Một số diễn biến trên thị trường dầu mỏ thế giới
- Được đăng: Thứ năm, 15 Tháng 12 2022 18:11
- Lượt xem: 987
(TUAG)- Ngày 05/12/2022, Liên minh châu Âu (EU), Australia và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) bắt đầu áp giá trần đối với dầu thô Nga nhập khẩu bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng. Quyết định này đã vấp phải sự cảnh báo từ Nga và làm dấy lên lo ngại làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Quyết định áp trần giá dầu Nga được nhìn nhận là một bằng chứng quan trọng cho thấy quyết tâm không suy giảm của liên minh phương Tây trong việc làm suy yếu Nga sau xung đột ở Ukraine. Mức giá 60 USD/thùng, không chênh lệch quá nhiều so với giá dầu Urals mà Nga đang bán hiện nay, được cho là một sự thận trọng, nhằm hướng tới cả hai mục tiêu: làm suy giảm ngành năng lượng từ đó giảm ngân sách nhà nước Nga trong thời gian tới, vốn tính toán dựa trên giả định giá dầu ở mức 70 USD/thùng vào năm 2023 và tránh cho thị trường quốc tế bị tác động mạnh. Việc áp trần giá dầu cũng sẽ giúp giải quyết lạm phát và giữ ổn định chi phí năng lượng. Nga là một trong những nhà cung cấp dầu hàng đầu thế giới. Năm 2021, Nga xuất khẩu 8,23 triệu thùng/ngày, chiếm 12,3% lượng dầu bán ra thị trường quốc tế. Nếu như nguồn cung từ Nga bất ngờ sụt giảm, thị trường năng lượng thế giới vốn đang căng thẳng sẽ có thể ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cơ chế mới sẽ có hiệu lực từ ngày 05/12/2022. Các công ty muốn tiếp cận dịch vụ bảo hiểm, vận chuyển, vay vốn của phương Tây khi mua dầu Nga sẽ phải trả bằng hoặc dưới mức trần. Theo các nguồn tin, mức giá trần sẽ được xem xét 2 tháng một lần, với cơ chế điều chỉnh được áp dụng để giữ mức trần giá thấp hơn ít nhất 5% so với mức chuẩn của Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Mọi thay đổi về giá trần sẽ phải có sự đồng thuận tuyệt đối của 27 nước EU và tiếp đó là G7. Đồng thời, mỗi lần thay đổi cần có 90 ngày ân hạn để đảm bảo không có tàu nào trên biển mang theo dầu thô Nga ở mức giá không đúng với thay đổi mới. Tuy nhiên, quyết định này của phương Tây cũng vấp phải sự hoài nghi về tính hiệu quả ngay từ nội bộ khối EU. Ngày 08/12/2022, Đại sứ của 6 nước gồm: Đức, Hà Lan, Áo, Đan Mạch, Estonia và Luxembourg đã bày tỏ lo ngại, đồng thời nhấn mạnh “mức giá trần không thể bị hạ thấp hơn nữa hoặc bị thay thế”. Sáu quốc gia trên hoài nghi về việc áp giá trần khí đốt của Nga, do lo ngại việc này sẽ gây rối loạn thị trường năng lượng của châu Âu và khiến EU khó khăn hơn trong việc mua nhiên liệu nếu các nhà cung cấp khí đốt chuyển sang bán ở những nơi không bị áp giá trần.
Trước tuyên bố từ phương Tây, Nga tuyên bố không chấp nhận mức giá trần nói trên và sẽ không bán dầu với mức giá hạn chế như vậy, ngay cả khi phải cắt giảm sản lượng. Đồng thời, lên tiếng cảnh báo về việc lựa chọn các biện pháp đáp trả. Theo đó, Nga có thể sẽ quy định cấm hoàn toàn việc bán dầu thô cho các quốc gia áp giá trần và ủng hộ mức giá trần. Ngoài ra, Nga dự định cấm xuất khẩu dầu đối với các hợp đồng có chứa các điều khoản liên quan đến cơ chế giới hạn giá dầu, bất kể quốc gia nào đóng vai trò là người nhận hàng. Một biện pháp khác là biện pháp áp “giá biểu thị”. Nga sẽ thiết lập mức chiết khấu tối đa dầu Urals so với các loại dầu tiêu chuẩn quốc tế dầu Brent. Các hợp đồng tiềm năng sẽ không được ký kết nếu mức chiết khấu tăng lên. Điều này có nghĩa là các hãng dầu Nga sẽ không được phép giảm giá quá mức này khi bán cho khách hàng. Mức chiết khấu trên sẽ thường xuyên được đánh giá lại dựa trên tình hình thị trường năng lượng toàn cầu.
Nga cho rằng, gián đoạn hoạt động xuất khẩu và cảnh báo cắt giảm sản lượng sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn mới trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, đến mức các nền kinh tế phương Tây sẽ phải chịu một áp lực mới và không thể duy trì đoàn kết chống Nga. Điều này còn dựa trên kết quả từ cuộc họp ngày 04/12/2022, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và các đối tác (OPEC+) cho biết vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày như đã định. Như vậy, nguồn tin về việc OPEC+ sẽ tăng sản lượng để bù đắp khả năng sụt giảm sản lượng của Nga đã không thành hiện thực. Bên cạnh đó, bối cảnh nhu cầu năng lượng có xu hướng tăng cao khi mùa đông đang bước vào những tháng cao điểm và Trung Quốc có thể gia tăng hoạt động sản xuất trở lại khi quyết định nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19. Nhu cầu năng lượng tăng cao trong khi nguồn cung khan hiếm sẽ không loại trừ việc EU và thế giới sẽ phải tiếp tục đối diện với cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài.
P.TT
Quyết định áp trần giá dầu Nga được nhìn nhận là một bằng chứng quan trọng cho thấy quyết tâm không suy giảm của liên minh phương Tây trong việc làm suy yếu Nga sau xung đột ở Ukraine. Mức giá 60 USD/thùng, không chênh lệch quá nhiều so với giá dầu Urals mà Nga đang bán hiện nay, được cho là một sự thận trọng, nhằm hướng tới cả hai mục tiêu: làm suy giảm ngành năng lượng từ đó giảm ngân sách nhà nước Nga trong thời gian tới, vốn tính toán dựa trên giả định giá dầu ở mức 70 USD/thùng vào năm 2023 và tránh cho thị trường quốc tế bị tác động mạnh. Việc áp trần giá dầu cũng sẽ giúp giải quyết lạm phát và giữ ổn định chi phí năng lượng. Nga là một trong những nhà cung cấp dầu hàng đầu thế giới. Năm 2021, Nga xuất khẩu 8,23 triệu thùng/ngày, chiếm 12,3% lượng dầu bán ra thị trường quốc tế. Nếu như nguồn cung từ Nga bất ngờ sụt giảm, thị trường năng lượng thế giới vốn đang căng thẳng sẽ có thể ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cơ chế mới sẽ có hiệu lực từ ngày 05/12/2022. Các công ty muốn tiếp cận dịch vụ bảo hiểm, vận chuyển, vay vốn của phương Tây khi mua dầu Nga sẽ phải trả bằng hoặc dưới mức trần. Theo các nguồn tin, mức giá trần sẽ được xem xét 2 tháng một lần, với cơ chế điều chỉnh được áp dụng để giữ mức trần giá thấp hơn ít nhất 5% so với mức chuẩn của Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Mọi thay đổi về giá trần sẽ phải có sự đồng thuận tuyệt đối của 27 nước EU và tiếp đó là G7. Đồng thời, mỗi lần thay đổi cần có 90 ngày ân hạn để đảm bảo không có tàu nào trên biển mang theo dầu thô Nga ở mức giá không đúng với thay đổi mới. Tuy nhiên, quyết định này của phương Tây cũng vấp phải sự hoài nghi về tính hiệu quả ngay từ nội bộ khối EU. Ngày 08/12/2022, Đại sứ của 6 nước gồm: Đức, Hà Lan, Áo, Đan Mạch, Estonia và Luxembourg đã bày tỏ lo ngại, đồng thời nhấn mạnh “mức giá trần không thể bị hạ thấp hơn nữa hoặc bị thay thế”. Sáu quốc gia trên hoài nghi về việc áp giá trần khí đốt của Nga, do lo ngại việc này sẽ gây rối loạn thị trường năng lượng của châu Âu và khiến EU khó khăn hơn trong việc mua nhiên liệu nếu các nhà cung cấp khí đốt chuyển sang bán ở những nơi không bị áp giá trần.
Trước tuyên bố từ phương Tây, Nga tuyên bố không chấp nhận mức giá trần nói trên và sẽ không bán dầu với mức giá hạn chế như vậy, ngay cả khi phải cắt giảm sản lượng. Đồng thời, lên tiếng cảnh báo về việc lựa chọn các biện pháp đáp trả. Theo đó, Nga có thể sẽ quy định cấm hoàn toàn việc bán dầu thô cho các quốc gia áp giá trần và ủng hộ mức giá trần. Ngoài ra, Nga dự định cấm xuất khẩu dầu đối với các hợp đồng có chứa các điều khoản liên quan đến cơ chế giới hạn giá dầu, bất kể quốc gia nào đóng vai trò là người nhận hàng. Một biện pháp khác là biện pháp áp “giá biểu thị”. Nga sẽ thiết lập mức chiết khấu tối đa dầu Urals so với các loại dầu tiêu chuẩn quốc tế dầu Brent. Các hợp đồng tiềm năng sẽ không được ký kết nếu mức chiết khấu tăng lên. Điều này có nghĩa là các hãng dầu Nga sẽ không được phép giảm giá quá mức này khi bán cho khách hàng. Mức chiết khấu trên sẽ thường xuyên được đánh giá lại dựa trên tình hình thị trường năng lượng toàn cầu.
Nga cho rằng, gián đoạn hoạt động xuất khẩu và cảnh báo cắt giảm sản lượng sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn mới trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, đến mức các nền kinh tế phương Tây sẽ phải chịu một áp lực mới và không thể duy trì đoàn kết chống Nga. Điều này còn dựa trên kết quả từ cuộc họp ngày 04/12/2022, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và các đối tác (OPEC+) cho biết vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày như đã định. Như vậy, nguồn tin về việc OPEC+ sẽ tăng sản lượng để bù đắp khả năng sụt giảm sản lượng của Nga đã không thành hiện thực. Bên cạnh đó, bối cảnh nhu cầu năng lượng có xu hướng tăng cao khi mùa đông đang bước vào những tháng cao điểm và Trung Quốc có thể gia tăng hoạt động sản xuất trở lại khi quyết định nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19. Nhu cầu năng lượng tăng cao trong khi nguồn cung khan hiếm sẽ không loại trừ việc EU và thế giới sẽ phải tiếp tục đối diện với cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài.
P.TT