Kết quả nổi bật của năm Chủ tịch ASEAN 2020
- Được đăng: Thứ ba, 24 Tháng 11 2020 14:40
- Lượt xem: 1900
(TUAG)- Năm 2020 là năm đầu tiên Việt Nam đồng thời đảm nhận Năm Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ). Là năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng như kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 75 năm thành lập nước; toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Với những kết quả nổi bật của năm Chủ tịch ASEAN 2020:
1- Tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các cuộc họp quan trọng của Chủ tịch ASEAN 2020
Một là, điều hành và tổ chức thành công20 cuộc họp liên quan và hơn 80 văn kiệnđã được thông qua. Đây là số văn kiện được thông qua cao nhất trong các kỳ họp ASEAN). Trong đó có Hội nghị cấp cao (HNCC) ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan bao gồm: HNCC ASEAN lần thứ 37; các HNCC ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Australia và Liên hợp quốc; HNCC của các nhà lãnh đạo ASEAN với New Zealand kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác; HNCC ASEAN+3 lần thứ 23; HNCC Đông Á lần thứ 15; HNCC các nước tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); HNCC Mekong - Nhật Bản, Mekong-Hàn Quốc; HNCC hợp tác Lào-Campuchia-Việt Nam-Myanmar lần thứ 10; HNCC khu vực tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam. Các hoạt động bên lề có: Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo nữ ASEAN, Hội nghị Kinh doanh Đông Á…
Hai là, nội dung Hội nghị cấp cao tập trung trong Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 trên mấy vấn đề chính sau đây:
(1) Tập trung xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh. Các nhà Lãnh đạo ASEAN cam kết tiếp tục nỗ lực duy trì đà xây dựng Cộng đồng ASEAN, đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025; khẳng định cam kết củng cố đoàn kết và thống nhất, duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch, dung nạp, dựa trên luật lệ, đóng góp vào hoà bình, an ninh, ổn định của khu vực; củng cố liên kết kinh tế, kết nối khu vực, nâng cao bản sắc ASEAN và hiệu quả bộ máy, tổ chức của ASEAN, nâng cao khả năng tự cường và năng lực thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của tình hình khu vực và toàn cầu.
(2) Về chính trị - An ninh, tái khẳng định cam kết duy trì Đông Nam Á là khu vực hòa bình, an ninh, trung lập và ổn định cũng như thúc đẩy các giá trị hòa bình trong khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế; giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao, không đe dọa hay sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982; xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống, bao gồm khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, hợp tác biển, hợp tác ngoại giao và quốc phòng,…
(3) Về kinh tế, cam kết hợp tác giảm thiểu các tác động kinh tế từ COVID-19, giữ thị trường rộng mở và tiếp tục xây dựng khả năng phục hồi và cạnh tranh của khu vực, hướng tới sự phục hồi nhanh chóng trong năm 2021; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về số hóa ASEAN, thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0, tăng cường kết nối, duy trì chuỗi cung ứng, nhất là trong bối cảnh phục hồi hậu COVID-19, thuận lợi hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư, phát triển tiểu vùng, phát triển kinh tế bao trùm, bền vững và đặc biệt đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
(4) Về văn hóa-Xã hội,đề cao bản sắc, văn hóa ASEAN, ý thức xây dựng Cộng đồng ASEAN. Ưu tiên các nhóm yếu thế như hỗ trợ người khuyết tật, bảo vệ trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới, lao động di cư và vấn đề già hóa dân số trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tăng cường hợp tác về lao động việc làm ; về Bình đẳng giới; lao động trẻ em; về phòng chống thiên tai, giảm thiểu rủi ro thiên tai.
2. Sáng kiến hợp tác phòng, chống COVID-19
Về ứng phó với dịch bệnh COVID-19, ASEAN đã kịp thời ra Tuyên bố Chủ tịch về ứng phó chung của ASEAN trước sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 vào ngày 14-2-2020, thành lập Nhóm công tác Hội đồng điều phối ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE), họp Hội đồng điều phối ASEAN (ACC).
Việt Nam dẫn dắt ASEAN thúc đẩy quan hệ đối tác để chung tay phòng, chống và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Đáng chú ý, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó với dịch bệnh COVID-19. ASEAN cũng tổ chức kịp thời các hội nghị trực tuyến cấp bộ trưởng trên các lĩnh vực y tế, kinh tế, quốc phòng… nhằm tăng cường phối hợp trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các hội nghị trực tuyến với các đối tác đối thoại, như Trung Quốc, Mỹ, Nga, EU và các tổ chức quốc tế quan trọng, như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp trong ứng phó hiệu quả với dịch bệnh.
Không chỉ tổ chức thành công các cuộc họp nội, ngoại khối, mà Việt Nam còn có nhiều sáng kiến thiết thực như: (i) Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19; (ii) Kho dự phòng vật tư y tế khu vực ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp; (iii) Khung Chiến lược ASEAN về ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp; (iv) Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch Thực hiện. Các Lãnh đạo cũng nhất trí xem xét việc thành lập Hành lang đi lại ASEAN và khởi động tiến trình thành lập Trung tâm ASEAN về Ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi.
Tổng thư ký ASEAN, ông Dato Lim Jock Hoi đánh giá: Việt Nam đã thể hiện “tầm lãnh đạo mạnh mẽ” trong việc dẫn dắt một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch COVID-19. Những phản ứng mạnh mẽ của ASEAN phần lớn là do sự lãnh đạo của Việt Nam.
3. Thúc đẩy tiến trình giải quyết vấn đề Biển Đông
Với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2020, vấn đề Biển Đông đã được nước Chủ tịch đề cập trong mọi hoạt động suốt cả năm 2020. Tại tất cả các hội nghị, các phiên họp, Biển Đông luôn là một trong những nội dung quan trọng, được quan tâm trao đổi, thảo luận. Tại HNCC 37 này, Biển Đông được đưa ra trên bàn nghị sự, được lãnh đạo cấp cao ASEAN thống nhất:
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông đối với khu vực;
- Bày tỏ quan ngại với các diễn biến, bao gồm tôn tạo, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, phương hại hòa bình, an ninh, ổn định khu vực;
- Kêu gọi các bên cần tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, tự kiềm chế, không quân sự hóa, không có các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình hay gia tăng tranh chấp; giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.
- Hoan nghênh các nỗ lực hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc, và nỗ lực đàm phán COC ngay trong bối cảnh COVID-19; tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán COC; thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, tiến tới đạt được COC thực chất, hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam đã phát huy vai trò dẫn dắt đẩy nhanh tiến độ đàm phán COC. Đặc biệt, Việt Nam nêu rõ quan điểm nhất quán của việc đàm phán COC phải thực chất, hiệu quả và không thể chỉ là một thỏa thuận mang tính biểu tượng như DOC trước đây.
Với những diễn biến mới về các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông gần đây cho thấy, để tiến đến một COC thực sự hiệu quả, thực chất, ràng buộc về pháp lý đáp ứng được yêu cầu của các nước trong khu vực, sẽ còn là tiến trình rất khó khăn, phức tạp.
Đáng chú ý: Trong năm Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN 2020 đã có nhiều nước công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) và phản đối yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc…. Phi-lip-pin sau 4 năm mới tuyên bố công nhận phán quyết của PCA. Các nước trong ASEAN như Indonexia, Malaixia, đặc biệt là và Brunei, nước lâu nay im hơi lặng tiếng nhất trong “5 nước, 6 bên” cũng ra tuyên bố về Biển Đông, nhấn mạnh cam kết duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực; bày tỏ các bên cần thúc đẩy xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
4. Thúc đẩy quan hệ đối ngoại với các đối tác
- Chủ trương phát triển quan hệ đối ngoại rộng mở là một điểm nổi bật trong hợp tác ASEAN. Khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN; nhấn mạnh vai trò chủ chốt của ASEAN đối với các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực; khẳng định cam kết của ASEAN trong triển khai các sáng kiến liên kết kinh tế nội khối và với bên ngoài.
- ASEAN đã có quan hệ đối tác đối thoại với 9 nước, bao gồm tất cả các nước lớn, một tổ chức khu vực là Liên minh châu Âu và một tổ chức quốc tế là LHQ; bốn đối tác đối thoại theo lĩnh vực; bốn đối tác phát triển. Có 94 nước đã bổ nhiệm đại sứ tại ASEAN và 54 Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba và các Tổ chức Quốc tế (ACTC) nhằm thúc đẩy mối quan tâm của ASEAN và tăng cường các mối quan hệ đối tác tại các nước chủ nhà liên quan và các tổ chức quốc tế.
- Xem xét đề nghị gia nhập ASEAN của Ti-mo Lét-xte, thông qua việc Báo cáo đánh giá của các cuôc khảo sát thực tế (FFM) của Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Văn hoá – Xã hội và Cộng đồng Kinh tế với Ti-mo Lét-xte.
- ASEAN chính thức công nhận Pháp và Ý là Đối tác phát triển của ASEAN, ghi nhận trường hợp của Anh; đồng thời thông qua các Kế hoạch Hành động tiếp theo cho 5 năm tới (2021-2025) với một số Đối tác.
- Nhất trí mở rộng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) cho Cu-ba, Cô-lôm-bi-a và Nam Phi tham gia, nâng tổng số thành viên lên 43.
- Chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-EU lên đối tác chiến lược tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – EU lần thứ 23 ngày 1/12.
- Hợp tác với Hoa Kỳ. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN, đồng thời là nhà đầu tư FDI lớn nhất, với tổng mức đầu tư hơn 330 tỷ USD. Về mặt an ninh – chính trị, Hoa Kỳ củng cố các liên minh truyền thống, đẩy mạnh xây dựng các đồng minh, đối tác mới, trong đó có tăng cường hợp tác chính trị - kinh tế - quân sự với Việt Nam. Mỹ dành 3,5 tỷ USD nâng cao năng lực y tế công cộng của các nước ASEAN trong 20 năm qua. Trong cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53); Mỹ cam kết hỗ trợ 153,6 triệu USD cho các dự án hợp tác trong Hội nghị Bộ trưởng quan hệ đối tác Mekong - Mỹ.
- Hợp tác ASEAN – Trung Quốc. Tiếp tục tăng cường thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược thông qua đối thoại và tham vấn thường xuyên, như Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc, Cuộc họp Tham vấn Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc và các cuộc họp liên quan khác về các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu cùng quan tâm.
Hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN vẫn là điểm sáng, trong 3 quý đầu năm nay, thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN đã đạt 481,8 tỉ USD, đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Điều này thể hiện tính thích nghi cao của hợp tác kinh tế và mại Trung Quốc - ASEAN cũng như tiềm năng hợp tác lớn giữa hai bên.
Về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc coi là “lợi ích cốt lõi”. Mục tiêu giải quyết vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ quan hệ song phương, hoặc Trung Quốc - ASEAN, không để vấn đề đó được quốc tế hóa, tạo cơ hội cho Mỹ, Nhật can thiệp. Trung Quốc cũng tuyên bố mong muốn hoàn tất đàm phán COC trong vòng 3 năm tới. Đề cao vai trò Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy tiến trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc để sớmhoàn thiện đàm phán COC.
5. Ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP)
RCEPđược ký kếtngày 15/11/2020 giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, RCEP là hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới, có 2,2 tỷ dân, chiếm 30% dân số thế giới và gần 30% GDP toàn cầu. Đến nay như các vị đã biết RCEP có quy mô 26 nghìn tỉ USD với dân số 2,2 tỉ người chiếm 30% dân số và chiếm 30% tổng GDP của thế giới.Riêng ASEAN, dân số khoảng 630 triệu, tổng GDP khoảng 26 nghìn tỷ USD, được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới vào năm 2030. Đây là điểm nhấn của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và cũng là thông điệp mạnh mẽ khẳng định vai trò đi đầu của ASEAN trong việc ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và phát triển chuỗi cung ứng hỗ trợ quá trình hồi phục sau đại dịch Covid-19.
RCEP tạo cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang 14 thị trường trong khối, với phần lớn người tiêu dùng không quá khó tính. Nhu cầu đối với các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh tương đối cao, đặc biệt là nông sản nhiệt đới, thực phẩm chế biến.RCEP sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất, bởi chỉ tính riêng ASEAN, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị sản xuất của nước ta hàng năm vượt 30 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam vẫn đang nhập siêu từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, với chủ yếu là nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp xuất khẩu quan trọng như điện tử, máy tính, dệt may, giày dép, ô tô…
6. Giải quyết tốt các vấn đề quốc tế
Các nhà Lãnh đạo cam kết tiếp tục thúc đẩy hợp tác vì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, trong bối cảnh môi trường chiến lược biến động phức tạp, khẳng định ASEAN tiếp tục thể hiện sự chủ động, vai trò trung tâm, tự cường và thích ứng.
Vấn đề Mi-an-ma: ASEAN khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của Mi-an-ma nhằm mang lại hoà bình, ổn định, duy trì thượng tôn pháp luật, thúc đẩy sự hoà hợp và hoà giải giữa các cộng đồng khác nhau, cũng như bảo đảm phát triển công bằng và bền vững ở Bang Ra-khai.
Vấn đề Triều Tiên: Ủng hộ các bên liên quan nối lại đối thoại hòa bình và tiếp tục hợp tác hướng tới hòa bình và ổn định lâu dài ở Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân; cam kết thực hiện đầy đủ tất cả các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; thông qua sử dụng các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ARF, để thúc đẩy đối thoại hòa bình giữa các bên liên quan.
Vấn đề Israel và Palestine: Ủng hộ các quyền chính đáng của người dân Palestine về một Nhà nước Palestine độc lập với việc hiện thực hóa giải pháp hai nhà nước, Palestine và Israel, cùng chung sống trong hòa bình và an ninh trên cơ sở các đường biên giới trước năm 1967, với thủ đô là Đông Jerusalem.
Vấn đề phụ nữ: Lần đầu tiên tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN là cơ hội quý để phụ nữ các nước ASEAN đóng góp cho các nỗ lực phát triển và tăng trưởng bền vững của khu vực.
1- Tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các cuộc họp quan trọng của Chủ tịch ASEAN 2020
Một là, điều hành và tổ chức thành công20 cuộc họp liên quan và hơn 80 văn kiệnđã được thông qua. Đây là số văn kiện được thông qua cao nhất trong các kỳ họp ASEAN). Trong đó có Hội nghị cấp cao (HNCC) ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan bao gồm: HNCC ASEAN lần thứ 37; các HNCC ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Australia và Liên hợp quốc; HNCC của các nhà lãnh đạo ASEAN với New Zealand kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác; HNCC ASEAN+3 lần thứ 23; HNCC Đông Á lần thứ 15; HNCC các nước tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); HNCC Mekong - Nhật Bản, Mekong-Hàn Quốc; HNCC hợp tác Lào-Campuchia-Việt Nam-Myanmar lần thứ 10; HNCC khu vực tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam. Các hoạt động bên lề có: Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo nữ ASEAN, Hội nghị Kinh doanh Đông Á…
Hai là, nội dung Hội nghị cấp cao tập trung trong Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 trên mấy vấn đề chính sau đây:
(1) Tập trung xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh. Các nhà Lãnh đạo ASEAN cam kết tiếp tục nỗ lực duy trì đà xây dựng Cộng đồng ASEAN, đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025; khẳng định cam kết củng cố đoàn kết và thống nhất, duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch, dung nạp, dựa trên luật lệ, đóng góp vào hoà bình, an ninh, ổn định của khu vực; củng cố liên kết kinh tế, kết nối khu vực, nâng cao bản sắc ASEAN và hiệu quả bộ máy, tổ chức của ASEAN, nâng cao khả năng tự cường và năng lực thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của tình hình khu vực và toàn cầu.
(2) Về chính trị - An ninh, tái khẳng định cam kết duy trì Đông Nam Á là khu vực hòa bình, an ninh, trung lập và ổn định cũng như thúc đẩy các giá trị hòa bình trong khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế; giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao, không đe dọa hay sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982; xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống, bao gồm khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, hợp tác biển, hợp tác ngoại giao và quốc phòng,…
(3) Về kinh tế, cam kết hợp tác giảm thiểu các tác động kinh tế từ COVID-19, giữ thị trường rộng mở và tiếp tục xây dựng khả năng phục hồi và cạnh tranh của khu vực, hướng tới sự phục hồi nhanh chóng trong năm 2021; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về số hóa ASEAN, thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0, tăng cường kết nối, duy trì chuỗi cung ứng, nhất là trong bối cảnh phục hồi hậu COVID-19, thuận lợi hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư, phát triển tiểu vùng, phát triển kinh tế bao trùm, bền vững và đặc biệt đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
(4) Về văn hóa-Xã hội,đề cao bản sắc, văn hóa ASEAN, ý thức xây dựng Cộng đồng ASEAN. Ưu tiên các nhóm yếu thế như hỗ trợ người khuyết tật, bảo vệ trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới, lao động di cư và vấn đề già hóa dân số trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tăng cường hợp tác về lao động việc làm ; về Bình đẳng giới; lao động trẻ em; về phòng chống thiên tai, giảm thiểu rủi ro thiên tai.
2. Sáng kiến hợp tác phòng, chống COVID-19
Về ứng phó với dịch bệnh COVID-19, ASEAN đã kịp thời ra Tuyên bố Chủ tịch về ứng phó chung của ASEAN trước sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 vào ngày 14-2-2020, thành lập Nhóm công tác Hội đồng điều phối ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE), họp Hội đồng điều phối ASEAN (ACC).
Việt Nam dẫn dắt ASEAN thúc đẩy quan hệ đối tác để chung tay phòng, chống và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Đáng chú ý, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó với dịch bệnh COVID-19. ASEAN cũng tổ chức kịp thời các hội nghị trực tuyến cấp bộ trưởng trên các lĩnh vực y tế, kinh tế, quốc phòng… nhằm tăng cường phối hợp trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các hội nghị trực tuyến với các đối tác đối thoại, như Trung Quốc, Mỹ, Nga, EU và các tổ chức quốc tế quan trọng, như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp trong ứng phó hiệu quả với dịch bệnh.
Không chỉ tổ chức thành công các cuộc họp nội, ngoại khối, mà Việt Nam còn có nhiều sáng kiến thiết thực như: (i) Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19; (ii) Kho dự phòng vật tư y tế khu vực ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp; (iii) Khung Chiến lược ASEAN về ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp; (iv) Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch Thực hiện. Các Lãnh đạo cũng nhất trí xem xét việc thành lập Hành lang đi lại ASEAN và khởi động tiến trình thành lập Trung tâm ASEAN về Ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi.
Tổng thư ký ASEAN, ông Dato Lim Jock Hoi đánh giá: Việt Nam đã thể hiện “tầm lãnh đạo mạnh mẽ” trong việc dẫn dắt một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch COVID-19. Những phản ứng mạnh mẽ của ASEAN phần lớn là do sự lãnh đạo của Việt Nam.
3. Thúc đẩy tiến trình giải quyết vấn đề Biển Đông
Với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2020, vấn đề Biển Đông đã được nước Chủ tịch đề cập trong mọi hoạt động suốt cả năm 2020. Tại tất cả các hội nghị, các phiên họp, Biển Đông luôn là một trong những nội dung quan trọng, được quan tâm trao đổi, thảo luận. Tại HNCC 37 này, Biển Đông được đưa ra trên bàn nghị sự, được lãnh đạo cấp cao ASEAN thống nhất:
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông đối với khu vực;
- Bày tỏ quan ngại với các diễn biến, bao gồm tôn tạo, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, phương hại hòa bình, an ninh, ổn định khu vực;
- Kêu gọi các bên cần tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, tự kiềm chế, không quân sự hóa, không có các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình hay gia tăng tranh chấp; giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.
- Hoan nghênh các nỗ lực hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc, và nỗ lực đàm phán COC ngay trong bối cảnh COVID-19; tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán COC; thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, tiến tới đạt được COC thực chất, hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam đã phát huy vai trò dẫn dắt đẩy nhanh tiến độ đàm phán COC. Đặc biệt, Việt Nam nêu rõ quan điểm nhất quán của việc đàm phán COC phải thực chất, hiệu quả và không thể chỉ là một thỏa thuận mang tính biểu tượng như DOC trước đây.
Với những diễn biến mới về các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông gần đây cho thấy, để tiến đến một COC thực sự hiệu quả, thực chất, ràng buộc về pháp lý đáp ứng được yêu cầu của các nước trong khu vực, sẽ còn là tiến trình rất khó khăn, phức tạp.
Đáng chú ý: Trong năm Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN 2020 đã có nhiều nước công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) và phản đối yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc…. Phi-lip-pin sau 4 năm mới tuyên bố công nhận phán quyết của PCA. Các nước trong ASEAN như Indonexia, Malaixia, đặc biệt là và Brunei, nước lâu nay im hơi lặng tiếng nhất trong “5 nước, 6 bên” cũng ra tuyên bố về Biển Đông, nhấn mạnh cam kết duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực; bày tỏ các bên cần thúc đẩy xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
4. Thúc đẩy quan hệ đối ngoại với các đối tác
- Chủ trương phát triển quan hệ đối ngoại rộng mở là một điểm nổi bật trong hợp tác ASEAN. Khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN; nhấn mạnh vai trò chủ chốt của ASEAN đối với các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực; khẳng định cam kết của ASEAN trong triển khai các sáng kiến liên kết kinh tế nội khối và với bên ngoài.
- ASEAN đã có quan hệ đối tác đối thoại với 9 nước, bao gồm tất cả các nước lớn, một tổ chức khu vực là Liên minh châu Âu và một tổ chức quốc tế là LHQ; bốn đối tác đối thoại theo lĩnh vực; bốn đối tác phát triển. Có 94 nước đã bổ nhiệm đại sứ tại ASEAN và 54 Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba và các Tổ chức Quốc tế (ACTC) nhằm thúc đẩy mối quan tâm của ASEAN và tăng cường các mối quan hệ đối tác tại các nước chủ nhà liên quan và các tổ chức quốc tế.
- Xem xét đề nghị gia nhập ASEAN của Ti-mo Lét-xte, thông qua việc Báo cáo đánh giá của các cuôc khảo sát thực tế (FFM) của Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Văn hoá – Xã hội và Cộng đồng Kinh tế với Ti-mo Lét-xte.
- ASEAN chính thức công nhận Pháp và Ý là Đối tác phát triển của ASEAN, ghi nhận trường hợp của Anh; đồng thời thông qua các Kế hoạch Hành động tiếp theo cho 5 năm tới (2021-2025) với một số Đối tác.
- Nhất trí mở rộng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) cho Cu-ba, Cô-lôm-bi-a và Nam Phi tham gia, nâng tổng số thành viên lên 43.
- Chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-EU lên đối tác chiến lược tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – EU lần thứ 23 ngày 1/12.
- Hợp tác với Hoa Kỳ. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN, đồng thời là nhà đầu tư FDI lớn nhất, với tổng mức đầu tư hơn 330 tỷ USD. Về mặt an ninh – chính trị, Hoa Kỳ củng cố các liên minh truyền thống, đẩy mạnh xây dựng các đồng minh, đối tác mới, trong đó có tăng cường hợp tác chính trị - kinh tế - quân sự với Việt Nam. Mỹ dành 3,5 tỷ USD nâng cao năng lực y tế công cộng của các nước ASEAN trong 20 năm qua. Trong cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53); Mỹ cam kết hỗ trợ 153,6 triệu USD cho các dự án hợp tác trong Hội nghị Bộ trưởng quan hệ đối tác Mekong - Mỹ.
- Hợp tác ASEAN – Trung Quốc. Tiếp tục tăng cường thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược thông qua đối thoại và tham vấn thường xuyên, như Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc, Cuộc họp Tham vấn Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc và các cuộc họp liên quan khác về các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu cùng quan tâm.
Hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN vẫn là điểm sáng, trong 3 quý đầu năm nay, thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN đã đạt 481,8 tỉ USD, đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Điều này thể hiện tính thích nghi cao của hợp tác kinh tế và mại Trung Quốc - ASEAN cũng như tiềm năng hợp tác lớn giữa hai bên.
Về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc coi là “lợi ích cốt lõi”. Mục tiêu giải quyết vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ quan hệ song phương, hoặc Trung Quốc - ASEAN, không để vấn đề đó được quốc tế hóa, tạo cơ hội cho Mỹ, Nhật can thiệp. Trung Quốc cũng tuyên bố mong muốn hoàn tất đàm phán COC trong vòng 3 năm tới. Đề cao vai trò Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy tiến trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc để sớmhoàn thiện đàm phán COC.
5. Ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP)
RCEPđược ký kếtngày 15/11/2020 giữa 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, RCEP là hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới, có 2,2 tỷ dân, chiếm 30% dân số thế giới và gần 30% GDP toàn cầu. Đến nay như các vị đã biết RCEP có quy mô 26 nghìn tỉ USD với dân số 2,2 tỉ người chiếm 30% dân số và chiếm 30% tổng GDP của thế giới.Riêng ASEAN, dân số khoảng 630 triệu, tổng GDP khoảng 26 nghìn tỷ USD, được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới vào năm 2030. Đây là điểm nhấn của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và cũng là thông điệp mạnh mẽ khẳng định vai trò đi đầu của ASEAN trong việc ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và phát triển chuỗi cung ứng hỗ trợ quá trình hồi phục sau đại dịch Covid-19.
RCEP tạo cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang 14 thị trường trong khối, với phần lớn người tiêu dùng không quá khó tính. Nhu cầu đối với các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh tương đối cao, đặc biệt là nông sản nhiệt đới, thực phẩm chế biến.RCEP sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất, bởi chỉ tính riêng ASEAN, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị sản xuất của nước ta hàng năm vượt 30 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam vẫn đang nhập siêu từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, với chủ yếu là nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp xuất khẩu quan trọng như điện tử, máy tính, dệt may, giày dép, ô tô…
6. Giải quyết tốt các vấn đề quốc tế
Các nhà Lãnh đạo cam kết tiếp tục thúc đẩy hợp tác vì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, trong bối cảnh môi trường chiến lược biến động phức tạp, khẳng định ASEAN tiếp tục thể hiện sự chủ động, vai trò trung tâm, tự cường và thích ứng.
Vấn đề Mi-an-ma: ASEAN khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của Mi-an-ma nhằm mang lại hoà bình, ổn định, duy trì thượng tôn pháp luật, thúc đẩy sự hoà hợp và hoà giải giữa các cộng đồng khác nhau, cũng như bảo đảm phát triển công bằng và bền vững ở Bang Ra-khai.
Vấn đề Triều Tiên: Ủng hộ các bên liên quan nối lại đối thoại hòa bình và tiếp tục hợp tác hướng tới hòa bình và ổn định lâu dài ở Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân; cam kết thực hiện đầy đủ tất cả các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; thông qua sử dụng các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ARF, để thúc đẩy đối thoại hòa bình giữa các bên liên quan.
Vấn đề Israel và Palestine: Ủng hộ các quyền chính đáng của người dân Palestine về một Nhà nước Palestine độc lập với việc hiện thực hóa giải pháp hai nhà nước, Palestine và Israel, cùng chung sống trong hòa bình và an ninh trên cơ sở các đường biên giới trước năm 1967, với thủ đô là Đông Jerusalem.
Vấn đề phụ nữ: Lần đầu tiên tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN là cơ hội quý để phụ nữ các nước ASEAN đóng góp cho các nỗ lực phát triển và tăng trưởng bền vững của khu vực.
H.B (tổng hợp)