Người thầy hơn 30 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người
- Được đăng: Thứ hai, 13 Tháng 11 2023 16:01
- Lượt xem: 503
(TUAG)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, vượt qua những khó khăn, áp lực, thầy Phan Trọng Nghĩa, giáo viên dạy môn Vật lý, trường THCS Nguyễn Đăng Sơn, thị trấn Chợ Mới vẫn tâm huyết với công tác giảng dạy, không ngừng nghiên cứu, học hỏi từ đồng nghiệp, trang bị cho mình nhiều kiến thức bổ ích để đưa những vấn đề mới nhất vào bài giảng, đào tạo nhiều thế hệ học sinh nên người.
Cứ mỗi năm vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy Phan Trọng Nghĩa lại bồi hồi, xúc động nhớ về quãng thời gian hơn 3 thập kỷ gắn bó với nghề, nhớ về những đồng nghiệp đã từng đồng hành, song vì cuộc sống không thể bước tiếp với nghề. Những năm đầu thầy Nghĩa đi dạy là vào khoảng năm 1987, 1988, khi ấy, lương giáo viên còn khá thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Nhưng vì yêu nghề, thương trò, thầy cố gắng bám trụ. Khi thì nhận hỗ trợ lương thực từ gia đình; lúc thì đi gắn đèn điện cho người dân xung quanh để có thêm thu nhập. Lần hồi, cũng vượt qua những lúc khó khăn nhất. Thầy Nghĩa, tâm sự: “Cùng lứa với tôi, cũng có nhiều người nghỉ, nhưng mình có an ủi, thấy học trò dễ thương, hồi xưa nắm níu và động viên mình. Ở tập thể, học trò xung quanh đó, cứ chiều đến tối lại mình chơi, có trái cây, bánh,... đem lại cho thầy ăn, phụ huynh cũng xem trọng giáo viên. Sau này lương bổng có cải thiện, sống được với nghề, dù không giàu có, nói chung đó là lý do mình theo nghề giáo tới bây giờ”.
Dù nhiều năm làm giảng dạy, song với tâm niệm dạy học không chỉ dạy chữ mà còn hướng cho học sinh ứng dụng vào cuộc sống, thầy vẫn luôn không ngừng đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với học sinh của mình; chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết lên lớp, tăng cường các bài học từ thực tế, ví dụ cụ thể ở đời thường, hiện tượng thời tiết vào giờ dạy,… xây dựng bài giảng phù hợp với trình độ tiếp nhận của từng đối tượng học sinh. Do vậy các tiết học vật lý của thầy Nghĩa không còn nặng nề, mà tạo ra hứng thú cho các em; mỗi giờ dạy trở nên sinh động, lôi cuốn hơn. Những kiến thức vật lý khô cứng qua bàn tay thầy trở nên mềm mại, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Những công thức, định luật vốn làm “đau đầu” bao thế hệ trở nên gần gũi với học trò qua những câu chuyện thầy kể.
Em Hồ Nguyễn Bảo Vy, lớp 9A10, trường THCS Nguyễn Đăng Sơn, TT. Chợ Mới bộc bạch: “Tụi con rất may mắn khi được thầy Nghĩa giảng dạy môn Vật lý cho tụi con và tính cách của thầy Nghĩa rất dễ thương, gần gũi nên bài giảng đến với tụi con có phần dễ hiểu và giúp tụi con nhiều hơn. Đồng thời những bạn học yếu kém, thầy Nghĩa cũng đã giảng dạy tận tình với các bạn để các bạn có thể theo kịp những bạn giỏi hơn. Trong những lúc thực hành ngoài giờ, thầy rất tận tâm, khi chuẩn bị cho tụi con và hướng dẫn tụi con rất đầy đủ quy trình và các bước”.
Bên cạnh đó, với vai trò là Tổ trưởng Tổ Vật lý - Công nghệ, thầy Nghĩa còn nỗ lực làm trung tâm đoàn kết các thành viên trong tổ, giúp đỡ nhau trong chuyên môn cũng như công tác khác. Để mọi thành viên trong tổ đều luôn nỗ lực phấn đấu trong nghề nghiệp và cùng nhau xây dựng tập thể Tổ ngày càng vững mạnh, gắn kết, tạo động lực để các thành viên phát huy khả năng, năng lượng cống hiến cho tập thể và sẵn sàng vì các thế hệ học sinh thân yêu.
Thầy Nguyễn Song An, giáo viên trong Tổ Vật lý - Công nghệ chia sẻ: “Trong thời gian thầy về công tác, có nhiều đóng góp cho nhà trường. Chuyên môn, nghiệp vụ - thầy luôn cụ thể hóa, thực hiện tập huấn chương trình, đổi mới phương pháp học tập, đổi mới kiểm tra, đánh giá, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào bài giảng. Trong đời sống, thầy luôn biết cảm thông, chia sẻ trước những khó khăn của đồng nghiệp như: giáo viên nhà xa, cha mẹ già yếu,… thầy luôn quan tâm, hỏi thăm. Đối với học sinh, thầy là tấm gương để các em noi theo, thầy luôn giữ đạo đức, lối sống, phong cách mẫu mực của người thầy. Về chuyên môn, nghiệp vụ: thầy luôn vững vàng, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục, phát triển năng lực, phẩm chất của các em”.
Phó Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Đăng Sơn, thầy Lê Tấn Thời nhận xét: “Thầy Phan Trọng Nghĩa là một trong những giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, với khả năng truyền cảm hứng cho học trò, thầy đã giúp học sinh yêu thích môn học. Từ đó ghi nhớ những kiến thức trọng tâm và ứng dụng kỹ năng thực hành vào thực tế cuộc sống. Trong những năm học vừa qua, thầy Nghĩa đã ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả trong công tác giảng dạy cũng như công tác quản lý Tổ. Không những thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, thầy Nghĩa còn là một thành viên tích cực trong các hoạt động khác của nhà trường”.
Với bề dày công tác, liên tục các năm qua, thầy được nhận nhiều: Bằng khen UBND tỉnh An Giang, Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, cấp huyện, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện qua từng năm học, cùng tập thể giáo viên Trường THCS Nguyễn Đăng Sơn đào tạo được nhiều học sinh giỏi, đưa nhà trường trở thành một trong những lá cờ đầu của ngành Giáo dục huyện Chợ Mới./.
Thanh Liên, Bảo Dinh
Cứ mỗi năm vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy Phan Trọng Nghĩa lại bồi hồi, xúc động nhớ về quãng thời gian hơn 3 thập kỷ gắn bó với nghề, nhớ về những đồng nghiệp đã từng đồng hành, song vì cuộc sống không thể bước tiếp với nghề. Những năm đầu thầy Nghĩa đi dạy là vào khoảng năm 1987, 1988, khi ấy, lương giáo viên còn khá thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Nhưng vì yêu nghề, thương trò, thầy cố gắng bám trụ. Khi thì nhận hỗ trợ lương thực từ gia đình; lúc thì đi gắn đèn điện cho người dân xung quanh để có thêm thu nhập. Lần hồi, cũng vượt qua những lúc khó khăn nhất. Thầy Nghĩa, tâm sự: “Cùng lứa với tôi, cũng có nhiều người nghỉ, nhưng mình có an ủi, thấy học trò dễ thương, hồi xưa nắm níu và động viên mình. Ở tập thể, học trò xung quanh đó, cứ chiều đến tối lại mình chơi, có trái cây, bánh,... đem lại cho thầy ăn, phụ huynh cũng xem trọng giáo viên. Sau này lương bổng có cải thiện, sống được với nghề, dù không giàu có, nói chung đó là lý do mình theo nghề giáo tới bây giờ”.
Dù nhiều năm làm giảng dạy, song với tâm niệm dạy học không chỉ dạy chữ mà còn hướng cho học sinh ứng dụng vào cuộc sống, thầy vẫn luôn không ngừng đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với học sinh của mình; chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết lên lớp, tăng cường các bài học từ thực tế, ví dụ cụ thể ở đời thường, hiện tượng thời tiết vào giờ dạy,… xây dựng bài giảng phù hợp với trình độ tiếp nhận của từng đối tượng học sinh. Do vậy các tiết học vật lý của thầy Nghĩa không còn nặng nề, mà tạo ra hứng thú cho các em; mỗi giờ dạy trở nên sinh động, lôi cuốn hơn. Những kiến thức vật lý khô cứng qua bàn tay thầy trở nên mềm mại, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Những công thức, định luật vốn làm “đau đầu” bao thế hệ trở nên gần gũi với học trò qua những câu chuyện thầy kể.
Em Hồ Nguyễn Bảo Vy, lớp 9A10, trường THCS Nguyễn Đăng Sơn, TT. Chợ Mới bộc bạch: “Tụi con rất may mắn khi được thầy Nghĩa giảng dạy môn Vật lý cho tụi con và tính cách của thầy Nghĩa rất dễ thương, gần gũi nên bài giảng đến với tụi con có phần dễ hiểu và giúp tụi con nhiều hơn. Đồng thời những bạn học yếu kém, thầy Nghĩa cũng đã giảng dạy tận tình với các bạn để các bạn có thể theo kịp những bạn giỏi hơn. Trong những lúc thực hành ngoài giờ, thầy rất tận tâm, khi chuẩn bị cho tụi con và hướng dẫn tụi con rất đầy đủ quy trình và các bước”.
Bên cạnh đó, với vai trò là Tổ trưởng Tổ Vật lý - Công nghệ, thầy Nghĩa còn nỗ lực làm trung tâm đoàn kết các thành viên trong tổ, giúp đỡ nhau trong chuyên môn cũng như công tác khác. Để mọi thành viên trong tổ đều luôn nỗ lực phấn đấu trong nghề nghiệp và cùng nhau xây dựng tập thể Tổ ngày càng vững mạnh, gắn kết, tạo động lực để các thành viên phát huy khả năng, năng lượng cống hiến cho tập thể và sẵn sàng vì các thế hệ học sinh thân yêu.
Thầy Nguyễn Song An, giáo viên trong Tổ Vật lý - Công nghệ chia sẻ: “Trong thời gian thầy về công tác, có nhiều đóng góp cho nhà trường. Chuyên môn, nghiệp vụ - thầy luôn cụ thể hóa, thực hiện tập huấn chương trình, đổi mới phương pháp học tập, đổi mới kiểm tra, đánh giá, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào bài giảng. Trong đời sống, thầy luôn biết cảm thông, chia sẻ trước những khó khăn của đồng nghiệp như: giáo viên nhà xa, cha mẹ già yếu,… thầy luôn quan tâm, hỏi thăm. Đối với học sinh, thầy là tấm gương để các em noi theo, thầy luôn giữ đạo đức, lối sống, phong cách mẫu mực của người thầy. Về chuyên môn, nghiệp vụ: thầy luôn vững vàng, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục, phát triển năng lực, phẩm chất của các em”.
Phó Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Đăng Sơn, thầy Lê Tấn Thời nhận xét: “Thầy Phan Trọng Nghĩa là một trong những giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, với khả năng truyền cảm hứng cho học trò, thầy đã giúp học sinh yêu thích môn học. Từ đó ghi nhớ những kiến thức trọng tâm và ứng dụng kỹ năng thực hành vào thực tế cuộc sống. Trong những năm học vừa qua, thầy Nghĩa đã ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả trong công tác giảng dạy cũng như công tác quản lý Tổ. Không những thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, thầy Nghĩa còn là một thành viên tích cực trong các hoạt động khác của nhà trường”.
Với bề dày công tác, liên tục các năm qua, thầy được nhận nhiều: Bằng khen UBND tỉnh An Giang, Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, cấp huyện, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện qua từng năm học, cùng tập thể giáo viên Trường THCS Nguyễn Đăng Sơn đào tạo được nhiều học sinh giỏi, đưa nhà trường trở thành một trong những lá cờ đầu của ngành Giáo dục huyện Chợ Mới./.
Thanh Liên, Bảo Dinh