Thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại Việt Nam – Campuchia
- Được đăng: Chủ nhật, 17 Tháng 7 2016 17:46
- Lượt xem: 3510
(TGAG)- Là hai nước láng giềng có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, những năm qua, Việt Nam và Campuchia đã tăng cường quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, trong đó, đầu tư, thương mại có bước phát triển mạnh.
Tính lũy kế về đầu tư đến tháng 5/2016, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 183 dự án và 2,85 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư tại Campuchia, tăng 100 dự án và tăng hơn tám lần về tổng vốn đăng ký so trước năm 2009. Hiện nay, Việt Nam là nước đứng vị trí thứ năm về giá trị đầu tư (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, EU và Malaysia) trong hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Campuchia. Các dự án đầu tư của Việt Nam sang Campuchia tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm gần 70% tổng vốn đăng ký), tài chính - ngân hàng - bảo hiểm (chiếm 9,4%), viễn thông (chiếm 7,5%). Các dự án còn lại nằm trong các lĩnh vực hàng không, khoáng sản, công nghiệp chế biến chế tạo, vận tải kho bãi, thương mại xuất nhập khẩu, y tế, xây dựng, du lịch - khách sạn, bất động sản và các dịch vụ khác. Ngành công nghiệp cao su Campuchia hình thành có phần đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam. Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư dự án cao su tại Campuchia đã trồng được trên diện tích 160 nghìn ha, trong đó, khoảng 1.300 ha cao su đã bắt đầu được khai thác. Các dự án đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Campuchia đã góp phần thúc đẩy phát triển thị trường tài chính tiền tệ nước này. Chính thức hoạt động từ tháng 9/2009, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC - pháp nhân ngân hàng 100% vốn của Việt Nam, trong đó phần lớn là vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam) hiện nằm trong nhóm ngân hàng có quy mô lớn tại Campuchia, hoạt động hiệu quả, đã được trao tặng danh hiệu “Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng triển vọng nhất Campuchia”. Cũng đi vào hoạt động từ năm 2009, Công ty Metfone - công ty thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel) hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất và hiệu quả nhất tại Campuchia. Dự án này có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển hạ tầng viễn thông tại Campuchia. Hãng hàng không quốc gia Campuchia Angkor - dự án liên doanh giữa Việt Nam và Campuchia, với vốn góp 59 triệu USD của Việt Nam, được triển khai từ năm 2009, đến nay hoạt động ổn định. Theo kế hoạch, hãng này sẽ mở thêm hai đường bay Sihanoukville - TP Hồ Chí Minh từ ngày 17/6/2016 và Siem Reap - Đà Nẵng trong tháng bảy năm nay. Trong lĩnh vực y tế, dự án Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh, với tổng vốn đầu tư 29 triệu USD bắt đầu hoạt động từ năm 2014, không chỉ thu được hiệu quả kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội rất lớn tại Campuchia. Mới đây, Nhà máy sữa Angkor - nhà máy sữa đầu tiên tại Campuchia, chính thức đi vào hoạt động là thành tựu đầu tư mới nữa giữa Việt Nam và Campuchia, đánh dấu sự khởi đầu hình thành ngành công nghiệp sữa của Campuchia. Nhà máy có tổng vốn 23 triệu USD do Công ty TNHH Sữa Angkor (liên doanh giữa Công ty CP sữa Việt Nam (chiếm 51% cổ phần) và Công ty BPC của Campuchia) đầu tư. Không chỉ giúp Campuchia phát triển kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam còn là những nhà đầu tư có trách nhiệm, làm tốt công tác an sinh xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện đời sống người dân địa phương, được phía Campuchia ghi nhận và đánh giá cao. Định hướng đầu tư đến năm 2020, nguồn vốn đầu tư của Việt Nam vào Campuchia sẽ đạt 6 USD, trở thành một trong những quốc gia đầu tư lớn vào Campuchia, tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh và Campuchia có tiềm năng đầu tư. Trong lĩnh vực thương mại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia (sau Thái Lan, Trung Quốc). Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Campuchia năm 2015 đạt 3,37 tỷ USD (cao hơn so với 3,31 tỷ USD năm 2014), trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia đạt hơn 2,4 tỷ USD, giảm hơn 10% so năm 2014. Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia hơn 953 triệu USD hàng hóa, tăng 53% so năm 2014. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Campuchia gồm xăng dầu, sắt thép, phân bón, hàng dệt may. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Campuchia các mặt hàng cao su, hạt điều, gỗ, ngô, nguyên liệu thuốc lá... Ngoài buôn bán chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch giữa hai nước khá phát triển. Hai nước đang phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD trong thời gian sớm nhất. Sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ hai nước là một trong những cơ sở thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia có bước phát triển mạnh trong những năm qua. Tiềm năng và dư địa đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa hai nước còn rất lớn. Các cơ quan chức năng của Việt Nam và Campuchia đang xúc tiến sớm hoàn thiện công bố, thực thi Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã được hai nước ký kết tháng 6/2012; hoàn thành ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần để có thể thúc đẩy đầu tư cũng như phát triển thương mại giữa hai nước. Việc thúc đẩy hợp tác song phương về kinh tế chính là chất keo kết dính tình đoàn kết và hữu nghị của hai dân tộc ngày càng bền chặt.
Tính lũy kế về đầu tư đến tháng 5/2016, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 183 dự án và 2,85 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư tại Campuchia, tăng 100 dự án và tăng hơn tám lần về tổng vốn đăng ký so trước năm 2009. Hiện nay, Việt Nam là nước đứng vị trí thứ năm về giá trị đầu tư (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, EU và Malaysia) trong hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Campuchia. Các dự án đầu tư của Việt Nam sang Campuchia tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm gần 70% tổng vốn đăng ký), tài chính - ngân hàng - bảo hiểm (chiếm 9,4%), viễn thông (chiếm 7,5%). Các dự án còn lại nằm trong các lĩnh vực hàng không, khoáng sản, công nghiệp chế biến chế tạo, vận tải kho bãi, thương mại xuất nhập khẩu, y tế, xây dựng, du lịch - khách sạn, bất động sản và các dịch vụ khác. Ngành công nghiệp cao su Campuchia hình thành có phần đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam. Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư dự án cao su tại Campuchia đã trồng được trên diện tích 160 nghìn ha, trong đó, khoảng 1.300 ha cao su đã bắt đầu được khai thác. Các dự án đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Campuchia đã góp phần thúc đẩy phát triển thị trường tài chính tiền tệ nước này. Chính thức hoạt động từ tháng 9/2009, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC - pháp nhân ngân hàng 100% vốn của Việt Nam, trong đó phần lớn là vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam) hiện nằm trong nhóm ngân hàng có quy mô lớn tại Campuchia, hoạt động hiệu quả, đã được trao tặng danh hiệu “Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng triển vọng nhất Campuchia”. Cũng đi vào hoạt động từ năm 2009, Công ty Metfone - công ty thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel) hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất và hiệu quả nhất tại Campuchia. Dự án này có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển hạ tầng viễn thông tại Campuchia. Hãng hàng không quốc gia Campuchia Angkor - dự án liên doanh giữa Việt Nam và Campuchia, với vốn góp 59 triệu USD của Việt Nam, được triển khai từ năm 2009, đến nay hoạt động ổn định. Theo kế hoạch, hãng này sẽ mở thêm hai đường bay Sihanoukville - TP Hồ Chí Minh từ ngày 17/6/2016 và Siem Reap - Đà Nẵng trong tháng bảy năm nay. Trong lĩnh vực y tế, dự án Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh, với tổng vốn đầu tư 29 triệu USD bắt đầu hoạt động từ năm 2014, không chỉ thu được hiệu quả kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội rất lớn tại Campuchia. Mới đây, Nhà máy sữa Angkor - nhà máy sữa đầu tiên tại Campuchia, chính thức đi vào hoạt động là thành tựu đầu tư mới nữa giữa Việt Nam và Campuchia, đánh dấu sự khởi đầu hình thành ngành công nghiệp sữa của Campuchia. Nhà máy có tổng vốn 23 triệu USD do Công ty TNHH Sữa Angkor (liên doanh giữa Công ty CP sữa Việt Nam (chiếm 51% cổ phần) và Công ty BPC của Campuchia) đầu tư. Không chỉ giúp Campuchia phát triển kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam còn là những nhà đầu tư có trách nhiệm, làm tốt công tác an sinh xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện đời sống người dân địa phương, được phía Campuchia ghi nhận và đánh giá cao. Định hướng đầu tư đến năm 2020, nguồn vốn đầu tư của Việt Nam vào Campuchia sẽ đạt 6 USD, trở thành một trong những quốc gia đầu tư lớn vào Campuchia, tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh và Campuchia có tiềm năng đầu tư. Trong lĩnh vực thương mại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia (sau Thái Lan, Trung Quốc). Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Campuchia năm 2015 đạt 3,37 tỷ USD (cao hơn so với 3,31 tỷ USD năm 2014), trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia đạt hơn 2,4 tỷ USD, giảm hơn 10% so năm 2014. Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia hơn 953 triệu USD hàng hóa, tăng 53% so năm 2014. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Campuchia gồm xăng dầu, sắt thép, phân bón, hàng dệt may. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Campuchia các mặt hàng cao su, hạt điều, gỗ, ngô, nguyên liệu thuốc lá... Ngoài buôn bán chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch giữa hai nước khá phát triển. Hai nước đang phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD trong thời gian sớm nhất. Sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ hai nước là một trong những cơ sở thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia có bước phát triển mạnh trong những năm qua. Tiềm năng và dư địa đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa hai nước còn rất lớn. Các cơ quan chức năng của Việt Nam và Campuchia đang xúc tiến sớm hoàn thiện công bố, thực thi Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã được hai nước ký kết tháng 6/2012; hoàn thành ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần để có thể thúc đẩy đầu tư cũng như phát triển thương mại giữa hai nước. Việc thúc đẩy hợp tác song phương về kinh tế chính là chất keo kết dính tình đoàn kết và hữu nghị của hai dân tộc ngày càng bền chặt.
P.TTCTTG