50 năm thực hiện lời dặn đầu tiên trong Di chúc thiêng liêng của Bác
- Được đăng: Thứ ba, 13 Tháng 8 2019 08:00
- Lượt xem: 1856
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại, Người thầy kính yêu của Đảng ta, của dân tộc ta, người chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất - “Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”! Trước khi đi xa, Người đã để lại bản Di chúc lịch sử!
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ là những lời dặn dò cuối cùng của Người mà còn là văn kiện lịch sử kết tinh những tinh hóa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung cốt yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh vạch ra phương hướng cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai.
Và từ năm 1966, vào những ngày trung tuần tháng 5 hàng năm, Bác vẫn dành một giờ đẹp nhất trong ngày từ 9h00 đến 10h00 để đọc lại, suy ngẫm từng ý, chọn từng câu, sửa từng chữ của Văn kiện lịch sử này. Đến ngày 19 tháng 5 năm 1969, Bác đã hoàn thành bản di chúc thiêng liêng được bắt đầu từ 10/5/1965. Trừ phần cuối vẫn giữ nguyên như năm 1965, không thêm bớt hoặc sửa chữa gì, còn phần đầu, phần giữa đều được Bác thêm bớt, sửa chữa qua bốn năm suy ngẫm.
Bản Di chúc của Bác đã đi vào lịch sử dân tộc ta như một di sản tinh thần vô giá.
Nội dung cốt yếu của bản Di chúc là những điều Bác cần dặn lại những người kế tục sự nghiệp của mình.
Điều căn dặn đầu tiên, đó là “Trước hết nói về Đảng”. Tư tưởng về Đảng cộng sản, về Đảng cầm quyền không chỉ là hạt nhân trung tâm trong bản di chúc lịch sử mà cũng là hạt nhân trung tâm trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Bác đã chỉ rõ bản chất, vai trò, sứ mệnh của Đảng: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?. Trước hết phải có Đảng cách mệnh, Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững, thuyền mới chạy. Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt. Trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa đúng. Đảng mà không có chủ nghĩa, cũng như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất cách mệnh nhất, là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến cuối đời, là người đứng đầu Nhà nước, đứng đầu một Đảng cầm quyền, Bác cùng tập thể lãnh đạo giải quyết biết bao nhiêu vấn đề của quốc gia, dân tộc trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao, những vấn đề của kháng chiến, kiến quốc, những vấn đề của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Trong khi giải quyết trăm công nghìn việc quốc gia đại sự đó, vấn đề Đảng cầm quyền, vấn đề xây dựng Đảng cầm quyền luôn luôn được Bác đặc biệt quan tâm, đó là vấn đề trung tâm then chốt, vì sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra quyết liệt , “Còn phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn”, cũng như quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh “Đây là công việc rất to lớn nặng nề phức tạp”, “Đó là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi”.
Là lực lượng chính trị lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là đảng cầm quyền, để hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình – giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, Đảng ta phải thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức và phải gắn bó máu thịt với nhân dân. Trước vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, nên ngay từ lời dặn đầu tiên trong Di chúc, Bác đã viết: “Trước hết nói về Đảng”; đến tháng 5/1966, sau một năm suy nghĩ cân nhắc, Bác bổ sung một điều về vấn đề Đảng. Đó là Bác bổ sung một câu: “ Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” sau câu “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”. Và năm 1968, Bác bổ sung một ý cực kỳ quan trọng, đó là: “Theo ý tôi, việc phải làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng”. Trong bản Di chúc lịch sử, Bác đã căn dặn những vấn đề cơ bản để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn bó máu thịt với nhân dân. Những vấn đề căn bản đó là:
- Phải phát huy truyền thống đoàn kết cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta, phải giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Đồng thời Bác “Mong Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục đoàn kết giữa các Đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa Quốc tế Vô sản, có lý có tình.
- Phải thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng;
- Phải thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình;
- Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau;
- Đặc biệt phải chăm lo, bồi dưỡng đạo đức cách mạng; Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
- Khi lãnh đạo công cuộc khôi phục lại đất nước sau chiến tranh, để giành thắng lợi trong “cuộc chiến đấu khổng lồ” để “chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi”. Đảng phải quan tâm trước hết đến vấn đề con người, vừa có “Kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” vừa phải có những chính sách xã hội đúng đắn thích hợp để giải quyết lợi ích chính đáng cho nhiều đối tượng khác nhau: Đối với thương binh, đối với liệt sĩ, đối với gia đình thương binh liệt sĩ, đối với những chiến sĩ trẻ tuổi trong lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong, đối với phụ nữ, đối với nạn nhân của chế độ xã hội cũ…
Những nội dung cốt yếu trên đây đều là những vấn đề có tính quy luật của xây dựng và phát triển Đảng.
Để thực hiện những điều căn dặn về xây dựng Đảng trong Di chúc của Bác, Đảng ta đã xác định: Xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt trong thời kỳ mới – thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng ta đã được đặt ra trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và trong các nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng của trung ương các khóa. Vì Đảng ta đã giành được những kết quả quan trọng trong xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho nên sau 30 năm đổi mới, chúng ta đạt được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những thắng lợi to lớn toàn diện trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại đã nâng cao vị thế quốc tế của nước ta, tạo điều kiện, tiền đề để nước ta sớm cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững hòa bình, ổn định phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nghiêm túc chỉ rõ: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu lý luận tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đạt yêu cầu… Năng lực lãnh đạo sức chiến đầu của không ít tổ chức Đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu, công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ đảng viên còn yếu kém. Nhiều cán bộ, đảng viên trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong gương mẫu, còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng chưa đủ sức răn đe ngăn chặn đẩy lùi suy thoái… Tự phê bình và phê bình nhiều nơi còn mang tính hình thức, vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh ngại va chạm; một số cán bộ đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình với công việc được giao, việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của người đứng đầu với tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa rõ ràng. Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn. Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước; Tình hình mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh ngăn chặn “tự diễn biến”,“ tự chuyển hóa”; Việc đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với cái thế lực xấu, thù địch, phản bội lại sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Những hạn chế khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng, làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Nhận thức sâu sắc những khuyết điểm, yếu kém trên đây và nguy cơ của nó, chúng ta càng thấm thía những lời căn dặn của Bác trong Di chúc nhất là những lời căn dặn về xây dựng và chỉnh đốn Đảng vẫn còn nguyên giá trị.
Thực hiện có hiệu quả những lời di huấn của Bác về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, tại Nghị quyết Trung ương 4, trên cơ sở phân tích sâu sắc nguyên nhân khách quan, chủ quan của những yếu kém, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng và trên cơ sở nhận diện những biểu hiện cụ thể của suy thoái về tư tưởng chính trị, suy thoái đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đã xác định mục tiêu, quan điểm và bốn nhóm nhiệm vụ giải pháp nhằm tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thì Nghị quyết Trung ương khóa XII là nhiệm vụ then chốt của then chốt!
Trong gần ba năm qua, chúng ta đã triển khai và thực hiện có hiệu quả trên cả bốn nhóm nhiệm vụ, giải pháp từ nhóm nhiệm vụ giải pháp về công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình, đến nhóm nhiệm vụ giải pháp về cơ chế chính sách, về kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng, về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội.
Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết có ý nghĩa then chốt này, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của phần lớn các tổ chức đảng và của cán bộ, đảng viên được nâng lên; đất nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt cuộc đấu tranh chống tham nhũng được đẩy mạnh liên tục và giành được kết quả quan trọng có ý nghĩa đột phá, nâng cao lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng; niềm phấn khởi lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, tác động tích cực mạnh mẽ đến việc hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2018.
Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang hướng tới kỷ niệm 50 ngày thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, cho nên, việc tiếp tục quán triệt và thực hiện quyết liệt có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII là thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất những lời căn dặn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Bác Hồ kính yêu./.
________________
1- Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Một văn kiện lịch sử. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội – 2000 trang 129.
2- Sách đã dẫn. Trang 146.
3- Sách đã dẫn. Trang 127.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ là những lời dặn dò cuối cùng của Người mà còn là văn kiện lịch sử kết tinh những tinh hóa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung cốt yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh vạch ra phương hướng cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai.
Đồng chí Vũ Kỳ - Thư ký của Bác cho biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo văn kiện lịch sử này vào 9h00 ngày 10 tháng 5 năm 1965 tại bàn làm việc trong căn nhà sàn của mình. Bác “chọn đúng vào ngày tháng năm, nhân dịp sinh nhật của mình, chọn đúng vào lúc 9h00, giờ đẹp nhất của một ngày, chọn đúng vào lúc sức khỏe tốt nhất trong những năm gần đây… để viết”(1) “Bác đánh máy xong tài liệu “Tuyệt đối bí mật (Di chúc) này vào lúc 16h giờ ngày 14 tháng 5 năm 1965, nhưng Bác đánh máy dòng chữ “Hà nội 15-5-1965” trước chữ ký Hồ Chí Minh” (2). Đúng hẹn, 16h00 ngày 14/5/1965, đồng chí Lê Duẩn sang gặp Bác và ký vào phía bên trái trang cuối bản di chúc dưới chữ: Chứng kiến Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương (3).
Và từ năm 1966, vào những ngày trung tuần tháng 5 hàng năm, Bác vẫn dành một giờ đẹp nhất trong ngày từ 9h00 đến 10h00 để đọc lại, suy ngẫm từng ý, chọn từng câu, sửa từng chữ của Văn kiện lịch sử này. Đến ngày 19 tháng 5 năm 1969, Bác đã hoàn thành bản di chúc thiêng liêng được bắt đầu từ 10/5/1965. Trừ phần cuối vẫn giữ nguyên như năm 1965, không thêm bớt hoặc sửa chữa gì, còn phần đầu, phần giữa đều được Bác thêm bớt, sửa chữa qua bốn năm suy ngẫm.
Bản Di chúc của Bác đã đi vào lịch sử dân tộc ta như một di sản tinh thần vô giá.
Nội dung cốt yếu của bản Di chúc là những điều Bác cần dặn lại những người kế tục sự nghiệp của mình.
Điều căn dặn đầu tiên, đó là “Trước hết nói về Đảng”. Tư tưởng về Đảng cộng sản, về Đảng cầm quyền không chỉ là hạt nhân trung tâm trong bản di chúc lịch sử mà cũng là hạt nhân trung tâm trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Bác đã chỉ rõ bản chất, vai trò, sứ mệnh của Đảng: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?. Trước hết phải có Đảng cách mệnh, Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững, thuyền mới chạy. Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt. Trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa đúng. Đảng mà không có chủ nghĩa, cũng như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất cách mệnh nhất, là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến cuối đời, là người đứng đầu Nhà nước, đứng đầu một Đảng cầm quyền, Bác cùng tập thể lãnh đạo giải quyết biết bao nhiêu vấn đề của quốc gia, dân tộc trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao, những vấn đề của kháng chiến, kiến quốc, những vấn đề của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Trong khi giải quyết trăm công nghìn việc quốc gia đại sự đó, vấn đề Đảng cầm quyền, vấn đề xây dựng Đảng cầm quyền luôn luôn được Bác đặc biệt quan tâm, đó là vấn đề trung tâm then chốt, vì sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra quyết liệt , “Còn phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn”, cũng như quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh “Đây là công việc rất to lớn nặng nề phức tạp”, “Đó là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi”.
Là lực lượng chính trị lãnh đạo cách mạng Việt Nam, là đảng cầm quyền, để hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình – giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, Đảng ta phải thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức và phải gắn bó máu thịt với nhân dân. Trước vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, nên ngay từ lời dặn đầu tiên trong Di chúc, Bác đã viết: “Trước hết nói về Đảng”; đến tháng 5/1966, sau một năm suy nghĩ cân nhắc, Bác bổ sung một điều về vấn đề Đảng. Đó là Bác bổ sung một câu: “ Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” sau câu “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”. Và năm 1968, Bác bổ sung một ý cực kỳ quan trọng, đó là: “Theo ý tôi, việc phải làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng”. Trong bản Di chúc lịch sử, Bác đã căn dặn những vấn đề cơ bản để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn bó máu thịt với nhân dân. Những vấn đề căn bản đó là:
- Phải phát huy truyền thống đoàn kết cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta, phải giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Đồng thời Bác “Mong Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục đoàn kết giữa các Đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa Quốc tế Vô sản, có lý có tình.
- Phải thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng;
- Phải thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình;
- Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau;
- Đặc biệt phải chăm lo, bồi dưỡng đạo đức cách mạng; Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
- Khi lãnh đạo công cuộc khôi phục lại đất nước sau chiến tranh, để giành thắng lợi trong “cuộc chiến đấu khổng lồ” để “chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi”. Đảng phải quan tâm trước hết đến vấn đề con người, vừa có “Kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” vừa phải có những chính sách xã hội đúng đắn thích hợp để giải quyết lợi ích chính đáng cho nhiều đối tượng khác nhau: Đối với thương binh, đối với liệt sĩ, đối với gia đình thương binh liệt sĩ, đối với những chiến sĩ trẻ tuổi trong lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong, đối với phụ nữ, đối với nạn nhân của chế độ xã hội cũ…
Những nội dung cốt yếu trên đây đều là những vấn đề có tính quy luật của xây dựng và phát triển Đảng.
Để thực hiện những điều căn dặn về xây dựng Đảng trong Di chúc của Bác, Đảng ta đã xác định: Xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt trong thời kỳ mới – thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng ta đã được đặt ra trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và trong các nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng của trung ương các khóa. Vì Đảng ta đã giành được những kết quả quan trọng trong xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho nên sau 30 năm đổi mới, chúng ta đạt được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những thắng lợi to lớn toàn diện trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại đã nâng cao vị thế quốc tế của nước ta, tạo điều kiện, tiền đề để nước ta sớm cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững hòa bình, ổn định phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nghiêm túc chỉ rõ: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu lý luận tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đạt yêu cầu… Năng lực lãnh đạo sức chiến đầu của không ít tổ chức Đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu, công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ đảng viên còn yếu kém. Nhiều cán bộ, đảng viên trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong gương mẫu, còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng chưa đủ sức răn đe ngăn chặn đẩy lùi suy thoái… Tự phê bình và phê bình nhiều nơi còn mang tính hình thức, vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh ngại va chạm; một số cán bộ đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình với công việc được giao, việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của người đứng đầu với tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa rõ ràng. Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn. Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước; Tình hình mâu thuẫn mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh ngăn chặn “tự diễn biến”,“ tự chuyển hóa”; Việc đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với cái thế lực xấu, thù địch, phản bội lại sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Những hạn chế khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng, làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Nhận thức sâu sắc những khuyết điểm, yếu kém trên đây và nguy cơ của nó, chúng ta càng thấm thía những lời căn dặn của Bác trong Di chúc nhất là những lời căn dặn về xây dựng và chỉnh đốn Đảng vẫn còn nguyên giá trị.
Thực hiện có hiệu quả những lời di huấn của Bác về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, tại Nghị quyết Trung ương 4, trên cơ sở phân tích sâu sắc nguyên nhân khách quan, chủ quan của những yếu kém, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng và trên cơ sở nhận diện những biểu hiện cụ thể của suy thoái về tư tưởng chính trị, suy thoái đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đã xác định mục tiêu, quan điểm và bốn nhóm nhiệm vụ giải pháp nhằm tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thì Nghị quyết Trung ương khóa XII là nhiệm vụ then chốt của then chốt!
Trong gần ba năm qua, chúng ta đã triển khai và thực hiện có hiệu quả trên cả bốn nhóm nhiệm vụ, giải pháp từ nhóm nhiệm vụ giải pháp về công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình, đến nhóm nhiệm vụ giải pháp về cơ chế chính sách, về kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng, về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội.
Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết có ý nghĩa then chốt này, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của phần lớn các tổ chức đảng và của cán bộ, đảng viên được nâng lên; đất nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt cuộc đấu tranh chống tham nhũng được đẩy mạnh liên tục và giành được kết quả quan trọng có ý nghĩa đột phá, nâng cao lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng; niềm phấn khởi lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, tác động tích cực mạnh mẽ đến việc hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2018.
Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang hướng tới kỷ niệm 50 ngày thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, cho nên, việc tiếp tục quán triệt và thực hiện quyết liệt có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII là thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất những lời căn dặn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Bác Hồ kính yêu./.
________________
1- Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Một văn kiện lịch sử. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội – 2000 trang 129.
2- Sách đã dẫn. Trang 146.
3- Sách đã dẫn. Trang 127.
PGS.TS Đào Duy Quát