộng danh sách những tài sản bất hợp pháp phải tịch thu.
H.T (tổng hợp)