Học thuyết giá trị thặng dư của Các Mác vẫn còn nguyên giá trị
- Được đăng: Thứ sáu, 04 Tháng 5 2018 07:14
- Lượt xem: 32125
(TGAG)- Bóc lột là một hiện tượng kinh tế - xã hội, là hình thức biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với con người, thuộc phạm trù lịch sử, xuất hiện từ lâu trong quá trình sản xuất và đời sống của con người. Tuy nhiên, chỉ đến khi chủ nghĩa Mác xuất hiện, cùng với sự phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động thì sự ra đời, bản chất và các hình thức bóc lột, mà điển hình là bóc lột giá trị thặng dư, mới được cắt nghĩa, phân tích một cách khoa học, thấu đáo.
Học thuyết giá trị thặng dư được hình thành trên cơ sở học thuyết giá trị lao động mà trực tiếp là việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa gồm: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận; nó đem đến cho lý thuyết giá trị lao động một cơ sở khoa học thực sự.
Đầu những năm 40 của thế kỷ XIX, cùng với việc sáng tạo ra quan điểm duy vật lịch sử, vận dụng vào nghiên cứu kinh tế chính trị, phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động, C.Mác đã khắc phục được những nhầm lẫn, hạn chế, và làm cho học thuyết giá trị lao động đạt tới hoàn thiện. Các nhà kinh tế trước C.Mác thấy được lao động tạo ra giá trị, nhưng không tách ra được lao động cụ thể hay trừu tượng tạo ra giá trị. Chỉ đến C.Mác mới cho thấy rõ rằng, chỉ có lao động trừu tượng mới tạo ra giá trị của hàng hóa; đặc biệt là tìm ra được trên thị trường một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động – và việc sử dụng hàng hóa sức lao động có thể tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, chính là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản (T-H-T’). Tất cả thành quả đó, tạo nên cơ sở khoa học vững chắc giúp C.Mác giải thích được nguồn gốc thực sự và quá trình vận động, biến đổi của giá trị thặng dư, thành lợi nhuận, lợi tức, địa tô trong sản xuất, lưu thông, phân phối; giúp phân tích được bản chất của tư bản bất biến và tư bản khả biến… xây dựng nên học thuyết khoa học về giá trị thặng dư, về tích lũy, về tái sản xuất và khủng hoảng kinh tế... Với học thuyết giá trị thặng dư, C.Mác đã giải phẫu toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, bóc trần bản chất của cái gọi là hình thức “thu nhập” của lợi nhuận, lợi tức và địa tô.
Chúng ta có thể khẳng định những điều cốt lõi đọng sau khi nghiên cứu học thuyết khoa học về giá trị thặng dư của C.Mác: Chỉ có lao động sống mới tạo ra giá trị của hàng hóa, tạo ra giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm ra bị nhà tư bản chiếm không. Giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, không có sản xuất giá trị thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản. Quy luật giá trị thặng dư không những vạch rõ mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn để đạt mục đích, như: tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất. Giá trị thặng dư là nguồn gốc của các mâu thuẫn cơ bản, nội tại của xã hội tư bản (mâu thuẫn giữa lao động và tư bản, giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân). Các mâu thuẫn này ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.
Chừng nào còn chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, còn hàng hóa sức lao động, chừng nào mà người lao động còn phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống mình, một số thời gian lao động dôi ra để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất, thì chừng đó, và cho đến ngày nay, những điều kiện nêu trên vẫn tồn tại, thì học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác vẫn còn nguyên giá trị./.
Học thuyết giá trị thặng dư được hình thành trên cơ sở học thuyết giá trị lao động mà trực tiếp là việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa gồm: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận; nó đem đến cho lý thuyết giá trị lao động một cơ sở khoa học thực sự.
Đầu những năm 40 của thế kỷ XIX, cùng với việc sáng tạo ra quan điểm duy vật lịch sử, vận dụng vào nghiên cứu kinh tế chính trị, phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động, C.Mác đã khắc phục được những nhầm lẫn, hạn chế, và làm cho học thuyết giá trị lao động đạt tới hoàn thiện. Các nhà kinh tế trước C.Mác thấy được lao động tạo ra giá trị, nhưng không tách ra được lao động cụ thể hay trừu tượng tạo ra giá trị. Chỉ đến C.Mác mới cho thấy rõ rằng, chỉ có lao động trừu tượng mới tạo ra giá trị của hàng hóa; đặc biệt là tìm ra được trên thị trường một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động – và việc sử dụng hàng hóa sức lao động có thể tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, chính là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản (T-H-T’). Tất cả thành quả đó, tạo nên cơ sở khoa học vững chắc giúp C.Mác giải thích được nguồn gốc thực sự và quá trình vận động, biến đổi của giá trị thặng dư, thành lợi nhuận, lợi tức, địa tô trong sản xuất, lưu thông, phân phối; giúp phân tích được bản chất của tư bản bất biến và tư bản khả biến… xây dựng nên học thuyết khoa học về giá trị thặng dư, về tích lũy, về tái sản xuất và khủng hoảng kinh tế... Với học thuyết giá trị thặng dư, C.Mác đã giải phẫu toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, bóc trần bản chất của cái gọi là hình thức “thu nhập” của lợi nhuận, lợi tức và địa tô.
Chúng ta có thể khẳng định những điều cốt lõi đọng sau khi nghiên cứu học thuyết khoa học về giá trị thặng dư của C.Mác: Chỉ có lao động sống mới tạo ra giá trị của hàng hóa, tạo ra giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm ra bị nhà tư bản chiếm không. Giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, không có sản xuất giá trị thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản. Quy luật giá trị thặng dư không những vạch rõ mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn để đạt mục đích, như: tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất. Giá trị thặng dư là nguồn gốc của các mâu thuẫn cơ bản, nội tại của xã hội tư bản (mâu thuẫn giữa lao động và tư bản, giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân). Các mâu thuẫn này ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.
Chừng nào còn chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, còn hàng hóa sức lao động, chừng nào mà người lao động còn phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống mình, một số thời gian lao động dôi ra để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất, thì chừng đó, và cho đến ngày nay, những điều kiện nêu trên vẫn tồn tại, thì học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác vẫn còn nguyên giá trị./.
Nguyễn Thành Nhân
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang