Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong triển khai hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2023
- Được đăng: Thứ tư, 28 Tháng 9 2022 21:16
- Lượt xem: 490
(TUAG)- Tại Hội nghị triển khai kế hoạch giám sát của Quốc hội năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã báo cáo về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho các hoạt động chất vấn, giám sát chuyên đề
Tại Hội nghị triển khai kế hoạch giám sát của Quốc hội năm 2023, báo cáo về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội, chương trình, kế hoạch nhiệm kỳ của Quốc hội. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH, ĐBQH và các cơ quan hữu quan trong thời gian tới cần quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trên nhiều khía cạnh.
Cụ thể, về xem xét việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề, Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội tham mưu ban hành kế hoạch triển khai việc Quốc hội xem xét thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về chất vấn, giám sát chuyên đề và nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 làm cơ sở để các cơ quan triển khai thực hiện. Căn cứ lĩnh vực phụ trách, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tổ chức giám sát, khảo sát để phục vụ việc xây dựng báo cáo thẩm tra các báo cáo của của các cơ quan liên quan về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn; trình UBTVQH xem xét tại phiên họp tháng 9/2023 trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
Về hoạt động chất vấn, Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan liên quan để chuẩn bị thật tốt hoạt động chất vấn trong thời gian tới, như: việc tiếp nhận chất vấn, theo dõi, đôn đốc văn bản trả lời chất vấn; đề xuất nhóm vấn đề chất vấn; tổng hợp thông tin, những vấn đề “nóng” về kinh tế - xã hội; dự kiến nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn; dự thảo nghị quyết về chất vấn; theo dõi, tổng hợp và đôn đốc việc thực hiện nghị quyết về chất vấn. Nghiên cứu, phối hợp với Kiểm toán nhà nước để cung cấp đến đại biểu Quốc hội các thông tin liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành tham gia trả lời chất vấn cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo ngành, cơ quan mình phụ trách trước Quốc hội, trước Nhân dân; cung cấp đầy đủ thông tin, đối thoại, thảo luận với các đại biểu để cùng giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chăm lo lợi ích của Nhân dân...
Đối với hoạt động giám sát chuyên đề, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, năm 2023, Quốc hội giám sát 02 chuyên đề: “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” tại kỳ họp thứ 5; “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” tại kỳ họp thứ 6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 02 chuyên đề về: “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” tại phiên họp tháng 8/2023;“Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” tại phiên họp tháng 9/2023.
Đối với hoạt động xem xét báo cáo, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, chất lượng hoạt động xem xét báo cáo sẽ tiếp tục được nâng cao với những đổi mới theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các vấn đề lớn và quan trọng, nêu bật được các vấn đề cụ thể; đồng thời, đánh giá, kiến nghị các giải pháp trọng tâm, xác định rõ trách nhiệm, những vấn đề quan trọng cần Quốc hội thảo luận, có kiến nghị quyết sách trong nghị quyết của Quốc hội. Theo đó, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chủ động nghiên cứu, sớm có yêu cầu cụ thể đối với công tác chuẩn bị báo cáo của Chính phủ, các cơ quan hữu quan, phục vụ công tác thẩm tra và trình Quốc hội, UBTVQH xem xét theo quy định.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường
Đảm bảo dân chủ, khách quan trong việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6
Đối với hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, các vị đại biểu Quốc hội trên cơ sở xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để cho ý kiến công tâm, khách quan tại kỳ họp. Ban Công tác đại biểu phối hợp chặt chẽ với Tổng Thư ký Quốc hội để tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm bảo đảm dân chủ, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
Đối với hoạt động giám sát ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần chú trọng đến việc thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật; trong đó phải quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15 ngày 22/7/2022 của UBTVQH hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ. Trong đó chú trọng việc xây dựng kế hoạch và kỳ báo cáo từ 01/01 đến hết 31/12 của năm.
Với công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và giám sát việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, UBTVQH tiếp tục thực hiện việc xem xét báo cáo về công tác dân nguyện hằng tháng tại các phiên họp để cho ý kiến và phân công nhiệm vụ giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, khiếu nại, tố cáo của công dân. Giao Ban Dân nguyện giúp UBTVQH tổ chức theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng để báo cáo UBTVQH. Cần tăng cường hơn nữa công tác đôn đốc, theo dõi, giám sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội đối với công tác dân nguyện thuộc lĩnh vực phụ trách và hằng tháng gửi báo cáo về Ban Dân nguyện để tổng hợp chung, báo cáo UBTVQH. Việc giám sát kiến nghị của cử tri cần tập trung vào những vấn đề bức xúc, kéo dài, những vấn đề cử tri ở nhiều địa phương quan tâm và những vấn đề đã được kiến nghị nhiều lần qua nhiều kỳ họp Quốc hội mà chưa được giải quyết dứt điểm. Các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội cần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri, phân loại, tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri; kịp thời phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý, giải thích ngay từ cơ sở, hạn chế tối đa việc khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, đông người; tăng cường giám sát các vụ việc cụ thể, nhất là những vụ khiếu kiện tồn đọng, kéo dài nhiều năm.
Đối với công tác điều hòa hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, để khắc phục những bất cập trong thời gian qua, đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban trên cơ sở rà soát các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH để xây dựng chương trình giám sát của mình và gửi về Tổng Thư ký Quốc hội từ cuối năm trước với các nội dung cụ thể theo quy định tại Quy chế 334 để phục vụ công tác điều hòa của UBTVQH. Sau khi các Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, UBTVQH có kế hoạch giám sát trực tiếp tại các Bộ, ngành, địa phương, căn cứ vào nguyên tắc điều hòa, trường hợp cần thiết, UBTVQH sẽ yêu cầu Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban điều chỉnh chương trình giám sát của mình.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong công tác giám sát, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH, Đoàn ĐBQH, các vị ĐBQH cần quán triệt, thực hiện nghiêm quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Quy chế Hoạt động giám sát của Quốc hội; đồng thời thực hiện các giải pháp đổi mới tại Đề án tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát đã được Đảng đoàn Quốc hội thông qua và ban hành Kết luận số 843-KL/ĐĐQH15 ngày 03/8/2022.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH và các vị ĐBQH căn cứ điều kiện, tình hình thực tế, chủ động xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giám sát của mình, báo cáo kết quả thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan của Quốc hội cần tăng cường hoạt động giải trình về những vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội, được ĐBQH, cử tri quan tâm; làm việc với các Bộ, ngành để đánh giá việc thực hiện các kiến nghị, nâng cao trách nhiệm của cơ quan và người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát.
Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ở trung ương và địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát; báo cáo và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu của cơ quan tiến hành giám sát. Các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả thực hiện đến Quốc hội, UBTVQH.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho các hoạt động chất vấn, giám sát chuyên đề
Tại Hội nghị triển khai kế hoạch giám sát của Quốc hội năm 2023, báo cáo về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội, chương trình, kế hoạch nhiệm kỳ của Quốc hội. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH, ĐBQH và các cơ quan hữu quan trong thời gian tới cần quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trên nhiều khía cạnh.
Cụ thể, về xem xét việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề, Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội tham mưu ban hành kế hoạch triển khai việc Quốc hội xem xét thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về chất vấn, giám sát chuyên đề và nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 làm cơ sở để các cơ quan triển khai thực hiện. Căn cứ lĩnh vực phụ trách, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tổ chức giám sát, khảo sát để phục vụ việc xây dựng báo cáo thẩm tra các báo cáo của của các cơ quan liên quan về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn; trình UBTVQH xem xét tại phiên họp tháng 9/2023 trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
Về hoạt động chất vấn, Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan liên quan để chuẩn bị thật tốt hoạt động chất vấn trong thời gian tới, như: việc tiếp nhận chất vấn, theo dõi, đôn đốc văn bản trả lời chất vấn; đề xuất nhóm vấn đề chất vấn; tổng hợp thông tin, những vấn đề “nóng” về kinh tế - xã hội; dự kiến nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn; dự thảo nghị quyết về chất vấn; theo dõi, tổng hợp và đôn đốc việc thực hiện nghị quyết về chất vấn. Nghiên cứu, phối hợp với Kiểm toán nhà nước để cung cấp đến đại biểu Quốc hội các thông tin liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành tham gia trả lời chất vấn cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo ngành, cơ quan mình phụ trách trước Quốc hội, trước Nhân dân; cung cấp đầy đủ thông tin, đối thoại, thảo luận với các đại biểu để cùng giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chăm lo lợi ích của Nhân dân...
Đối với hoạt động giám sát chuyên đề, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, năm 2023, Quốc hội giám sát 02 chuyên đề: “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” tại kỳ họp thứ 5; “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” tại kỳ họp thứ 6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát 02 chuyên đề về: “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” tại phiên họp tháng 8/2023;“Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” tại phiên họp tháng 9/2023.
Đối với hoạt động xem xét báo cáo, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, chất lượng hoạt động xem xét báo cáo sẽ tiếp tục được nâng cao với những đổi mới theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các vấn đề lớn và quan trọng, nêu bật được các vấn đề cụ thể; đồng thời, đánh giá, kiến nghị các giải pháp trọng tâm, xác định rõ trách nhiệm, những vấn đề quan trọng cần Quốc hội thảo luận, có kiến nghị quyết sách trong nghị quyết của Quốc hội. Theo đó, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chủ động nghiên cứu, sớm có yêu cầu cụ thể đối với công tác chuẩn bị báo cáo của Chính phủ, các cơ quan hữu quan, phục vụ công tác thẩm tra và trình Quốc hội, UBTVQH xem xét theo quy định.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường
Đảm bảo dân chủ, khách quan trong việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6
Đối với hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, các vị đại biểu Quốc hội trên cơ sở xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để cho ý kiến công tâm, khách quan tại kỳ họp. Ban Công tác đại biểu phối hợp chặt chẽ với Tổng Thư ký Quốc hội để tổ chức việc lấy phiếu tín nhiệm bảo đảm dân chủ, khách quan, đúng quy định của pháp luật.
Đối với hoạt động giám sát ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần chú trọng đến việc thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật; trong đó phải quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15 ngày 22/7/2022 của UBTVQH hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ. Trong đó chú trọng việc xây dựng kế hoạch và kỳ báo cáo từ 01/01 đến hết 31/12 của năm.
Với công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và giám sát việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, UBTVQH tiếp tục thực hiện việc xem xét báo cáo về công tác dân nguyện hằng tháng tại các phiên họp để cho ý kiến và phân công nhiệm vụ giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, khiếu nại, tố cáo của công dân. Giao Ban Dân nguyện giúp UBTVQH tổ chức theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng để báo cáo UBTVQH. Cần tăng cường hơn nữa công tác đôn đốc, theo dõi, giám sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội đối với công tác dân nguyện thuộc lĩnh vực phụ trách và hằng tháng gửi báo cáo về Ban Dân nguyện để tổng hợp chung, báo cáo UBTVQH. Việc giám sát kiến nghị của cử tri cần tập trung vào những vấn đề bức xúc, kéo dài, những vấn đề cử tri ở nhiều địa phương quan tâm và những vấn đề đã được kiến nghị nhiều lần qua nhiều kỳ họp Quốc hội mà chưa được giải quyết dứt điểm. Các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội cần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri, phân loại, tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri; kịp thời phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý, giải thích ngay từ cơ sở, hạn chế tối đa việc khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, đông người; tăng cường giám sát các vụ việc cụ thể, nhất là những vụ khiếu kiện tồn đọng, kéo dài nhiều năm.
Đối với công tác điều hòa hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, để khắc phục những bất cập trong thời gian qua, đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban trên cơ sở rà soát các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH để xây dựng chương trình giám sát của mình và gửi về Tổng Thư ký Quốc hội từ cuối năm trước với các nội dung cụ thể theo quy định tại Quy chế 334 để phục vụ công tác điều hòa của UBTVQH. Sau khi các Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội, UBTVQH có kế hoạch giám sát trực tiếp tại các Bộ, ngành, địa phương, căn cứ vào nguyên tắc điều hòa, trường hợp cần thiết, UBTVQH sẽ yêu cầu Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban điều chỉnh chương trình giám sát của mình.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong công tác giám sát, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH, Đoàn ĐBQH, các vị ĐBQH cần quán triệt, thực hiện nghiêm quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Quy chế Hoạt động giám sát của Quốc hội; đồng thời thực hiện các giải pháp đổi mới tại Đề án tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát đã được Đảng đoàn Quốc hội thông qua và ban hành Kết luận số 843-KL/ĐĐQH15 ngày 03/8/2022.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH và các vị ĐBQH căn cứ điều kiện, tình hình thực tế, chủ động xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giám sát của mình, báo cáo kết quả thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan của Quốc hội cần tăng cường hoạt động giải trình về những vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội, được ĐBQH, cử tri quan tâm; làm việc với các Bộ, ngành để đánh giá việc thực hiện các kiến nghị, nâng cao trách nhiệm của cơ quan và người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát.
Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ở trung ương và địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát; báo cáo và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung giám sát theo yêu cầu của cơ quan tiến hành giám sát. Các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc những kiến nghị sau giám sát và báo cáo kết quả thực hiện đến Quốc hội, UBTVQH.
P.N