Kỷ niệm 105 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6) - Sự lựa chọn lịch sử
- Được đăng: Thứ năm, 02 Tháng 6 2016 09:18
- Lượt xem: 4208
(TGAG) - Cách đây 105 năm, ngày 05/6/1911, từ bến cảng Sài Gòn, người thanh niên Nguyễn Tất Thành - Văn Ba với lòng yêu nước nhiệt thành, tình thương dân sâu sắc đã ra nước ngoài, bôn ba qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia, đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng tiên phong của thời đại và để tìm con đường cứu nước, cứu dân cho dân tộc Việt Nam.
Giữa lúc phong trào cách mạng nước ta mặc dù đã phải trả giá bằng xương máu của biết bao anh hùng, nghĩa liệt, nhưng đang trải qua những năm tháng khủng hoảng cả về lý luận, đường lối và phương thức thì Nguyễn Tất Thành, một thanh niên yêu nước, sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, với một nhãn quan mới mẻ đã từ chối con đường Đông Du theo các cụ sĩ phu để mở ra một cánh cửa khác đi sang trời Tây, nơi đang có những trào lưu tư tưởng tự do, dân quyền, dân chủ và một nền khoa học kỹ thuật đang phát triển.
Ngày 05/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành với tên mới là Văn Ba đã rời Tổ quốc, bắt đầu thực hiện cuộc hành trình đầy cam go. Ở tuổi 21 với hai bàn tay trắng, anh đã vừa làm việc, vừa học tập, tìm tòi con đường cứu nước cứu dân. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi thường ấy.
Với sự mẫn cảm đặc biệt của mình, Nguyễn Tất Thành đã tìm hiểu cuộc cách mạng của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776, cuộc cách mạng Pháp năm 1789, phong trào giải phóng của các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân… để “xem các nước ngoài người ta làm như thế nào để trở về giúp đồng bào mình”. Anh thấy các cuộc cách mạng mà người Mỹ, người Pháp tiến hành đều không triệt để. “Tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong đó thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”.
Từ những điều rút ra ấy, 9 năm sau (1919), Nguyễn Tất Thành - Văn Ba trở thành Nguyễn Ái Quốc, gửi đến Hội nghị Vécxây “Bản yêu sách của dân tộc Việt Nam”, gồm 8 điểm, đòi Chính phủ thực dân Pháp phải có những cải cách, đảm bảo những quyền tự do tối thiểu. Trong đó có việc “Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu ra ở bên cạnh nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản xứ”.
Với tấm lòng luôn hướng về Tổ quốc, về nhân dân đang bị đọa đày đau khổ dưới gót giày của chủ nghĩa thực dân đế quốc, suốt 9 năm ròng bôn ba đây đó, Nguyễn Ái Quốc chỉ nuôi một hoài bão duy nhất, tìm được con đường đúng đắn có thể giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Khi tìm thấy những điều mới mẻ, có sức lôi cuốn phi thường được trình bày trong bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định “Muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”; “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người… tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no”.
Nguyễn Ái Quốc đã tán thành Quốc tế thứ III và hoàn toàn tin theo Lênin. Từ cuối năm 1920, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đưa đất nước ta vào quỹ đạo của cuộc cách mạng vô sản thế giới đã được bắt đầu thành công từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, đó là một cuộc cách mạng đến nơi đến chốn. Người tin rằng đây là con đường đúng đắn để thực hiện lý tưởng vì nước, vì dân mà đã bao năm nung nấu và theo đuổi. Từ đây đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài nhiều năm của con thuyền cách mạng Việt Nam.
Để thực hiện con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, nhiều tổ chức, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết, trước hết là xây dựng lực lượng, đào tạo cán bộ, thành lập đảng cách mạng. Người chủ trương “phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Muốn có đảng cách mạng trước hết phải có lý luận, có “chủ nghĩa làm cốt”, “ai cũng phải hiểu”, “ai cũng phải theo” mà “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Do vậy, trong thập niên thứ ba của thế kỷ XX, Người đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tổ chức các lớp đào tạo cán bộ, chuẩn bị mọi điều kiện để sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, từ Đường Kách mệnh đến Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt… là những Cương lĩnh chính thức của Đảng ta, thể hiện nội dung cơ bản của con đường cách mạng Việt Nam.
Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, ngày 28/01/1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Người chỉ ra rằng, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trải qua một cuộc hành trình lịch sử đầy gian khổ, qua hàng chục nước, cuộc khảo cứu vô cùng phong phú đem lại cho Nguyễn Ái Quốc một tình cảm cách mạng sâu sắc, một sự lựa chọn lịch sử đúng đắn con đường cứu nước, con đường cách mạng theo Lênin. Từ đây, Người dứt khoát đi theo con đường đó. Đó là con đường giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và giải phóng toàn bộ xã hội. Thời gian lịch sử càng lùi xa, chúng ta càng ý thức hơn giá trị sâu sắc, vĩ đại về con đường mà Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc ta./.
* Tài liệu tham khảo:
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hành trình tìm đường cứu nước, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
2. Tình hình thanh niên Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quan trọng nhất, NXB Thanh niên 2005
Giữa lúc phong trào cách mạng nước ta mặc dù đã phải trả giá bằng xương máu của biết bao anh hùng, nghĩa liệt, nhưng đang trải qua những năm tháng khủng hoảng cả về lý luận, đường lối và phương thức thì Nguyễn Tất Thành, một thanh niên yêu nước, sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, với một nhãn quan mới mẻ đã từ chối con đường Đông Du theo các cụ sĩ phu để mở ra một cánh cửa khác đi sang trời Tây, nơi đang có những trào lưu tư tưởng tự do, dân quyền, dân chủ và một nền khoa học kỹ thuật đang phát triển.
Ngày 05/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành với tên mới là Văn Ba đã rời Tổ quốc, bắt đầu thực hiện cuộc hành trình đầy cam go. Ở tuổi 21 với hai bàn tay trắng, anh đã vừa làm việc, vừa học tập, tìm tòi con đường cứu nước cứu dân. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt, phi thường ấy.
Với sự mẫn cảm đặc biệt của mình, Nguyễn Tất Thành đã tìm hiểu cuộc cách mạng của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776, cuộc cách mạng Pháp năm 1789, phong trào giải phóng của các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân… để “xem các nước ngoài người ta làm như thế nào để trở về giúp đồng bào mình”. Anh thấy các cuộc cách mạng mà người Mỹ, người Pháp tiến hành đều không triệt để. “Tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong đó thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”.
Từ những điều rút ra ấy, 9 năm sau (1919), Nguyễn Tất Thành - Văn Ba trở thành Nguyễn Ái Quốc, gửi đến Hội nghị Vécxây “Bản yêu sách của dân tộc Việt Nam”, gồm 8 điểm, đòi Chính phủ thực dân Pháp phải có những cải cách, đảm bảo những quyền tự do tối thiểu. Trong đó có việc “Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu ra ở bên cạnh nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản xứ”.
Với tấm lòng luôn hướng về Tổ quốc, về nhân dân đang bị đọa đày đau khổ dưới gót giày của chủ nghĩa thực dân đế quốc, suốt 9 năm ròng bôn ba đây đó, Nguyễn Ái Quốc chỉ nuôi một hoài bão duy nhất, tìm được con đường đúng đắn có thể giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Khi tìm thấy những điều mới mẻ, có sức lôi cuốn phi thường được trình bày trong bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định “Muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”; “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người… tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no”.
Nguyễn Ái Quốc đã tán thành Quốc tế thứ III và hoàn toàn tin theo Lênin. Từ cuối năm 1920, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đưa đất nước ta vào quỹ đạo của cuộc cách mạng vô sản thế giới đã được bắt đầu thành công từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, đó là một cuộc cách mạng đến nơi đến chốn. Người tin rằng đây là con đường đúng đắn để thực hiện lý tưởng vì nước, vì dân mà đã bao năm nung nấu và theo đuổi. Từ đây đã chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài nhiều năm của con thuyền cách mạng Việt Nam.
Để thực hiện con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, nhiều tổ chức, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết, trước hết là xây dựng lực lượng, đào tạo cán bộ, thành lập đảng cách mạng. Người chủ trương “phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Muốn có đảng cách mạng trước hết phải có lý luận, có “chủ nghĩa làm cốt”, “ai cũng phải hiểu”, “ai cũng phải theo” mà “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Do vậy, trong thập niên thứ ba của thế kỷ XX, Người đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tổ chức các lớp đào tạo cán bộ, chuẩn bị mọi điều kiện để sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, từ Đường Kách mệnh đến Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt… là những Cương lĩnh chính thức của Đảng ta, thể hiện nội dung cơ bản của con đường cách mạng Việt Nam.
Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, ngày 28/01/1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Người chỉ ra rằng, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trải qua một cuộc hành trình lịch sử đầy gian khổ, qua hàng chục nước, cuộc khảo cứu vô cùng phong phú đem lại cho Nguyễn Ái Quốc một tình cảm cách mạng sâu sắc, một sự lựa chọn lịch sử đúng đắn con đường cứu nước, con đường cách mạng theo Lênin. Từ đây, Người dứt khoát đi theo con đường đó. Đó là con đường giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp và giải phóng toàn bộ xã hội. Thời gian lịch sử càng lùi xa, chúng ta càng ý thức hơn giá trị sâu sắc, vĩ đại về con đường mà Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc ta./.
Quốc Khánh
* Tài liệu tham khảo:
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hành trình tìm đường cứu nước, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
2. Tình hình thanh niên Việt Nam thế kỷ XX - Những sự kiện quan trọng nhất, NXB Thanh niên 2005