Tọa đàm, giao lưu với chủ đề “Văn học với biến đổi khí hậu, môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long”
- Được đăng: Thứ tư, 11 Tháng 9 2019 20:34
- Lượt xem: 1613
(TGAG)- Vào lúc 19 giờ ngày 11/9, tại phim trường 4, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang đã truyền hình trực tiếp buổi tọa đàm, giao lưu với chủ đề “Văn học với biến đổi khí hậu, môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long”.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang Nguyễn Văn Lên cảm ơn các văn nghệ sỹ đến trao đổi và chia sẻ cảm xúc cũng như những vấn đề thực tiễn qua quá trình tác nghiệp tại An Giang, đồng thời đề xuất, hiến kế các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh An Giang nói riêng trong thời gian tới.
Đồng chí nhấn mạnh, biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu của toàn xã hội thông qua công tác truyền thông, trong đó có các tác phẩm văn học là hết sức quan trọng và cần thiết. Thông qua công tác tuyên truyền còn giúp cộng đồng nhìn nhận biến đổi khí hậu không chỉ đem đến nguy cơ mà còn có nhiều cơ hội để chuyển đổi kinh tế, phát triển sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh.
Tuy nhiên công tác truyền thông về biến đổi khí hậu, môi trường hiện nay vẫn còn đi theo lối mòn với những cách thức truyền tải vẫn mang nặng tính tuyên truyền một chiều, cách thức truyền tải chưa sinh động, hấp dẫn. Công tác truyền thông chỉ mới chú trọng theo hướng “ứng phó” với biến đổi khí hậu mà chưa chú trọng nhiều đến “thích nghi”, “thích ứng” với biến đổi khí hậu,...
ĐBSCL là vùng có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đóng góp hơn 95% lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây và trên 74,6% sản lượng thủy sản nuôi trồng của quốc gia. Vùng ĐBSCL có khoảng 19 triệu dân, chiếm 20% dân số cả nước và diện tích trên 40 ngàn km2 khoảng 12% diện tích cả nước, đóng góp 18% cho GDP quốc gia.
Nhà thơ Lê Hoàng Anh gởi tặng cho bà con quê nhà An Giang bài thơ "Hoa điên điển":
Ta về thăm lại An Giang
Qua chương trình tọa đàm, giao lưu, đi thực tế giúp cho văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm văn học về biến đổi khí hậu, môi trường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông thích nghi và thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời thu hút sự quan tâm của cả hệ thống chính trị đối với các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang Nguyễn Văn Lên cảm ơn các văn nghệ sỹ đến trao đổi và chia sẻ cảm xúc cũng như những vấn đề thực tiễn qua quá trình tác nghiệp tại An Giang, đồng thời đề xuất, hiến kế các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh An Giang nói riêng trong thời gian tới.
Đồng chí nhấn mạnh, biến đổi khí hậu đang là thách thức toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu của toàn xã hội thông qua công tác truyền thông, trong đó có các tác phẩm văn học là hết sức quan trọng và cần thiết. Thông qua công tác tuyên truyền còn giúp cộng đồng nhìn nhận biến đổi khí hậu không chỉ đem đến nguy cơ mà còn có nhiều cơ hội để chuyển đổi kinh tế, phát triển sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh.
Tuy nhiên công tác truyền thông về biến đổi khí hậu, môi trường hiện nay vẫn còn đi theo lối mòn với những cách thức truyền tải vẫn mang nặng tính tuyên truyền một chiều, cách thức truyền tải chưa sinh động, hấp dẫn. Công tác truyền thông chỉ mới chú trọng theo hướng “ứng phó” với biến đổi khí hậu mà chưa chú trọng nhiều đến “thích nghi”, “thích ứng” với biến đổi khí hậu,...
Nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu; Nhà văn Trầm Hương và Nhà thơ - Luật sư Nguyễn Hoàng Trung Hiếu giao lưu cùng chương trình
Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang Nguyễn Văn Lên tặng hoa cho các diễn giả
ĐBSCL là vùng có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đóng góp hơn 95% lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây và trên 74,6% sản lượng thủy sản nuôi trồng của quốc gia. Vùng ĐBSCL có khoảng 19 triệu dân, chiếm 20% dân số cả nước và diện tích trên 40 ngàn km2 khoảng 12% diện tích cả nước, đóng góp 18% cho GDP quốc gia.
Sinh viên chuyên ngành Tài nguyên - Môi trường, Trường Đại học An Giang nói lên cảm nghĩ
Sinh viên chuyên ngành Ngữ văn, Trường Đại học An Giang nói lên những suy nghĩ về trách nhiệm của người cầm bút đối với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, ĐBSCL có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức do đây là vùng đất chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự thay đổi của tự nhiên. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân, đòi hỏi phải có những giải pháp toàn diện, lâu dài, cấp bách để phát triển bền vững ĐBSCL.Nhà thơ Lê Hoàng Anh gởi tặng cho bà con quê nhà An Giang bài thơ "Hoa điên điển":
Ta về thăm lại An Giang
Tràm xanh, lúa tốt mênh mang tình người
khúc sông bên lở, bên bồi
Lòng Dân, ý Đảng muôn đời dựng xây
Môi trường trong những bàn tay
Con tim gõ nhịp đất này hồi sinh.
Đạo diễn Trần Ngọc Phong - Hãng phim Giải phóng hát tặng khán giả bài "Những nẻo đường phù sa", sáng tác Bảo Phúc.
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường An Giang tặng hoa cho các diễn giả
Qua chương trình tọa đàm, giao lưu, đi thực tế giúp cho văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm văn học về biến đổi khí hậu, môi trường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông thích nghi và thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời thu hút sự quan tâm của cả hệ thống chính trị đối với các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Huy Tâm