Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tham gia đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
- Được đăng: Thứ sáu, 27 Tháng 10 2023 09:22
- Lượt xem: 411
(TUAG)- Sáng ngày 26/10/2023, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tiến hành thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Đại biểu Trình Lam Sinh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh An Giang phát biểu
Phát biểu thảo luận tại phiên họp, đại biểu Trình Lam Sinh đã thống nhất với các báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) của chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội gởi đến chiều ngày hôm qua. Để góp phần hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu đề nghị tại khoản 5, Điều 8, về các hành vi bị nghiêm cấm, đề nghị quy định cụ thể hơn để khi luật được ban hành sẽ dễ thực hiện và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với khoản 4, Điều 8 của Luật Thủy lợi quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi như “Ngăn, lắp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi”.
Tại Điều 29 Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy, đề nghị đưa cụm từ “sinh thủy” bổ sung vào Điều 2 về Giải thích từ ngữ để người xem hiểu rõ như thế nào là sinh thủy, điều này cũng đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong Luật.
Tại Điều 36 Điều hoà, phân phối tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, đề nghị quy định cụ thể hơn các mức độ ưu tiên, lưu lượng tối đa được phép cho các loại hình theo chức năng nguồn nước được nêu tại Điều 22, để các bộ ngành, địa phương chủ động trong việc điều hòa, phân phối khi xảy ra tình trạng thiếu nước do hạn hán, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan,… Xem xét bổ sung nội dung quy định những vùng hoặc có những yếu tố nào thì không được khai thác hoặc hạn chế khai thác tài nguyên nước và mức độ điều tra, đánh giá tình trạng hạn hán, thiếu nước vào trong dự thảo luật. Đồng thời, giao cho Chính phủ quy định chi tiết, nhằm đảm bảo tính thống nhất và làm cơ sở pháp lý cho các tỉnh lập và công bố theo quy định.
Tại Điều 51 Quan trắc, giám sát khai thác tài nguyên nước, dự thảo quy định để quản lý chất lượng nguồn nước đầu nguồn, các địa phương sẽ đầu tư các trạm quan trắc tự động, liên tục nhằm theo dõi các thông số theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường để kịp thời cảnh báo và xử lý, tránh nguồn nước bị ô nhiễm đi sâu vào nội địa và lan ra các địa phương lân cận. Do đó, đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính trong việc cân đối cấp kinh phí chi thường xuyên để các địa phương có điều kiện đầu tư đầy đủ các thông số nhằm nâng cao mức độ cảnh báo.
Tại Điều 59. Sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, dự thảo luật quy định khá rõ, tuy nhiên cần quy định cụ thể hơn những loại hình sử dụng lượng nước lớn cho sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải tuần hoàn, tái sử dụng (có nghĩa là cần quy định tỷ lệ %), nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ dự án khi lựa chọn, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, xử lý nước thải,.. qua đó hạn chế lượng nước thải chưa đạt yêu cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đồng thời tiết kiệm được việc khai thác sử dụng mặt nước, nước dưới đất.
Điều 79 về trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, đề nghị nên quy định thống nhất một đầu mối quản lý nhà nước về tài nguyên nước, vì tại Điều này quy định nhiều bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, mặc dù có quy định phải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng nếu xảy ra sự cố liên quan sẽ khó xác định trách nhiệm thuộc về bộ, ngành nào. Do đó, đề nghị ban soạn thảo xem xét giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để xử lý khi sự cố xảy ra và sẽ phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.
Đại biểu Trình Lam Sinh cũng nhấn mạnh: Hiện nay tình trạng xâm nhập mặn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng tại nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, đề nghị ban soạn thảo xem xét nếu được và còn đủ thời gian thì có thể bổ sung một Chương riêng quy định về công tác quản lý, trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để phòng ngừa, giảm tác hại do xâm nhập mặn gây ra.
Nước ta là quốc gia ở hạ nguồn của nhiều con sông lớn có nguồn từ bên ngoài lãnh thổ. Vì vậy, trong nội dung “khai thác, sử dụng, phòng chống tác hại do nước gây ra”, ngoài việc quy định các yếu tố liên quan đến biến đổi khí hậu được nêu trong dự thảo luật, tôi đề nghị cần có quy định các hoạt động sử dụng nước ở các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông, vì khi các quốc gia này xây dựng các công trình thủy điện, chuyển nước giữa các vùng hoặc hình thành các đô thị, khu công nghiệp như thời gian qua, sẽ làm giảm số lượng, chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng đến giao thông thủy, suy giảm nguồn phù sa, nguồn lợi thủy sản, nguồn cấp nước ngầm, gây sạt lỡ, sụp lún cục bộ,.. đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long./.
Đại biểu Trình Lam Sinh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh An Giang phát biểu
Phát biểu thảo luận tại phiên họp, đại biểu Trình Lam Sinh đã thống nhất với các báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) của chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội gởi đến chiều ngày hôm qua. Để góp phần hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu đề nghị tại khoản 5, Điều 8, về các hành vi bị nghiêm cấm, đề nghị quy định cụ thể hơn để khi luật được ban hành sẽ dễ thực hiện và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với khoản 4, Điều 8 của Luật Thủy lợi quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi như “Ngăn, lắp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi”.
Tại Điều 29 Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy, đề nghị đưa cụm từ “sinh thủy” bổ sung vào Điều 2 về Giải thích từ ngữ để người xem hiểu rõ như thế nào là sinh thủy, điều này cũng đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong Luật.
Tại Điều 36 Điều hoà, phân phối tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, đề nghị quy định cụ thể hơn các mức độ ưu tiên, lưu lượng tối đa được phép cho các loại hình theo chức năng nguồn nước được nêu tại Điều 22, để các bộ ngành, địa phương chủ động trong việc điều hòa, phân phối khi xảy ra tình trạng thiếu nước do hạn hán, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan,… Xem xét bổ sung nội dung quy định những vùng hoặc có những yếu tố nào thì không được khai thác hoặc hạn chế khai thác tài nguyên nước và mức độ điều tra, đánh giá tình trạng hạn hán, thiếu nước vào trong dự thảo luật. Đồng thời, giao cho Chính phủ quy định chi tiết, nhằm đảm bảo tính thống nhất và làm cơ sở pháp lý cho các tỉnh lập và công bố theo quy định.
Tại Điều 51 Quan trắc, giám sát khai thác tài nguyên nước, dự thảo quy định để quản lý chất lượng nguồn nước đầu nguồn, các địa phương sẽ đầu tư các trạm quan trắc tự động, liên tục nhằm theo dõi các thông số theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường để kịp thời cảnh báo và xử lý, tránh nguồn nước bị ô nhiễm đi sâu vào nội địa và lan ra các địa phương lân cận. Do đó, đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính trong việc cân đối cấp kinh phí chi thường xuyên để các địa phương có điều kiện đầu tư đầy đủ các thông số nhằm nâng cao mức độ cảnh báo.
Tại Điều 59. Sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, dự thảo luật quy định khá rõ, tuy nhiên cần quy định cụ thể hơn những loại hình sử dụng lượng nước lớn cho sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải tuần hoàn, tái sử dụng (có nghĩa là cần quy định tỷ lệ %), nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ dự án khi lựa chọn, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, xử lý nước thải,.. qua đó hạn chế lượng nước thải chưa đạt yêu cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đồng thời tiết kiệm được việc khai thác sử dụng mặt nước, nước dưới đất.
Điều 79 về trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, đề nghị nên quy định thống nhất một đầu mối quản lý nhà nước về tài nguyên nước, vì tại Điều này quy định nhiều bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, mặc dù có quy định phải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng nếu xảy ra sự cố liên quan sẽ khó xác định trách nhiệm thuộc về bộ, ngành nào. Do đó, đề nghị ban soạn thảo xem xét giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để xử lý khi sự cố xảy ra và sẽ phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.
Đại biểu Trình Lam Sinh cũng nhấn mạnh: Hiện nay tình trạng xâm nhập mặn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng tại nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, đề nghị ban soạn thảo xem xét nếu được và còn đủ thời gian thì có thể bổ sung một Chương riêng quy định về công tác quản lý, trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để phòng ngừa, giảm tác hại do xâm nhập mặn gây ra.
Nước ta là quốc gia ở hạ nguồn của nhiều con sông lớn có nguồn từ bên ngoài lãnh thổ. Vì vậy, trong nội dung “khai thác, sử dụng, phòng chống tác hại do nước gây ra”, ngoài việc quy định các yếu tố liên quan đến biến đổi khí hậu được nêu trong dự thảo luật, tôi đề nghị cần có quy định các hoạt động sử dụng nước ở các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông, vì khi các quốc gia này xây dựng các công trình thủy điện, chuyển nước giữa các vùng hoặc hình thành các đô thị, khu công nghiệp như thời gian qua, sẽ làm giảm số lượng, chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng đến giao thông thủy, suy giảm nguồn phù sa, nguồn lợi thủy sản, nguồn cấp nước ngầm, gây sạt lỡ, sụp lún cục bộ,.. đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long./.
NGUYỄN HÙNG
Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang