Truy cập hiện tại

Đang có 136 khách và không thành viên đang online

An Giang qua 2 năm thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới”

(TGAG)- Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, đến cuối năm 2016 tỉnh ta có: 59 nhà văn hóa xã; 156 đài truyền thanh xã, phường, thị trấn; 223 phòng đọc sách cơ sở; 106 điểm bưu điện văn hóa xã. Cùng với đó, còn có các nguồn cung cấp thông tin khác ở cơ sở như: 06 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; mạng internet được kết nối tới từng địa bàn dân cư; Cổng thông tin điện tử tỉnh và 33 cổng thông tin thành phần; 23 cụm pa nô tuyên truyền kinh tế - chính trị phân bổ đều ở 11 huyện, thị xã, thành phố. Đội ngũ 3.626 báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở; 275 cộng tác viên dư luận xã hội của 11 huyện thị xã, thành phố trong tỉnh...

Hệ thống thiết chế thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh đã cơ bản phát huy được vai trò, chức năng quan trọng là cầu nối cung cấp, chuyển tải và phản hồi thông tin giữa người dân với Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên trong tình hình mới, công tác thông tin cơ sở bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Mức đầu tư cho công tác thông tin cơ sở còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu đồng bộ, gây lãng phí. Nhiều thiết chế thông tin như: nhà văn hoá xã; tủ sách cơ sở... chưa phát huy được hiệu quả, hoạt động cầm chừng, thậm chí có nơi không hoạt động. Nội dung thông tin còn nghèo nàn, đơn điệu; hình thức thể hiện chưa thu hút nhất là hoạt động của các đội thông tin lưu động, hệ thống thư viện..; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đơn vị có liên quan trong việc chỉ đạo, quản lý, tổ chức hoạt động thông tin cơ sở còn lúng túng thiếu đồng bộ…

Trước thực trạng đó, ngày 05 tháng 9 năm 2016, Ban Bí thư (khoá XII) đã ban hành Chỉ thị 07-CT/TW về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang cũng đã ban hành Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 22 tháng 3 năm 2017 thực hiện Chỉ thị 07 của Ban Bí thư.

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư và Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các địa phương đơn vị trong tỉnh đã bước đầu chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, từng bước phát huy hiệu quả hoạt động hệ thống thiết chế hiện có; tập trung đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết chế thông tin, nhằm đa dạng hóa việc tiếp cận thông tin của người dân.

Nhiều đài truyền thanh cấp xã đã xây dựng mô hình điểm thông tin cơ sở. Phát huy vai trò là điểm cung cấp nhiều loại hình thông tin thiết yếu cho nhân dân tại địa bàn như: thông tin truyền thanh, thông tin sách báo, tủ sách pháp luật, thông tin khoa học công nghệ, thông tin điện tử,… với người quản lý và phục vụ là cán bộ đài truyền thanh. Hệ thống các đài truyền thanh cấp huyện và cấp xã cũng thực hiện tốt các chương trình phát thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền theo định kỳ... Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từ huyện đến cơ sở phát huy khá hiệu quả vai trò, trách nhiệm. Tích cực phổ biến, thông tin, tuyên truyền về chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin những sự kiện liên quan trực tiếp đến người dân ở cơ sở. Qua đó, đã tạo sự nhất trí về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, góp phần đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, qua hơn 2 năm thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch 20-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh còn nổi lên một số tồn tại hạn chế như:

- Việc sắp xếp, tích hợp, tập trung các loại hình thông tin tại cơ sở còn nhiều khó khăn, lúng túng. Cơ chế phối hợp hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ đối với hệ thống thiết chế thông tin cơ sở của các ngành cấp tỉnh chưa đồng bộ.

- Hoạt động thông tin cơ sở còn hạn chế về nội dung thông tin, thông tin chưa kịp thời, thiếu tính sinh động, hấp dẫn, chưa bám sát nhu cầu của người dân.

- Phương thức thông tin chậm đổi mới chưa theo kịp thực tiễn, chủ yếu vẫn là các kênh thông tin truyền thống, chưa ứng dụng, tích hợp được các công nghệ hiện đại…

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên. Về mặt chủ quan, còn không ít cấp uỷ, chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ về phạm vi, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác thông tin cơ sở, thiếu quan tâm đầu tư cho mảng công tác quan trọng này. Đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, tổ chức hoạt động thông tin cơ sở chưa được quy hoạch, đào tạo một cách bài bản; năng lực, trình độ chuyên môn còn hạn chế; việc bồi dưỡng, trang bị thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ còn chưa được quan tâm thường xuyên.

Về mặt khách quan, công tác hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ cho hệ thống thiết chế thông tin cơ sở, nhất là của cấp tỉnh, huyện còn chồng chéo, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ. Kinh phí để thực hiện không có, chưa được chỉ rõ lấy từ nguồn nào, ngành nào trực tiếp tham mưu… dẫn tới khó khăn vướng mắc cho cơ sở.

Theo lộ trình: đến 2020 tỉnh ta sẽ tiến hành sơ kết việc triển khai thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch 20-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới. Thời gian không còn nhiều, đòi hỏi các cấp các ngành cần nỗ lực khẩn trương hơn nữa, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được đề ra, thực hiện thắng lợi Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định chính trị - xã hội, là cơ sở, là tiền đề quan trọng cho công cuộc đổi mới và phát triển của tỉnh ta trong thời gian tới./.

Văn An
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
38371551