Báo chí cách mạng Việt Nam - 90 năm hình thành và phát triển
- Được đăng: Chủ nhật, 21 Tháng 6 2015 05:11
- Lượt xem: 2747
(TGAG)- Ngày 21/6/1925, báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ra số đầu tiên, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo hoạt động, mở đường cho dòng báo chí cách mạng Việt Nam hình thành và phát triển. Ngày 21/6 hằng năm đã trở thành Ngày truyền thống của Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chín mươi năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển mạnh mẽ, gắn với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Báo chí Việt Nam là công cụ xung kích và sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, đã góp phần quan trọng vào thắng lợi to lớn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc kể từ ngày thành lập Đảng đến nay.
Từ những năm 1929 - 1945, nhiều tờ báo cách mạng ra đời, tuyên truyền tích cực cho đường lối cách mạng của Đảng; đồng hành cùng các sự kiện, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, dân tộc Việt Nam được giải phóng khỏi ách nô lệ, dưới chế độ dân chủ nhân dân, báo chí cách mạng xuất bản công khai, số lượng lớn. Năm 1950, Đảng ta đã lãnh đạo tổ chức Đại hội lần thứ nhất Hội Những người viết báo Việt Nam tại Thái Nguyên. Ngày 21/4/1950, Đại hội lần thứ nhất Hội Những người viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam) diễn ra tốt đẹp. Việc ra đời một tổ chức thống nhất của những người viết báo nước nhà đã đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam. Và trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tới khi kết thúc thắng lợi, hệ thống báo chí cách mạng đã bám sát thực tiễn, luôn phục vụ kịp thời nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dân tộc ta lại phải bước vào cuộc kháng chiến đầy cam go chống đế quốc Mỹ. Giai đoạn này, báo chí cách mạng Việt Nam hoạt động tự do ở miền Bắc, vùng giải phóng ở miền Nam và xuất bản bí mật trong vùng địch tạm chiếm ở miền Nam. Từ sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Đến nay, báo chí của các cơ quan Trung ương, địa phương, các bộ, ngành, đoàn thể... có cả 4 loại hình là báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử. Báo chí đang phát triển ngày càng mạnh mẽ với hơn 830 cơ quan báo chí in gồm hơn 1.100 ấn phẩm báo và tạp chí, tổng số lượng phát hành khoảng 650 triệu bản trong một năm; 90 cơ quan báo chí điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp; 67 đài phát thanh, truyền hình. Cả nước có hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ, hơn 20.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Đội ngũ những người làm báo không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng.
Trong thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ chính trị của mình, thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thông tin đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin của người dân. Thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở trong nước và quốc tế, giới thiệu với các dân tộc và bạn bè trên thế giới về đất nước, con người Việt Nam, về những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước. Báo chí giới thiệu nhân tố mới, người tốt, việc tốt, đấu tranh phê phán các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, phê phán quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân.
Báo chí ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước. Nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới và Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã được Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 (khóa XI) cho ý kiến, đã thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo và sự quan tâm của Đảng ta đối với công tác báo chí. Hoạt động báo chí trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong quá trình hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những yêu cầu mới.
Đặc biệt, với sự phát triển và hội tụ về công nghệ giữa viễn thông, truyền thông và Internet diễn ra mạnh mẽ, hoạt động báo chí đã có những bước phát triển vượt bậc, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp.
Do đó, báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới; coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi các tiêu cực và tệ nạn xã hội; nâng cao chất lượng tư tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối tượng độc giả, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ; đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ những người làm báo. Rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ báo chí, kiên quyết đưa những người không đủ phẩm chất, năng lực ra khỏi cơ quan báo chí. Quản lý chặt chẽ cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở các địa phương và ở nước ngoài; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, tạo điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật để các báo, đài, tạp chí chủ lực đổi mới, nâng cao chất lượng, làm tốt khả năng chi phối, định hướng thông tin và dư luận xã hội. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin đối ngoại...
Nguyễn Hoàng Anh Tuấn
Chín mươi năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển mạnh mẽ, gắn với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Báo chí Việt Nam là công cụ xung kích và sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, đã góp phần quan trọng vào thắng lợi to lớn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc kể từ ngày thành lập Đảng đến nay.
Từ những năm 1929 - 1945, nhiều tờ báo cách mạng ra đời, tuyên truyền tích cực cho đường lối cách mạng của Đảng; đồng hành cùng các sự kiện, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, dân tộc Việt Nam được giải phóng khỏi ách nô lệ, dưới chế độ dân chủ nhân dân, báo chí cách mạng xuất bản công khai, số lượng lớn. Năm 1950, Đảng ta đã lãnh đạo tổ chức Đại hội lần thứ nhất Hội Những người viết báo Việt Nam tại Thái Nguyên. Ngày 21/4/1950, Đại hội lần thứ nhất Hội Những người viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam) diễn ra tốt đẹp. Việc ra đời một tổ chức thống nhất của những người viết báo nước nhà đã đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam. Và trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tới khi kết thúc thắng lợi, hệ thống báo chí cách mạng đã bám sát thực tiễn, luôn phục vụ kịp thời nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dân tộc ta lại phải bước vào cuộc kháng chiến đầy cam go chống đế quốc Mỹ. Giai đoạn này, báo chí cách mạng Việt Nam hoạt động tự do ở miền Bắc, vùng giải phóng ở miền Nam và xuất bản bí mật trong vùng địch tạm chiếm ở miền Nam. Từ sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Đến nay, báo chí của các cơ quan Trung ương, địa phương, các bộ, ngành, đoàn thể... có cả 4 loại hình là báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử. Báo chí đang phát triển ngày càng mạnh mẽ với hơn 830 cơ quan báo chí in gồm hơn 1.100 ấn phẩm báo và tạp chí, tổng số lượng phát hành khoảng 650 triệu bản trong một năm; 90 cơ quan báo chí điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp; 67 đài phát thanh, truyền hình. Cả nước có hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ, hơn 20.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Đội ngũ những người làm báo không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng.
Trong thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ chính trị của mình, thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được thông tin đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin của người dân. Thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở trong nước và quốc tế, giới thiệu với các dân tộc và bạn bè trên thế giới về đất nước, con người Việt Nam, về những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước. Báo chí giới thiệu nhân tố mới, người tốt, việc tốt, đấu tranh phê phán các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, phê phán quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn thực sự tin cậy của nhân dân.
Báo chí ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước. Nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới và Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã được Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 (khóa XI) cho ý kiến, đã thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo và sự quan tâm của Đảng ta đối với công tác báo chí. Hoạt động báo chí trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong quá trình hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những yêu cầu mới.
Đặc biệt, với sự phát triển và hội tụ về công nghệ giữa viễn thông, truyền thông và Internet diễn ra mạnh mẽ, hoạt động báo chí đã có những bước phát triển vượt bậc, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp.
Do đó, báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới; coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi các tiêu cực và tệ nạn xã hội; nâng cao chất lượng tư tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối tượng độc giả, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ; đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ những người làm báo. Rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ báo chí, kiên quyết đưa những người không đủ phẩm chất, năng lực ra khỏi cơ quan báo chí. Quản lý chặt chẽ cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở các địa phương và ở nước ngoài; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, tạo điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật để các báo, đài, tạp chí chủ lực đổi mới, nâng cao chất lượng, làm tốt khả năng chi phối, định hướng thông tin và dư luận xã hội. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin đối ngoại...
Nguyễn Hoàng Anh Tuấn