Dân và Đảng trong Di chúc!
- Được đăng: Chủ nhật, 12 Tháng 5 2019 09:54
- Lượt xem: 1857
(TGAG)- Bác nhẹ nhàng “từ biệt” đi xa đã tròn năm mươi năm. Chuyến đi “đặc biệt” này được chuẩn bị rất kỹ lưỡng: Rằm Tháng Giêng năm Ất Tỵ (15/02/1965) Bác về Côn Sơn “thăm” Nguyễn Trãi, một người tiêu biểu cho truyền thống nhân-nghĩa của dân tộc ta: “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, “nhân nghĩa duy trì quốc thế an”… Đến gần ngày sinh nhật (10/05/1965), Bác bắt đầu viết Di chúc, mấy ngày sau Bác sang Trung Quốc, 19/05, về Khúc Phụ, “thăm” Khổng Tử; nói chuyện với những người đi cùng, Bác nhắc lại một luận điểm của Người: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.
Di chúc gắn với toàn bộ Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta. Di chúc còn là sự thể hiện trách nhiệm, tình yêu thương bao la của Bác dành cho những người ở lại, bao gồm cả “các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”. Nhưng trước tiên là dành cho Dân ta-Đảng ta. Bác viết: “… tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”; “… tôi để lại mấy lời này,… Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột”.
“Trước hết nói về Đảng”. Đây là vấn đề Người luôn đặt lên hàng đầu, luôn được quan tâm “trước hết”. Bởi vì: Để làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người “Trước hết phải có đảng cách mệnh”; “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
Bác tổng kết: “… Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Cần hiểu đúng: Thắng lợi rất to lớn, thắng lợi trước hết là do Đảng gắn bó với Nhân dân; là do đoàn kết chặt chẽ, phát huy được “… truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta”.
Đoàn kết có vai trò cực kỳ to lớn, vì thế Người chỉ dạy: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.
Để xứng đáng với vai trò lãnh dạo, Người khẳng định: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Với tầm nhìn xa, trông rộng, Bác đã dự báo: “Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi,… Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”.
“Đầu tiên là công việc đối với con người”.
Kế thừa truyền thống nhân-nghĩa của dân tộc, nắm vững quan điểm quần chúng của chủ nghĩa Mác-Lê nin, Bác chỉ rõ: “… nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng”. “Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta”. Vì vậy: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Bản viết năm 1968, Bác thể hiện sự quan tâm đến từng đối tượng: (1) Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình, phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn… (2) Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta (3) Đối với gia đình thương binh và liệt sĩ phải giúp đỡ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét(4) Cần chọn một số chiến sĩ trẻ tuổi ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm… Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta (5)... cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo (6) Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm,… phải vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện (7) … đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp 1 năm để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng…
Về xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Bác cho đó là một “cuộc chiến đấu khổng lồ”. “Để giành lấy thắng lợi… phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.
Chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ Di chúc là phần nói “Về việc riêng”. Nhưng ngay cả phần này chúng ta cũng sẽ không tìm thấy bất cứ một phần riêng tư nào cả. Người viết:
“Về việc riêng
Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Đúng như Người từng nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”. Học và làm theo Di chúc, chúng ta hiểu: Dân và Đảng là câu chuyện chủ yếu mà Người để lại!
Di chúc gắn với toàn bộ Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta. Di chúc còn là sự thể hiện trách nhiệm, tình yêu thương bao la của Bác dành cho những người ở lại, bao gồm cả “các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”. Nhưng trước tiên là dành cho Dân ta-Đảng ta. Bác viết: “… tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”; “… tôi để lại mấy lời này,… Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột”.
“Trước hết nói về Đảng”. Đây là vấn đề Người luôn đặt lên hàng đầu, luôn được quan tâm “trước hết”. Bởi vì: Để làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người “Trước hết phải có đảng cách mệnh”; “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
Bác tổng kết: “… Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Cần hiểu đúng: Thắng lợi rất to lớn, thắng lợi trước hết là do Đảng gắn bó với Nhân dân; là do đoàn kết chặt chẽ, phát huy được “… truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta”.
Đoàn kết có vai trò cực kỳ to lớn, vì thế Người chỉ dạy: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.
Để xứng đáng với vai trò lãnh dạo, Người khẳng định: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Với tầm nhìn xa, trông rộng, Bác đã dự báo: “Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi,… Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”.
“Đầu tiên là công việc đối với con người”.
Kế thừa truyền thống nhân-nghĩa của dân tộc, nắm vững quan điểm quần chúng của chủ nghĩa Mác-Lê nin, Bác chỉ rõ: “… nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng”. “Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta”. Vì vậy: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Bản viết năm 1968, Bác thể hiện sự quan tâm đến từng đối tượng: (1) Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình, phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn… (2) Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta (3) Đối với gia đình thương binh và liệt sĩ phải giúp đỡ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét(4) Cần chọn một số chiến sĩ trẻ tuổi ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm… Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta (5)... cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo (6) Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm,… phải vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện (7) … đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp 1 năm để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng…
Về xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Bác cho đó là một “cuộc chiến đấu khổng lồ”. “Để giành lấy thắng lợi… phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.
Chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ Di chúc là phần nói “Về việc riêng”. Nhưng ngay cả phần này chúng ta cũng sẽ không tìm thấy bất cứ một phần riêng tư nào cả. Người viết:
“Về việc riêng
Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Đúng như Người từng nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”. Học và làm theo Di chúc, chúng ta hiểu: Dân và Đảng là câu chuyện chủ yếu mà Người để lại!
TRUNG THÀNH
(TTCTTT số 5-2019)