Sinh hoạt tư tưởng
Ra sức củng cố chính quyền của Nhân dân!
- Được đăng: Thứ ba, 20 Tháng 8 2019 15:31
- Lượt xem: 1694
(TGAG)- Nắm vững và vận dụng sáng tạo lý luận “Nhà nước và cách mạng”, ngay trong Chính cương thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (1930) Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đúng đắn nhiệm vụ: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến… Dựng ra chính phủ công nông binh”.
Khi thời cơ đến, phong trào cách mạng dâng cao, ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp, coi đó là “hình thức tiền chính phủ, trong đó nhân dân học tập để tiến lên giữ chính quyền cách mạng”. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân (giống như Quốc Hội Lâm thời) họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do Hồ Chí Minh đứng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi tổng khởi nghĩa: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Chỉ trong vòng 15 ngày, Cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền cả nước về tay Nhân dân.
Tuyên ngôn Độc lập (02/09/1945) khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày 03-9-1945) đã đề ra nhiệm vụ: “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”. Cuộc Tổng tuyển cử đã thành công, bầu ra Quốc hội khóa I - đại biểu cho toàn thể quốc dân đồng bào. Tại phiên họp ngày 09-11-1946, Quốc hội khóa I đã chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Đây là bước tiến lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lần đầu tiên một Nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập.
Cách mạng Tháng Tám để lại nhiều bài học quý báu. Trong đó nổi lên vấn đề giành và giữ chính quyền. Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Để giữ vững chính quyền, Đảng và Nhà nước ta luôn dựa vào Nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Từ đó đến nay, nhất là qua hơn 30 năm đổi mới, việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhất là việc điều chỉnh vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo yêu cầu của cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quan điểm và thể chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được hoàn thiện. Quốc hội có nhiều đổi mới, Chính phủ và các bộ tập trung hơn vào quản lý, điều hành vĩ mô và năng động giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng. Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp được thể chế trong Hiến pháp, pháp luật và được triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả quan trọng… Hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ, điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội… Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, vẫn còn có những hạn chế, tồn tại cần tiếp tục quan tâm giải quyết. Hệ thống pháp luật vẫn chưa đồng bộ, thống nhất. Tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước vẫn còn nhiều bất cập. Việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân còn có những hạn chế…
Trong thời gian tới đây, cần tăng cường và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đổi mới nhận thức và hành động về mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, trong đó phải đặt người dân vào trị trí trung tâm trong mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước phải được tổ chức trên nền tảng “phục vụ nhân dân”; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Phải hiểu đúng: Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tiếp tục giải quyết một trong những vấn đề chủ yếu nhất của đổi mới./.
Sự thật
__________________
Khi thời cơ đến, phong trào cách mạng dâng cao, ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp, coi đó là “hình thức tiền chính phủ, trong đó nhân dân học tập để tiến lên giữ chính quyền cách mạng”. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân (giống như Quốc Hội Lâm thời) họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do Hồ Chí Minh đứng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi tổng khởi nghĩa: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Chỉ trong vòng 15 ngày, Cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền cả nước về tay Nhân dân.
Tuyên ngôn Độc lập (02/09/1945) khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày 03-9-1945) đã đề ra nhiệm vụ: “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”. Cuộc Tổng tuyển cử đã thành công, bầu ra Quốc hội khóa I - đại biểu cho toàn thể quốc dân đồng bào. Tại phiên họp ngày 09-11-1946, Quốc hội khóa I đã chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Đây là bước tiến lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lần đầu tiên một Nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập.
Cách mạng Tháng Tám để lại nhiều bài học quý báu. Trong đó nổi lên vấn đề giành và giữ chính quyền. Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Để giữ vững chính quyền, Đảng và Nhà nước ta luôn dựa vào Nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Từ đó đến nay, nhất là qua hơn 30 năm đổi mới, việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhất là việc điều chỉnh vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo yêu cầu của cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quan điểm và thể chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được hoàn thiện. Quốc hội có nhiều đổi mới, Chính phủ và các bộ tập trung hơn vào quản lý, điều hành vĩ mô và năng động giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng. Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp được thể chế trong Hiến pháp, pháp luật và được triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả quan trọng… Hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ, điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội… Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, vẫn còn có những hạn chế, tồn tại cần tiếp tục quan tâm giải quyết. Hệ thống pháp luật vẫn chưa đồng bộ, thống nhất. Tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước vẫn còn nhiều bất cập. Việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân còn có những hạn chế…
Trong thời gian tới đây, cần tăng cường và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đổi mới nhận thức và hành động về mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, trong đó phải đặt người dân vào trị trí trung tâm trong mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước phải được tổ chức trên nền tảng “phục vụ nhân dân”; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Phải hiểu đúng: Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tiếp tục giải quyết một trong những vấn đề chủ yếu nhất của đổi mới./.
Sự thật
__________________