Công tác tuyên truyền
Thắng lợi chiến lược trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân
- Được đăng: Thứ năm, 22 Tháng 2 2018 07:35
- Lượt xem: 4270
(TGAG)- Xuân Mậu Tuất 2018 đang đến gần. Hòa chung không khí đón Xuân và kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 chúng ta được sống lại không khí hào hùng của dân tộc “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta” cách nay tròn nửa thế kỷ.
Những bài thơ chúc Tết của Bác Hồ trong mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc đều toát lên tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong một giai đoạn lịch sử, đặc biệt là bài thơ Chúc Xuân 1968 là mệnh lệnh tiến công của Đảng thể hiện ý chí của muôn triệu người đang muốn vùng dậy giải phóng quê hương, giành lấy hòa bình, tự do cho dân tộc.
Theo hiệu lệnh, quân và dân miền Nam đã nhắm đúng vào đêm giao thừa của Tết Nguyên đán, đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền, đánh vào 4 thành phố lớn, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn, 4 bộ tư lệnh quân đoàn địch, hầu hết các bộ tư lệnh sư đoàn, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần của chúng. Trong đó có những trận đánh đã gây chấn động lớn trong giới cầm quyền Mỹ và có tiếng vang mạnh mẽ trên thế giới như: trận đánh vào Tòa đại sứ Mỹ, vào Dinh tổng thống, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh Sài Gòn, 25 ngày quân giải phóng làm chủ thành phố Huế... các lực lượng cách mạng đã đánh vào tận sào huyệt và gây cho chính quyền Sài Gòn nhiều tổn thất.
Không cần thống kê cũng biết sự chênh lệch một trời một vực về trang bị quân sự, lực lượng giữa quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mỹ và quân giải phóng miền Nam vào thời điểm ấy nhưng chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ, toàn bộ hậu phương an toàn nhất của kẻ địch, tất cả các thành phố, tỉnh lỵ mà trước đó hầu như đứng ngoài cuộc chiến, nay đều bị đồng loạt tiến công. Những người cách mạng với quyết tâm sắt đá, tinh thần trách nhiệm cao, sự thống nhất ý chí, sự nghiêm minh của kỷ luật chiến trường hòa quyện trong ý thức tự giác chiến đấu vì lý tưởng cao cả của dân tộc đã tạo nên đội ngũ trung thành và phẩm chất thật tuyệt vời của người cách mạng. Tất cả tạo nên bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam lừng lẫy khắp năm châu.
Nhìn lại cục diện chiến trường cho thấy, Mỹ đã ngập ngừng trong thay đổi chiến lược, giới cầm quyền Mỹ có dấu hiệu dao động rõ và đúng thời điểm nhạy cảm của năm bầu cử tổng thống Mỹ, Đảng ta đã giáng một đòn bất ngờ thật mạnh vào ý chí xâm lược của Mỹ, bằng cách chọn hướng chiến lược hiểm và dùng cách đánh mới, tạo ra bước ngoặt lớn làm thay đổi cục diện chiến tranh.
Mậu Thân máu lửa, bi hùng; nhiều người bị bắt, hy sinh nhưng trên hết là cách mạng minh chứng với đồng bào rằng: Quân giải phóng vẫn ở đây, ở giữa đô thị Sài Gòn và các tỉnh lỵ miền Nam.
Xuân Mậu Thân đã gây nên cơn chấn động trong lòng nước Mỹ và cả dư luận quốc tế.
Trong hồi ký của Tổng thống Mỹ Johnson đã gọi Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân là “Một sự choáng váng đối với tất cả người Mỹ” “Tết đã thực sự đẩy lùi chúng ta”!
Thời báo New York (số ra ngày 09/02/1968) gọi Mậu Thân là “Một hành động bất ngờ thần thánh”, “Chính bản thân cuộc tiến công tác động mạnh vào dân chúng Mỹ chứ không phải kết quả của nó”.
Với sức ép Mậu Thân, cùng với sự thay đổi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng thống Mỹ còn cách chức William Westmoreland - Tổng chỉ huy Quân đội Mỹ ở Việt Nam. Trong bài diễn văn tối ngày 31/03/1968, buộc Tổng thống Mỹ Johnson phải đưa ra một quyết định: Chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, không tăng thêm quân theo yêu cầu của Bộ chỉ huy chiến trường và không tranh cử ở nhiệm kỳ tiếp theo. Điều này cho thấy: Đây là sự công khai thừa nhận “chiến tranh cục bộ” của Mỹ đã phá sản, ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ hiếu chiến thật sự bị lung lay.
Những quyết định quan trọng của tổng thống Mỹ một mặt cho thấy sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ, mặt khác cho thấy cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân mang tầm vóc thắng lợi chiến lược, nó tác động toàn diện đến tình hình chính trị, tâm lý xã hội nước Mỹ: Mỹ không còn tìm cách chiến thắng cuộc chiến nữa mà buộc phải xuống thang chiến tranh và tìm cách rút khỏi Việt Nam. Các lực lượng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam suy yếu thì sẽ phục hồi lại, còn Mỹ một khi đã rút quân đi thì khó mà trở lại được.
Phải mất đến 5 năm sau đó Mỹ mới rút quân ra khỏi miền Nam, rồi hơn 7 năm sau chính quyền Sài Gòn mới sụp đổ. Nhưng về mặt chiến lược, Mỹ đã thua từ Xuân Mậu Thân. Và Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân là bước ngoặt lịch sử rất quan trọng trong chặng đường dài 21 năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; làm phá sản chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, xoay chuyển cục diện trên chiến trường miền Nam.
Đúng như Bộ chính trị Đảng ta kết luận: Xuân Mậu Thân thắng rất lớn, không phải chỉ ở chiến thuật mà quan trọng là đánh bại được ý chí xâm lược của Mỹ, tạo nên bước ngoặt quyết định của chiến tranh.
Thắng lợi chiến lược của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân tạo ra bước ngoặt quyết định để cuộc kháng chiến chống Mỹ đi tới thắng lợi đồng thời khẳng định truyền thống yêu nước, sức mạnh quật cường của dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược của Đảng, qua đó để lại nhiều kinh nghiệm quý báu của quân và dân ta trong đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Tài liệu tham khảo:
+ Bài viết của Đại tướng Lê Đức Anh: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh
+ Lịch sử Nam bộ kháng chiến
Những bài thơ chúc Tết của Bác Hồ trong mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc đều toát lên tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong một giai đoạn lịch sử, đặc biệt là bài thơ Chúc Xuân 1968 là mệnh lệnh tiến công của Đảng thể hiện ý chí của muôn triệu người đang muốn vùng dậy giải phóng quê hương, giành lấy hòa bình, tự do cho dân tộc.
Theo hiệu lệnh, quân và dân miền Nam đã nhắm đúng vào đêm giao thừa của Tết Nguyên đán, đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền, đánh vào 4 thành phố lớn, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn, 4 bộ tư lệnh quân đoàn địch, hầu hết các bộ tư lệnh sư đoàn, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần của chúng. Trong đó có những trận đánh đã gây chấn động lớn trong giới cầm quyền Mỹ và có tiếng vang mạnh mẽ trên thế giới như: trận đánh vào Tòa đại sứ Mỹ, vào Dinh tổng thống, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh Sài Gòn, 25 ngày quân giải phóng làm chủ thành phố Huế... các lực lượng cách mạng đã đánh vào tận sào huyệt và gây cho chính quyền Sài Gòn nhiều tổn thất.
Không cần thống kê cũng biết sự chênh lệch một trời một vực về trang bị quân sự, lực lượng giữa quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mỹ và quân giải phóng miền Nam vào thời điểm ấy nhưng chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ, toàn bộ hậu phương an toàn nhất của kẻ địch, tất cả các thành phố, tỉnh lỵ mà trước đó hầu như đứng ngoài cuộc chiến, nay đều bị đồng loạt tiến công. Những người cách mạng với quyết tâm sắt đá, tinh thần trách nhiệm cao, sự thống nhất ý chí, sự nghiêm minh của kỷ luật chiến trường hòa quyện trong ý thức tự giác chiến đấu vì lý tưởng cao cả của dân tộc đã tạo nên đội ngũ trung thành và phẩm chất thật tuyệt vời của người cách mạng. Tất cả tạo nên bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam lừng lẫy khắp năm châu.
Nhìn lại cục diện chiến trường cho thấy, Mỹ đã ngập ngừng trong thay đổi chiến lược, giới cầm quyền Mỹ có dấu hiệu dao động rõ và đúng thời điểm nhạy cảm của năm bầu cử tổng thống Mỹ, Đảng ta đã giáng một đòn bất ngờ thật mạnh vào ý chí xâm lược của Mỹ, bằng cách chọn hướng chiến lược hiểm và dùng cách đánh mới, tạo ra bước ngoặt lớn làm thay đổi cục diện chiến tranh.
Mậu Thân máu lửa, bi hùng; nhiều người bị bắt, hy sinh nhưng trên hết là cách mạng minh chứng với đồng bào rằng: Quân giải phóng vẫn ở đây, ở giữa đô thị Sài Gòn và các tỉnh lỵ miền Nam.
Xuân Mậu Thân đã gây nên cơn chấn động trong lòng nước Mỹ và cả dư luận quốc tế.
Trong hồi ký của Tổng thống Mỹ Johnson đã gọi Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân là “Một sự choáng váng đối với tất cả người Mỹ” “Tết đã thực sự đẩy lùi chúng ta”!
Thời báo New York (số ra ngày 09/02/1968) gọi Mậu Thân là “Một hành động bất ngờ thần thánh”, “Chính bản thân cuộc tiến công tác động mạnh vào dân chúng Mỹ chứ không phải kết quả của nó”.
Với sức ép Mậu Thân, cùng với sự thay đổi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng thống Mỹ còn cách chức William Westmoreland - Tổng chỉ huy Quân đội Mỹ ở Việt Nam. Trong bài diễn văn tối ngày 31/03/1968, buộc Tổng thống Mỹ Johnson phải đưa ra một quyết định: Chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, không tăng thêm quân theo yêu cầu của Bộ chỉ huy chiến trường và không tranh cử ở nhiệm kỳ tiếp theo. Điều này cho thấy: Đây là sự công khai thừa nhận “chiến tranh cục bộ” của Mỹ đã phá sản, ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ hiếu chiến thật sự bị lung lay.
Những quyết định quan trọng của tổng thống Mỹ một mặt cho thấy sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ, mặt khác cho thấy cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân mang tầm vóc thắng lợi chiến lược, nó tác động toàn diện đến tình hình chính trị, tâm lý xã hội nước Mỹ: Mỹ không còn tìm cách chiến thắng cuộc chiến nữa mà buộc phải xuống thang chiến tranh và tìm cách rút khỏi Việt Nam. Các lực lượng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam suy yếu thì sẽ phục hồi lại, còn Mỹ một khi đã rút quân đi thì khó mà trở lại được.
Phải mất đến 5 năm sau đó Mỹ mới rút quân ra khỏi miền Nam, rồi hơn 7 năm sau chính quyền Sài Gòn mới sụp đổ. Nhưng về mặt chiến lược, Mỹ đã thua từ Xuân Mậu Thân. Và Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân là bước ngoặt lịch sử rất quan trọng trong chặng đường dài 21 năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; làm phá sản chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, xoay chuyển cục diện trên chiến trường miền Nam.
Đúng như Bộ chính trị Đảng ta kết luận: Xuân Mậu Thân thắng rất lớn, không phải chỉ ở chiến thuật mà quan trọng là đánh bại được ý chí xâm lược của Mỹ, tạo nên bước ngoặt quyết định của chiến tranh.
Thắng lợi chiến lược của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân tạo ra bước ngoặt quyết định để cuộc kháng chiến chống Mỹ đi tới thắng lợi đồng thời khẳng định truyền thống yêu nước, sức mạnh quật cường của dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược của Đảng, qua đó để lại nhiều kinh nghiệm quý báu của quân và dân ta trong đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Tài liệu tham khảo:
+ Bài viết của Đại tướng Lê Đức Anh: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh
+ Lịch sử Nam bộ kháng chiến
NGUYỄN THỊ KIM HUÊ