Công tác tuyên truyền
Một số điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng
- Được đăng: Thứ năm, 01 Tháng 10 2015 05:08
- Lượt xem: 10465
Ngày 9/6/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương ký Quyết định số 244-QĐ/TW về ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng để thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17/4/2009 của Bộ Chính trị (khoá X). Bản Quy chế bầu cử trong Đảng mới có 7 chương và 38 điều, giảm 01 chương và tăng 05 điều so với Quy chế bầu cử trong Đảng cũ.
Việc bổ sung, sửa đổi và ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng lần này có ý nghĩa rất quan trọng và nhằm: Tiếp tục cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong tình hình mới; thực hiện theo đúng Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI và khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết của Quy chế bầu cử trong Đảng trước đây. Vì vậy, quá trình chuẩn bị đề án đã được Bộ Chính trị chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành kỹ lưỡng, thận trọng và tập hợp được ý kiến rộng rãi của các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng.
Dự thảo Quy chế đã lấy ý kiến tham gia của các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; Bộ Chính trị đã tổ chức 02 Hội nghị khu vực để trực tiếp nghe ý kiến của các tỉnh ủy, thành ủy và thảo luận cho ý kiến nhiều lần; Ban Chấp hành Trung ương đã dành nhiều thời gian thảo luận ở hai Hội nghị Trung ương (8 và 9) trước khi biểu quyết thông qua.
Quy chế bầu cử trong Đảng vừa được Trung ương ban hành có có một số điểm mới đáng chú ý sau đây:
1. Thẩm quyền ban hành và phạm vi điều chỉnh của Quy chế cao hơn, rộng hơn trước.
Quy chế bầu cử trong Đảng trước đây do Bộ Chính trị ban hành và phạm vi điều chỉnh từ chi bộ đến các đảng bộ trực thuộc Trung ương. Quy chế bầu cử trong Đảng lần này do Ban Chấp hành Trung ương ban hành và phạm vi điều chỉnh từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương; mặt khác, khi tổ chức đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cũng được vận dụng thực hiện theo Quy chế này.
2. Quy chế bầu cử trong Đảng mới được bổ sung thêm nhiều nội dung mới, trong đó có một số điều rất quan trọng, liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ của Đảng.
Quy chế bầu cử trong Đảng mới ban hành được bổ sung 12 điều so với Quy chế bầu cử trong Đảng trước đây, trong đó có Điều 13 quy định về việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; Điều 16 quy định về số dư và danh sách bầu cử; các Điều từ 25 đến 31 quy định về việc bầu cử ở các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương. Cụ thể là:
- Điều 13 của Quy chế quy định: Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử người ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy. Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ. Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.
Sở dĩ cần phải quy định như vậy là vì: Trong quá trình chuẩn bị nhân sự cấp ủy khoá tới, cấp ủy cấp triệu tập đại hội đã được thực hiện một quy trình dân chủ rộng rãi từ dưới lên trên. Cuối cùng, cấp ủy cấp triệu tập đại hội thảo luận, bỏ phiếu giới thiệu những cấp ủy viên đương nhiệm tiếp tục tái cử cấp ủy và những người mới sẽ tham gia cấp ủy khoá tới. Chỉ những người được trên 50% số cấp ủy viên đương nhiệm giới thiệu mới được đưa vào danh sách để cấp ủy đề cử với đại hội.
Như vậy, các cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội đã thực hiện trách nhiệm của mình và tham gia vào quyết định của cấp ủy, thì không được nói và làm khác với quyết định của cấp ủy. Còn ở trong các hội nghị của cấp ủy và hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí ủy viên ban thường vụ, các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận, biểu quyết để ban thường vụ cấp ủy hoặc Bộ Chính trị quyết định danh sách đề cử với cấp ủy, thì cũng không được nói và làm khác với quyết định của ban thường vụ hoặc của Bộ Chính trị, vì mình đã tham gia để xây dựng nên quyết định của ban thường vụ hoặc của Bộ Chính trị.
- Điều 16 của Quy chế quy định: Danh sách ứng cử viên do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức của cấp ủy với đại hội. Đây là một bước phát triển mới về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, đó là: Quy chế bầu cử trong Đảng do Bộ Chính trị (khoá VIII) ban hành năm 2000 quy định: Khi đại hội có yêu cầu thì Đoàn chủ tịch công bố danh sách nhân sự do cấp ủy chuẩn bị để đại hội tham khảo. Quy chế bầu cử trong Đảng do Bộ Chính trị (khoá X) ban hành năm 2009 quy định: Trước khi đại hội chốt danh sách bầu cử (dù đại hội yêu cầu hay không có yêu cầu) thì Đoàn Chủ tịch đại hội công bố danh sách nhân sự do cấp ủy chuẩn bị để đại hội tham khảo. Còn Quy chế bầu cử trong Đảng lần này quy định: Danh sách ứng cử viên do cấp ủy cấp triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức của cấp ủy với đại hội (hội nghị). Cấp ủy cấp triệu tập đại hội chuẩn bị nhân sự cấp ủy và ban thường vụ phải có số dư từ 10 đến 15% so với số lượng cần bầu; số dư tối đa trong danh sách bầu cử ở đại hội (hội nghị) không quá 30% số lượng cần bầu.
Như vậy, danh sách bầu cử cấp ủy bao gồm: Danh sách do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử và những người ứng cử, được đề cử tại đại hội. Nếu danh sách bầu cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội về những người ứng cử, đề cử tại đại hội và lấy theo số phiếu đồng ý từ cao xuống thấp cho đến khi còn dư 30% (danh sách đề cử của cấp ủy với đại hội được giữ nguyên, không phải xin ý kiến đại hội). Trong trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% nhưng ở cuối danh sách có nhiều người bằng phiếu nhau thì đại hội xem xét, quyết định lựa chọn theo cơ cấu, tuổi đảng, hoặc có thể để số dư cao hơn 30% so với số lượng cần bầu. Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội quyết định. Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư và lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao xuống thấp của những người chưa trúng cử. Trường hợp cần bầu lấy 01 người thì danh sách bầu cử là 02 người; cần bầu lấy 02 người thì danh sách bầu cử là 03 người; cần bầu lấy 03 người trở lên thì danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% số lượng cần bầu.
Có thể nói, Quy chế bầu cử trong Đảng mới ban hành lần này là một bước tiến mới trong nhận thức và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng; xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy viên. Quy chế vừa quy định số dư tối thiểu, vừa quy định số dư tối đa khi bầu cử; vừa phát huy tính dân chủ, vừa bảo đảm tính tập trung trong Đảng và khắc phục tình trạng bầu thiếu số lượng so với số lượng cần bầu.
Nguyễn Đức Hà - Vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương
Việc bổ sung, sửa đổi và ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng lần này có ý nghĩa rất quan trọng và nhằm: Tiếp tục cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong tình hình mới; thực hiện theo đúng Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI và khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết của Quy chế bầu cử trong Đảng trước đây. Vì vậy, quá trình chuẩn bị đề án đã được Bộ Chính trị chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành kỹ lưỡng, thận trọng và tập hợp được ý kiến rộng rãi của các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng.
Dự thảo Quy chế đã lấy ý kiến tham gia của các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; Bộ Chính trị đã tổ chức 02 Hội nghị khu vực để trực tiếp nghe ý kiến của các tỉnh ủy, thành ủy và thảo luận cho ý kiến nhiều lần; Ban Chấp hành Trung ương đã dành nhiều thời gian thảo luận ở hai Hội nghị Trung ương (8 và 9) trước khi biểu quyết thông qua.
Quy chế bầu cử trong Đảng vừa được Trung ương ban hành có có một số điểm mới đáng chú ý sau đây:
1. Thẩm quyền ban hành và phạm vi điều chỉnh của Quy chế cao hơn, rộng hơn trước.
Quy chế bầu cử trong Đảng trước đây do Bộ Chính trị ban hành và phạm vi điều chỉnh từ chi bộ đến các đảng bộ trực thuộc Trung ương. Quy chế bầu cử trong Đảng lần này do Ban Chấp hành Trung ương ban hành và phạm vi điều chỉnh từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương; mặt khác, khi tổ chức đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cũng được vận dụng thực hiện theo Quy chế này.
2. Quy chế bầu cử trong Đảng mới được bổ sung thêm nhiều nội dung mới, trong đó có một số điều rất quan trọng, liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ của Đảng.
Quy chế bầu cử trong Đảng mới ban hành được bổ sung 12 điều so với Quy chế bầu cử trong Đảng trước đây, trong đó có Điều 13 quy định về việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; Điều 16 quy định về số dư và danh sách bầu cử; các Điều từ 25 đến 31 quy định về việc bầu cử ở các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương. Cụ thể là:
- Điều 13 của Quy chế quy định: Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử người ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy. Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ. Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.
Sở dĩ cần phải quy định như vậy là vì: Trong quá trình chuẩn bị nhân sự cấp ủy khoá tới, cấp ủy cấp triệu tập đại hội đã được thực hiện một quy trình dân chủ rộng rãi từ dưới lên trên. Cuối cùng, cấp ủy cấp triệu tập đại hội thảo luận, bỏ phiếu giới thiệu những cấp ủy viên đương nhiệm tiếp tục tái cử cấp ủy và những người mới sẽ tham gia cấp ủy khoá tới. Chỉ những người được trên 50% số cấp ủy viên đương nhiệm giới thiệu mới được đưa vào danh sách để cấp ủy đề cử với đại hội.
Như vậy, các cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội đã thực hiện trách nhiệm của mình và tham gia vào quyết định của cấp ủy, thì không được nói và làm khác với quyết định của cấp ủy. Còn ở trong các hội nghị của cấp ủy và hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí ủy viên ban thường vụ, các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận, biểu quyết để ban thường vụ cấp ủy hoặc Bộ Chính trị quyết định danh sách đề cử với cấp ủy, thì cũng không được nói và làm khác với quyết định của ban thường vụ hoặc của Bộ Chính trị, vì mình đã tham gia để xây dựng nên quyết định của ban thường vụ hoặc của Bộ Chính trị.
- Điều 16 của Quy chế quy định: Danh sách ứng cử viên do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức của cấp ủy với đại hội. Đây là một bước phát triển mới về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, đó là: Quy chế bầu cử trong Đảng do Bộ Chính trị (khoá VIII) ban hành năm 2000 quy định: Khi đại hội có yêu cầu thì Đoàn chủ tịch công bố danh sách nhân sự do cấp ủy chuẩn bị để đại hội tham khảo. Quy chế bầu cử trong Đảng do Bộ Chính trị (khoá X) ban hành năm 2009 quy định: Trước khi đại hội chốt danh sách bầu cử (dù đại hội yêu cầu hay không có yêu cầu) thì Đoàn Chủ tịch đại hội công bố danh sách nhân sự do cấp ủy chuẩn bị để đại hội tham khảo. Còn Quy chế bầu cử trong Đảng lần này quy định: Danh sách ứng cử viên do cấp ủy cấp triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức của cấp ủy với đại hội (hội nghị). Cấp ủy cấp triệu tập đại hội chuẩn bị nhân sự cấp ủy và ban thường vụ phải có số dư từ 10 đến 15% so với số lượng cần bầu; số dư tối đa trong danh sách bầu cử ở đại hội (hội nghị) không quá 30% số lượng cần bầu.
Như vậy, danh sách bầu cử cấp ủy bao gồm: Danh sách do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử và những người ứng cử, được đề cử tại đại hội. Nếu danh sách bầu cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội về những người ứng cử, đề cử tại đại hội và lấy theo số phiếu đồng ý từ cao xuống thấp cho đến khi còn dư 30% (danh sách đề cử của cấp ủy với đại hội được giữ nguyên, không phải xin ý kiến đại hội). Trong trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% nhưng ở cuối danh sách có nhiều người bằng phiếu nhau thì đại hội xem xét, quyết định lựa chọn theo cơ cấu, tuổi đảng, hoặc có thể để số dư cao hơn 30% so với số lượng cần bầu. Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội quyết định. Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư và lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao xuống thấp của những người chưa trúng cử. Trường hợp cần bầu lấy 01 người thì danh sách bầu cử là 02 người; cần bầu lấy 02 người thì danh sách bầu cử là 03 người; cần bầu lấy 03 người trở lên thì danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% số lượng cần bầu.
Có thể nói, Quy chế bầu cử trong Đảng mới ban hành lần này là một bước tiến mới trong nhận thức và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng; xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy viên. Quy chế vừa quy định số dư tối thiểu, vừa quy định số dư tối đa khi bầu cử; vừa phát huy tính dân chủ, vừa bảo đảm tính tập trung trong Đảng và khắc phục tình trạng bầu thiếu số lượng so với số lượng cần bầu.
Nguyễn Đức Hà - Vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương
Theo: dangcongsan.vn