Truy cập hiện tại

Đang có 85 khách và không thành viên đang online

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thăm, làm việc với Báo Nhân Dân

Nhân kỷ niệm 67 năm ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951-11/3/2018), sáng 8/3, Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thăm, làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên và người lao động của báo.

Báo cáo tại buổi làm việc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Thuận Hữu nêu rõ Báo Nhân Dân hiện có 10 ấn phẩm với đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên hơn 750 người, chưa kể hệ thống các nhà in trực thuộc báo.

Trong suốt chiều dài các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và gắn bó với sự nghiệp đổi mới, dựng xây đất nước, các thế hệ cán bộ, phóng viên báo Nhân Dân luôn có mặt ở những nơi ác liệt nhất, sôi động nhất, cổ vũ và tạo nên các phong trào cách mạng của quân và dân ta.

67 năm qua, Báo Nhân Dân luôn giữ vững tôn chỉ, mục đích và bản lĩnh chính trị; quán triệt, tuyên truyền trên các ấn phẩm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, mang tính định hướng về mọi mặt đời sống xã hội, về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, về tình hình thời sự trong nước và quốc tế.

Phát huy những kết quả đạt được, năm 2018, báo tiếp tục giữ vững định hướng chính trị, tôn chỉ, mục đích của báo Đảng; tập trung tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân. Triển khai thực hiện cơ chế tài chính mới, nâng cao thu nhập người lao động và tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển.


Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng chúc mừng những kết quả Báo Nhân Dân đạt được trong thời gian qua; gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể nữ cán bộ, phóng viên, công nhân và người lao động của Báo Nhân Dân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Đồng chí Võ Văn Thưởng nêu rõ từ khi ra số báo đầu đến nay, trải qua 67 năm qua, với sự quan tâm của Đảng, các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động Báo Nhân Dân đã có nhiều nỗ lực, góp phần xây dựng báo ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành cuốn biên niên sử của cách mạng Việt Nam. Đây cũng là cơ quan báo chí có nhiệm vụ chính trị quan trọng, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt thời kỳ đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước và 30 năm đổi mới.

Trong bất cứ giai đoạn, hoàn cảnh nào, báo vẫn luôn giữ được vị thế của cơ quan báo chí chủ lực hàng đầu, đóng góp to lớn vào công tác tư tưởng của Đảng.

Ghi nhận, đánh giá cao những kết quả Báo Nhân Dân đã thực hiện trong năm 2017, đi đầu trong việc tuyên truyền các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; thông tin về tất cả các lĩnh vực: chính trị, xã hội, đối ngoại, xây dựng Đảng, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, tuy nhiên, ông Võ Văn Thưởng cho rằng báo còn nhiều điều cần nỗ lực vượt qua. Đặc biệt, 2018 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và là năm công cuộc đấu tranh phòng chống suy thoái chính trị, tham nhũng, lãng phí đi vào chiều sâu... thu hút sự quan tâm của xã hội, báo cần quan tâm, lưu ý.

Đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị Báo Nhân Dân phát huy tốt những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của đất nước; thực hiện các tuyến tin, bài về công tác xây dựng Đảng, nhất là việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; tuyên truyền các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội.

Đồng thời, báo cần tiếp tục đổi mới hình thức, tiếp tục các tuyến tin, bài đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tương của Đảng, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch; bám sát thực tiễn của đời sống xã hội, nhân rộng các cách làm hay, gương điển hình, phê phán các cách làm chưa hiệu quả. Đây là vấn đề đã được báo làm tốt trong thời gian qua, cần phát huy trong thời gian tới.

Báo Nhân Dân cần thể hiện thế mạnh cơ quan ngôn luận của Đảng trong việc tiếp cận, phản ánh những thông tin được sự quan tâm của xã hội; vận dụng khoa học công nghệ, thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích của báo với tinh thần đổi mới, sáng tạo, hiệu quả, thu hút được độc giả, thu phục được lòng người, ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.Tác hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với các tổ chức chính trị-xã hội không chỉ làm suy giảm vai trò, tiến tới làm tan rã các tổ chức, mà còn gây tác hại to lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và đối với cả sự tồn vong của chế độ.

 “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong các tổ chức chính trị-xã hội có biểu hiện ban đầu là suy giảm bản chất, tính chất của tổ chức trên các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Về chính trị là dần rời xa mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, của giai cấp công nhân, không quán triệt và chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Về tư tưởng là dần rời xa Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, để trào lưu tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa ngày càng xâm nhập, thẩm thấu vào các tổ chức chính trị-xã hội. Về tổ chức là ngày càng rời xa những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của mỗi tổ chức xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Tác hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn biểu hiện ở chỗ làm cho sức mạnh của các phong trào hoạt động cách mạng bị suy giảm, không còn khơi dậy được sức mạnh của toàn dân, không cổ vũ, tập hợp được hội viên, đoàn viên nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chung của tổ chức mình. Thậm chí hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” còn làm cho tổ chức chính trị-xã hội không còn là chính mình, không còn là tổ chức chính trị-xã hội xã hội chủ nghĩa. Ở khía cạnh cá nhân: Các hội viên, đoàn viên khi bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” lung lạc thì ban đầu là mất đi tính tích cực, trách nhiệm của thành viên đối với tổ chức; không còn thiết tha với các hoạt động của hội, đoàn, hoặc không thực hiện đúng các tôn chỉ, mục đích của hội, thậm chí còn xuất hiện hiện tượng nói, viết ngược lại với chủ trương, đường lối của Đảng, chống lại các chính sách, pháp luật của Nhà nước... Đó là dấu hiệu cho thấy sự biến chất về chính trị, tư tưởng, là dấu hiệu tan rã của các tổ chức chính trị-xã hội. Các tổ chức lúc này hoàn toàn mất vai trò tập hợp hội viên, đoàn viên, quần chúng nhân dân đi theo Đảng, thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng.

Vì vậy có thể hiểu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là rất nguy hiểm và hiện nay, các thế lực thù địch đang tích cực chĩa mũi nhọn vào các tổ chức này, hòng xâm nhập dần vào tư tưởng của các hội viên, đoàn viên, để từ đó tác động, làm thay đổi dần nhận thức và hành động của họ. Việc ngăn chặn hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong các tổ chức chính trị-xã hội là việc làm cấp thiết, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân mà trước hết là của mỗi hội viên, đoàn viên trong chính các tổ chức chính trị-xã hội ấy.biến”, “tự chuyển hóa” làm suy giảm vai trò của tổ chức chính trị-xã hội.

Theo TTXVN
Tiến tới đại hội đảng
Dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37018039