Vài nét về môi trường chiến lược Trung Đông và xu hướng tới
- Được đăng: Thứ hai, 22 Tháng 6 2015 14:40
- Lượt xem: 2528
Từ 4 năm nay, sự kiện “Mùa xuân A-rập” để lại những hậu quả nặng nề tại các nước mà nó tràn qua. Đó là các cuộc xung đột, bạo lực tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp, làm cho đời sống của nhân dân trong khu vực điêu đứng, cùng cực và chưa thấy có lối thoát cho tình hình. Tại sao vậy? và môi trường chiến lược Trung Đông với những toan tính, cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc và các nước trong khu vực sẽ ra sao trong thời gian tới?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thị sát tại Baghdad (Ảnh: Reuters)
Có thể thấy, đó là vấn đề đang thu hút dư luận quốc tế, nhưng câu trả lời thì dường như còn bỏ ngỏ. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, sau sự kiện “Mùa xuân A-rập”, khu vực Trung Đông tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều đột biến, khó lường, như: bạo lực gia tăng ở I-rắc và Xy-ri; xung đột đẫm máu giữa I-xra-en và Pa-le-xtin; vấn đề hạt nhân I-ran vẫn đang trên bàn đàm phán; đặc biệt, hoạt động ngày càng gia tăng của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS). Đây là những nhân tố cơ bản tác động, hình thành nên môi trường an ninh khu vực, với nhiều gam màu tối, sáng khác nhau, cùng sự toan tính của nhiều nước.
Cuộc chiến chống IS và cạnh tranh địa - chiến lược
Trỗi dậy mạnh mẽ như một hiện tượng cực đoan của thế giới, IS đã nhanh chóng đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ của I-rắc, Xy-ri và trở thành tổ chức khủng bố khét tiếng nhất thời đại. Với việc tàn sát hàng nghìn người dân vô tội cùng nhiều nhà báo quốc tế, IS đã, đang là mối đe dọa an ninh đối với khu vực và toàn cầu. Trước tình hình đó, một liên minh quốc tế chống IS do Mỹ lãnh đạo đã tiến hành hàng loạt vụ không kích nhằm tiêu diệt phiến quân này ở I-rắc và Xy-ri. Tuy nhiên, kết quả chống IS thì chưa và cũng sẽ khó được như tham vọng, Cuộc chiến chống IS chắc chắn còn tiếp tục phải kéo dài.
Theo giới phân tích quốc tế, trong cuộc chiến này, Mỹ không chỉ muốn thể hiện vai trò của mình ở khu vực, mà còn nhằm nhiều mục đích. Trong đó, cạnh tranh địa - chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự với các đối thủ là mục đích tối quan trọng, được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ trong khu vực này. Về chính trị, thông qua hoạt động không kích IS trên lãnh thổ I-rắc và Xy-ri, Mỹ muốn dựng lên ở I-rắc một chính quyền thân Mỹ, thù địch với I-ran và Xy-ri, hòng làm suy yếu Tê-hê-ran, phong trào Héc-bô-la và đẩy Nga ra khỏi khu vực; đồng thời, thực hiện các bước đi tiến tới thành lập “Nhà nước tự trị người Cuốc” ở miền Bắc I-rắc. Ngoài ra, thay vì hợp tác với chính quyền Đa-mát, để nâng cao hiệu quả chống IS, Mỹ tăng cường hỗ trợ lực lượng đối lập - “Quân đội Xy-ri tự do ”, tạo hành lang cô lập, gây sức ép lật đổ Tổng thống Xy-ri B. An Át-xát. Về mặt kinh tế, sau cuộc chiến tranh I-rắc (năm 2003), các tập đoàn của Mỹ trúng thầu gần như toàn bộ các dự án tái thiết và sản xuất dầu lớn nhất ở nước này. Tháng 6-2014, sản lượng xuất khẩu dầu lửa của I-rắc đạt mức cao nhất kể từ năm 2003, kinh tế I-rắc bước đầu có dấu hiệu trở lại ổn định. Song, do sự tiến quân mạnh mẽ của IS vào I-rắc, đã và đang đe dọa lợi ích cốt lõi của Mỹ ở nơi đây; trong khi đó, chính phủ I-rắc bất lực và không “tuân theo đường hướng chỉ đạo của Oa-sinh-tơn”. Thậm chí, Thủ tướng I-rắc An Ma-li-ki (lúc đó) có quan hệ thân thiết với I-ran, công khai thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc và Nga, khiến Mỹ và phương Tây lo lắng. Hơn thế nữa, tháng 6-2011, I-rắc đã ký bản ghi nhớ với I-ran và Xy-ri về việc xây dựng một đường ống dẫn khí mới (dài 1.500 km), nối liền ba nước, được gọi là “Xa lộ Hồi giáo”. Dự án này nếu hoàn thành sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho Xy-ri nhưng lại “phá hỏng” Dự án Na-búc-co (dẫn dầu từ I-rắc đến A-déc-bai-gian, Tuốc-mê-ni-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ sang châu Âu) đang được Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thúc đẩy khởi công vào năm 2017. Vì vậy, lợi dụng cuộc chiến chống IS, Mỹ và đồng minh sẽ thực hiện bằng được các mục tiêu: phá vỡ sự độc quyền khí đốt của Nga ở châu Âu; giải phóng sự phụ thuộc của Thổ Nhĩ Kỳ vào khí đốt của I-ran; cung cấp cho I-xra-en cơ hội xuất khẩu khí đốt sang châu Âu và làm gián đoạn nguồn cung năng lượng cho Trung Quốc. Mặt khác, không kích IS còn là dịp để Mỹ và đồng minh thử nghiệm vũ khí mới, kiểm tra khả năng vô hiệu hóa hệ thống phòng không mà Nga trang bị cho Xy-ri. Đồng thời, tiêu hủy số vũ khí sắp hết hạn sử dụng, bởi số tiền bỏ ra để tiêu hủy số vũ khí này rất tốn kém, nếu không ném chúng vào cuộc chiến tranh.
Bất ổn, khủng hoảng và xung đột ở một số quốc gia tạo lợi thế cho chiến lược “Đại Trung Đông” của Mỹ
Năm 2014, do chính sách đối nội không phù hợp của chính quyền thủ tướng An Ma-li-ki đã đẩy I-rắc lún sâu vào mâu thuẫn và khủng hoảng sâu sắc. Lợi dụng tình hình đó, lực lượng người Cuốc ở phía Bắc đã chủ trương li khai, đánh chiếm thành phố Ki-cớt để mặc cả với chính quyền I-rắc về khả năng thành lập “Nhà nước tự trị”. Do sức ép từ các phe phái trong Chính phủ, đặc biệt là sức ép từ Mỹ, buộc Thủ tướng An Ma-li-ki phải ra đi và thay vào đó là một chính quyền thân Mỹ. Đây là cơ sở quan trọng để Oa-sinh-tơn có thể kiểm soát các điểm trọng yếu khác ở Trung Đông. Hiện nay, Mỹ đang nhằm tới 3 căn cứ lớn ở I-rắc, gồm: sân bay ở ngoại ô Thủ đô Bát-đa, căn cứ không quân Tan-lin ở miền Nam và sân bay Ba-sơ ở miền Bắc I-rắc. Các căn cứ này, đều nằm trên các tuyến đường chiến lược, có đường ống dẫn dầu tới Gioóc-đa-ni, nếu kiểm soát được chúng, Mỹ có thể bao vây, phong tỏa I-ran và Xy-ri khi cần thiết.
Đối với Xy-ri, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống (tháng 6-2014), chính quyền của Tổng thống An Át-xát từng bước khôi phục quyền kiểm soát các khu vực chiến lược; chủ trương giải quyết cuộc khủng hoảng bằng biện pháp hòa bình; tiến hành tiêu hủy kho vũ khí hóa học, sinh học theo đúng lịch trình của Liên hợp quốc và mong muốn hợp tác với phương Tây để chống IS. Đáp lại thiện chí đó, Mỹ và phương Tây không những từ chối mà còn xây dựng hành lang cấm bay dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Gioóc-đa-ni, nhằm biến khu vực này thành nơi tập kết vũ khí và huấn luyện cho lực lượng “Quân đội Xy-ri tự do”; đồng thời, cô lập làm suy yếu quân đội Xy-ri. Mặc dù đã giành được một số kết quả quan trọng, nhưng chính quyền Xy-ri vẫn chưa đủ mạnh để có thể chiếm lại các vùng lãnh thổ đã mất, thậm chí đang mất dần ưu thế tại một số vùng. Trong khi đó, Liên hợp quốc lại cho rằng, chính quyền Đa-mát và các nhóm vũ trang đối lập tại Xy-ri phải chịu trách nhiệm trước “nỗi đau khổ không kể xiết” của dân thường, vi phạm tội ác chiến tranh. Điều đó cho thấy, cuộc khủng hoảng ở Xy-ri còn phức tạp và chưa thể có hồi kết.
Về tiến trình hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, mặc dù đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn vô thời hạn sau cuộc chiến đẫm máu (50 ngày) tại dải Ga-da, nhưng việc giải quyết mâu thuẫn nội tại giữa hai bên chưa có tiến triển đáng kể nào. Không những thế, chủ trương không công nhận nhà nước Pa-le-xtin độc lập lại do Ông B. Ne-ta-ny-a-hu, người vừa trúng cử chức vụ Thủ tướng I-xra-en nhiệm kỳ thứ tư khởi xướng, làm cho tiến trình hòa bình nói trên vốn đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn.
Ngoài ra, vấn đề hạt nhân I-ran vẫn đang là ẩn số. Sau hàng loạt các thử nghiệm tìm kiếm đối tác chiến lược, nhưng Mỹ vẫn chưa tìm được quốc gia nào thực sự đáng tin cậy có khả năng gia tăng ảnh hưởng chiến lược của Mỹ tại Trung Đông. Chính vì vậy, với vị trí địa chiến lược quan trọng, nguồn dầu khí dồi dào, I-ran đang trở thành nguồn tìm kiếm đối tác của Mỹ tại khu vực này. Theo đó, Mỹ mong muốn cải thiện mối quan hệ với I-ran nhằm lôi kéo để từng bước chuyển hóa Tê-hê-ran đi theo quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ. Về phía I-ran, cũng mong muốn Mỹ và phương Tây gỡ bỏ trừng phạt để phát triển kinh tế, ổn định trong nước. Ngày 02-4-2015, các bên đã đạt được thỏa thuận khung, mở đường đi tới một thỏa thuận cuối cùng, toàn diện về chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran. Tuy nhiên, thỏa thuận này ngay lập tức bị A-rập Xê-út, Ca-ta và I-xra-en chỉ trích, phản đối, gây ra mối nguy hiểm không những đối với I-ran, mà còn đối với sự ổn định an ninh ở khu vực Trung Đông.
Theo các nhà phân tích quốc tế, tất cả các động thái trên, trước hết là do mâu thuẫn nội tại vốn có trong lòng các nước và giữa các nước với nhau trong khu vực; đồng thời, chịu sự chi phối của những toan tính, cạnh tranh địa - chính trị của các cường quốc trong và ngoài khu vực; trong đó, chiến lược “Đại Trung Đông” của Mỹ đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiện tại, Oa-sinh-tơn chủ trương thực hiện chiến lược tự do kiểu Mỹ tại Trung Đông với mục tiêu mở rộng các quyền chính trị và tham gia chính trị của người dân thế giới Hồi giáo để đấu tranh chống lại chủ nghĩa cực đoan tại từng quốc gia. Qua đó, Mỹ vừa có thể cải thiện hình ảnh của mình trước thế giới Hồi giáo; đồng thời, dễ bề chi phối, can dự gây ảnh hưởng đối với khu vực địa - chiến lược quan trọng này.
Xu hướng tình hình Trung Đông trong thời gian tới
Các yếu tố bất ổn đang hiện hữu, như: nội chiến, mâu thuẫn sắc tộc, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các quốc gia trong khu vực và sự nổi lên của IS sẽ khiến cho tình hình khu vực Trung Đông tiếp tục phức tạp, khó dự đoán. Cuộc chiến chống IS sẽ còn kéo dài, có khả năng mở rộng về quy mô với sự can dự ngày càng sâu của Mỹ. Cạnh tranh chiến lược hay thỏa hiệp giữa các nước lớn sẽ là yếu tố quyết định đến việc giải quyết các điểm nóng tại Trung Đông, nhưng rất phức tạp. I-rắc sẽ còn lún sâu vào khủng hoảng do sự yếu kém của chính quyền, đặc biệt là lực lượng an ninh, quân đội; chính quyền mới chưa thể làm chủ được tình hình và vẫn phụ thuộc vào sự hậu thuẫn của Mỹ. Can thiệp quân sự thông qua các cuộc không kích kết hợp với triển khai lực lượng đặc nhiệm trên lãnh thổ I-rắc tiếp tục được Mỹ và đồng minh duy trì. Các nước I-ran, Thổ Nhĩ Kỳ, A-rập Xê-út,… tiếp tục can thiệp vào I-rắc.
Giải quyết khủng hoảng tại Xy-ri thông qua con đường ngoại giao tiếp tục là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới, nhưng sẽ kéo dài do các bên trực tiếp liên quan chưa chịu nhượng bộ và chịu sự chi phối của Mỹ, Nga, I-ran. Trong thời gian tới, Chính quyền của Tổng thống Xy-ri An Át-xát sẽ đẩy mạnh các chiến dịch quân sự nhằm truy quét lực lượng khủng bố Hồi giáo, các nhóm vũ trang nổi dậy, từng bước kiểm soát tình hình. Đàm phán hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin tiếp tục đi vào ngõ cụt ít nhất cũng hết nhiệm kỳ thứ 7 của Thủ tướng B. Ne-ta-ny-a-hu. Vấn đề hạt nhân I-ran có triển vọng tháo gỡ, nhất là trong bối cảnh Mỹ và I-ran có sự xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, sự thỏa hiệp giữa Mỹ và I-ran sẽ khiến quan hệ I-ran với các nước trong khu vực vùng Vịnh leo thang căng thẳng, đặc biệt trong quan hệ giữa I-ran với I-xra-en và A-rập Xê-út.
Như vậy, môi trường chiến lược đầy trắc ẩn của Trung Đông hàm chứa những toan tính địa chiến lược của các cường quốc, nhất là chiến lược “Đại Trung Đông” của Mỹ, cùng với sự nổi lên của lực lượng IS, khiến khu vực trở thành “điểm nóng” thường trực kéo dài, khó bề giải quyết trong ngắn hạn.
Nguồn: TC.QPTD
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thị sát tại Baghdad (Ảnh: Reuters)
Có thể thấy, đó là vấn đề đang thu hút dư luận quốc tế, nhưng câu trả lời thì dường như còn bỏ ngỏ. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, sau sự kiện “Mùa xuân A-rập”, khu vực Trung Đông tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều đột biến, khó lường, như: bạo lực gia tăng ở I-rắc và Xy-ri; xung đột đẫm máu giữa I-xra-en và Pa-le-xtin; vấn đề hạt nhân I-ran vẫn đang trên bàn đàm phán; đặc biệt, hoạt động ngày càng gia tăng của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS). Đây là những nhân tố cơ bản tác động, hình thành nên môi trường an ninh khu vực, với nhiều gam màu tối, sáng khác nhau, cùng sự toan tính của nhiều nước.
Cuộc chiến chống IS và cạnh tranh địa - chiến lược
Trỗi dậy mạnh mẽ như một hiện tượng cực đoan của thế giới, IS đã nhanh chóng đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ của I-rắc, Xy-ri và trở thành tổ chức khủng bố khét tiếng nhất thời đại. Với việc tàn sát hàng nghìn người dân vô tội cùng nhiều nhà báo quốc tế, IS đã, đang là mối đe dọa an ninh đối với khu vực và toàn cầu. Trước tình hình đó, một liên minh quốc tế chống IS do Mỹ lãnh đạo đã tiến hành hàng loạt vụ không kích nhằm tiêu diệt phiến quân này ở I-rắc và Xy-ri. Tuy nhiên, kết quả chống IS thì chưa và cũng sẽ khó được như tham vọng, Cuộc chiến chống IS chắc chắn còn tiếp tục phải kéo dài.
Theo giới phân tích quốc tế, trong cuộc chiến này, Mỹ không chỉ muốn thể hiện vai trò của mình ở khu vực, mà còn nhằm nhiều mục đích. Trong đó, cạnh tranh địa - chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự với các đối thủ là mục đích tối quan trọng, được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ trong khu vực này. Về chính trị, thông qua hoạt động không kích IS trên lãnh thổ I-rắc và Xy-ri, Mỹ muốn dựng lên ở I-rắc một chính quyền thân Mỹ, thù địch với I-ran và Xy-ri, hòng làm suy yếu Tê-hê-ran, phong trào Héc-bô-la và đẩy Nga ra khỏi khu vực; đồng thời, thực hiện các bước đi tiến tới thành lập “Nhà nước tự trị người Cuốc” ở miền Bắc I-rắc. Ngoài ra, thay vì hợp tác với chính quyền Đa-mát, để nâng cao hiệu quả chống IS, Mỹ tăng cường hỗ trợ lực lượng đối lập - “Quân đội Xy-ri tự do ”, tạo hành lang cô lập, gây sức ép lật đổ Tổng thống Xy-ri B. An Át-xát. Về mặt kinh tế, sau cuộc chiến tranh I-rắc (năm 2003), các tập đoàn của Mỹ trúng thầu gần như toàn bộ các dự án tái thiết và sản xuất dầu lớn nhất ở nước này. Tháng 6-2014, sản lượng xuất khẩu dầu lửa của I-rắc đạt mức cao nhất kể từ năm 2003, kinh tế I-rắc bước đầu có dấu hiệu trở lại ổn định. Song, do sự tiến quân mạnh mẽ của IS vào I-rắc, đã và đang đe dọa lợi ích cốt lõi của Mỹ ở nơi đây; trong khi đó, chính phủ I-rắc bất lực và không “tuân theo đường hướng chỉ đạo của Oa-sinh-tơn”. Thậm chí, Thủ tướng I-rắc An Ma-li-ki (lúc đó) có quan hệ thân thiết với I-ran, công khai thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc và Nga, khiến Mỹ và phương Tây lo lắng. Hơn thế nữa, tháng 6-2011, I-rắc đã ký bản ghi nhớ với I-ran và Xy-ri về việc xây dựng một đường ống dẫn khí mới (dài 1.500 km), nối liền ba nước, được gọi là “Xa lộ Hồi giáo”. Dự án này nếu hoàn thành sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho Xy-ri nhưng lại “phá hỏng” Dự án Na-búc-co (dẫn dầu từ I-rắc đến A-déc-bai-gian, Tuốc-mê-ni-xtan, Thổ Nhĩ Kỳ sang châu Âu) đang được Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thúc đẩy khởi công vào năm 2017. Vì vậy, lợi dụng cuộc chiến chống IS, Mỹ và đồng minh sẽ thực hiện bằng được các mục tiêu: phá vỡ sự độc quyền khí đốt của Nga ở châu Âu; giải phóng sự phụ thuộc của Thổ Nhĩ Kỳ vào khí đốt của I-ran; cung cấp cho I-xra-en cơ hội xuất khẩu khí đốt sang châu Âu và làm gián đoạn nguồn cung năng lượng cho Trung Quốc. Mặt khác, không kích IS còn là dịp để Mỹ và đồng minh thử nghiệm vũ khí mới, kiểm tra khả năng vô hiệu hóa hệ thống phòng không mà Nga trang bị cho Xy-ri. Đồng thời, tiêu hủy số vũ khí sắp hết hạn sử dụng, bởi số tiền bỏ ra để tiêu hủy số vũ khí này rất tốn kém, nếu không ném chúng vào cuộc chiến tranh.
Bất ổn, khủng hoảng và xung đột ở một số quốc gia tạo lợi thế cho chiến lược “Đại Trung Đông” của Mỹ
Năm 2014, do chính sách đối nội không phù hợp của chính quyền thủ tướng An Ma-li-ki đã đẩy I-rắc lún sâu vào mâu thuẫn và khủng hoảng sâu sắc. Lợi dụng tình hình đó, lực lượng người Cuốc ở phía Bắc đã chủ trương li khai, đánh chiếm thành phố Ki-cớt để mặc cả với chính quyền I-rắc về khả năng thành lập “Nhà nước tự trị”. Do sức ép từ các phe phái trong Chính phủ, đặc biệt là sức ép từ Mỹ, buộc Thủ tướng An Ma-li-ki phải ra đi và thay vào đó là một chính quyền thân Mỹ. Đây là cơ sở quan trọng để Oa-sinh-tơn có thể kiểm soát các điểm trọng yếu khác ở Trung Đông. Hiện nay, Mỹ đang nhằm tới 3 căn cứ lớn ở I-rắc, gồm: sân bay ở ngoại ô Thủ đô Bát-đa, căn cứ không quân Tan-lin ở miền Nam và sân bay Ba-sơ ở miền Bắc I-rắc. Các căn cứ này, đều nằm trên các tuyến đường chiến lược, có đường ống dẫn dầu tới Gioóc-đa-ni, nếu kiểm soát được chúng, Mỹ có thể bao vây, phong tỏa I-ran và Xy-ri khi cần thiết.
Đối với Xy-ri, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống (tháng 6-2014), chính quyền của Tổng thống An Át-xát từng bước khôi phục quyền kiểm soát các khu vực chiến lược; chủ trương giải quyết cuộc khủng hoảng bằng biện pháp hòa bình; tiến hành tiêu hủy kho vũ khí hóa học, sinh học theo đúng lịch trình của Liên hợp quốc và mong muốn hợp tác với phương Tây để chống IS. Đáp lại thiện chí đó, Mỹ và phương Tây không những từ chối mà còn xây dựng hành lang cấm bay dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Gioóc-đa-ni, nhằm biến khu vực này thành nơi tập kết vũ khí và huấn luyện cho lực lượng “Quân đội Xy-ri tự do”; đồng thời, cô lập làm suy yếu quân đội Xy-ri. Mặc dù đã giành được một số kết quả quan trọng, nhưng chính quyền Xy-ri vẫn chưa đủ mạnh để có thể chiếm lại các vùng lãnh thổ đã mất, thậm chí đang mất dần ưu thế tại một số vùng. Trong khi đó, Liên hợp quốc lại cho rằng, chính quyền Đa-mát và các nhóm vũ trang đối lập tại Xy-ri phải chịu trách nhiệm trước “nỗi đau khổ không kể xiết” của dân thường, vi phạm tội ác chiến tranh. Điều đó cho thấy, cuộc khủng hoảng ở Xy-ri còn phức tạp và chưa thể có hồi kết.
Về tiến trình hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, mặc dù đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn vô thời hạn sau cuộc chiến đẫm máu (50 ngày) tại dải Ga-da, nhưng việc giải quyết mâu thuẫn nội tại giữa hai bên chưa có tiến triển đáng kể nào. Không những thế, chủ trương không công nhận nhà nước Pa-le-xtin độc lập lại do Ông B. Ne-ta-ny-a-hu, người vừa trúng cử chức vụ Thủ tướng I-xra-en nhiệm kỳ thứ tư khởi xướng, làm cho tiến trình hòa bình nói trên vốn đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn.
Ngoài ra, vấn đề hạt nhân I-ran vẫn đang là ẩn số. Sau hàng loạt các thử nghiệm tìm kiếm đối tác chiến lược, nhưng Mỹ vẫn chưa tìm được quốc gia nào thực sự đáng tin cậy có khả năng gia tăng ảnh hưởng chiến lược của Mỹ tại Trung Đông. Chính vì vậy, với vị trí địa chiến lược quan trọng, nguồn dầu khí dồi dào, I-ran đang trở thành nguồn tìm kiếm đối tác của Mỹ tại khu vực này. Theo đó, Mỹ mong muốn cải thiện mối quan hệ với I-ran nhằm lôi kéo để từng bước chuyển hóa Tê-hê-ran đi theo quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ. Về phía I-ran, cũng mong muốn Mỹ và phương Tây gỡ bỏ trừng phạt để phát triển kinh tế, ổn định trong nước. Ngày 02-4-2015, các bên đã đạt được thỏa thuận khung, mở đường đi tới một thỏa thuận cuối cùng, toàn diện về chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran. Tuy nhiên, thỏa thuận này ngay lập tức bị A-rập Xê-út, Ca-ta và I-xra-en chỉ trích, phản đối, gây ra mối nguy hiểm không những đối với I-ran, mà còn đối với sự ổn định an ninh ở khu vực Trung Đông.
Theo các nhà phân tích quốc tế, tất cả các động thái trên, trước hết là do mâu thuẫn nội tại vốn có trong lòng các nước và giữa các nước với nhau trong khu vực; đồng thời, chịu sự chi phối của những toan tính, cạnh tranh địa - chính trị của các cường quốc trong và ngoài khu vực; trong đó, chiến lược “Đại Trung Đông” của Mỹ đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiện tại, Oa-sinh-tơn chủ trương thực hiện chiến lược tự do kiểu Mỹ tại Trung Đông với mục tiêu mở rộng các quyền chính trị và tham gia chính trị của người dân thế giới Hồi giáo để đấu tranh chống lại chủ nghĩa cực đoan tại từng quốc gia. Qua đó, Mỹ vừa có thể cải thiện hình ảnh của mình trước thế giới Hồi giáo; đồng thời, dễ bề chi phối, can dự gây ảnh hưởng đối với khu vực địa - chiến lược quan trọng này.
Xu hướng tình hình Trung Đông trong thời gian tới
Các yếu tố bất ổn đang hiện hữu, như: nội chiến, mâu thuẫn sắc tộc, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các quốc gia trong khu vực và sự nổi lên của IS sẽ khiến cho tình hình khu vực Trung Đông tiếp tục phức tạp, khó dự đoán. Cuộc chiến chống IS sẽ còn kéo dài, có khả năng mở rộng về quy mô với sự can dự ngày càng sâu của Mỹ. Cạnh tranh chiến lược hay thỏa hiệp giữa các nước lớn sẽ là yếu tố quyết định đến việc giải quyết các điểm nóng tại Trung Đông, nhưng rất phức tạp. I-rắc sẽ còn lún sâu vào khủng hoảng do sự yếu kém của chính quyền, đặc biệt là lực lượng an ninh, quân đội; chính quyền mới chưa thể làm chủ được tình hình và vẫn phụ thuộc vào sự hậu thuẫn của Mỹ. Can thiệp quân sự thông qua các cuộc không kích kết hợp với triển khai lực lượng đặc nhiệm trên lãnh thổ I-rắc tiếp tục được Mỹ và đồng minh duy trì. Các nước I-ran, Thổ Nhĩ Kỳ, A-rập Xê-út,… tiếp tục can thiệp vào I-rắc.
Giải quyết khủng hoảng tại Xy-ri thông qua con đường ngoại giao tiếp tục là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới, nhưng sẽ kéo dài do các bên trực tiếp liên quan chưa chịu nhượng bộ và chịu sự chi phối của Mỹ, Nga, I-ran. Trong thời gian tới, Chính quyền của Tổng thống Xy-ri An Át-xát sẽ đẩy mạnh các chiến dịch quân sự nhằm truy quét lực lượng khủng bố Hồi giáo, các nhóm vũ trang nổi dậy, từng bước kiểm soát tình hình. Đàm phán hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin tiếp tục đi vào ngõ cụt ít nhất cũng hết nhiệm kỳ thứ 7 của Thủ tướng B. Ne-ta-ny-a-hu. Vấn đề hạt nhân I-ran có triển vọng tháo gỡ, nhất là trong bối cảnh Mỹ và I-ran có sự xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, sự thỏa hiệp giữa Mỹ và I-ran sẽ khiến quan hệ I-ran với các nước trong khu vực vùng Vịnh leo thang căng thẳng, đặc biệt trong quan hệ giữa I-ran với I-xra-en và A-rập Xê-út.
Như vậy, môi trường chiến lược đầy trắc ẩn của Trung Đông hàm chứa những toan tính địa chiến lược của các cường quốc, nhất là chiến lược “Đại Trung Đông” của Mỹ, cùng với sự nổi lên của lực lượng IS, khiến khu vực trở thành “điểm nóng” thường trực kéo dài, khó bề giải quyết trong ngắn hạn.
Nguồn: TC.QPTD