Sinh hoạt tư tưởng
Về tôn sư trọng đạo
- Được đăng: Thứ hai, 19 Tháng 11 2018 08:25
- Lượt xem: 2507
(TGAG)- “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thế nhưng, bệnh thành tích, thiếu lộ trình trong cải cách thi cử rồi bạo lực học đường đã và đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Gần đây không ít những hành vi không đẹp, chuyện không hay về quan hệ thầy trò đã diễn ra. Nó buộc phải đặt ra câu hỏi: Đâu rồi truyền thống “tôn sư trọng đạo”?
Xã hội rất đau xót trước những vụ việc xảy ra trong trường học như: Phụ huynh bắt cô giáo quỳ; học sinh đâm thầy giáo bị thương; cô giáo ba tháng lên lớp không giảng bài; giáo viên phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau... Dư luận đang rất lo lắng trước những hiện tượng không còn là cá biệt nói trên!
Một thực tế không thể phủ nhận về trình độ nhận thức và phẩm chất đạo đức của một bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn; vẫn còn đâu đó những hình ảnh, lối ứng xử của một số cá nhân làm méo mó sự chỉn chu, nghiêm túc về mẫu hình sư phạm trong mắt học trò, phụ huynh học sinh… Mặt khác, cơ chế thị trường phát triển, giá trị vật chất được đề cao, ngày lễ tết của các thầy cô lại trở thành chủ đề làm không ít người phải băn khoăn suy nghĩ bởi câu chuyện “quà cáp” dường như đang bị biến tướng dưới nhiều biểu hiện, làm cho chính những tình cảm thiêng liêng, cao quý về truyền thống tôn sư trọng đạo được lưu truyền bao đời bị ảnh hưởng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “nghề nhà giáo không chỉ trau dồi về kiến thức phổ thông mà cần trau dồi đạo đức cách mạng”. Cái đẹp và cái chưa đẹp vẫn còn đan xen nhau, nhưng để phân biệt được cái nên học và điều nên tránh là trách nhiệm của những thầy, cô giáo. Tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, không ngừng trau dồi tâm lý sư phạm và phương pháp giáo dục hiệu quả, đó vẫn còn là con đường học hỏi không ngừng. Thế nhưng, để vẹn nguyên ý nghĩa truyền thống “tôn sư trọng đạo” và giúp người thầy có thể tròn vai trong nhà trường thì cần có sự chung tay vào cuộc của cả xã hội.
Công nghệ 4.0 chắc chắn sẽ tạo ra nhiều robot có thể làm hộ con người nhiều thứ trong cuộc sống sinh hoạt, nhưng người thầy trên bục giảng thì không có gì có thể thay thế được. Đó là một trọng trách đầy gian nan, vất vả nhưng cũng là vinh dự của những ai đã, đang và sẽ trở thành những thầy, cô giáo!
Sự Thật
-----------------
Thế nhưng, bệnh thành tích, thiếu lộ trình trong cải cách thi cử rồi bạo lực học đường đã và đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Gần đây không ít những hành vi không đẹp, chuyện không hay về quan hệ thầy trò đã diễn ra. Nó buộc phải đặt ra câu hỏi: Đâu rồi truyền thống “tôn sư trọng đạo”?
Xã hội rất đau xót trước những vụ việc xảy ra trong trường học như: Phụ huynh bắt cô giáo quỳ; học sinh đâm thầy giáo bị thương; cô giáo ba tháng lên lớp không giảng bài; giáo viên phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau... Dư luận đang rất lo lắng trước những hiện tượng không còn là cá biệt nói trên!
Một thực tế không thể phủ nhận về trình độ nhận thức và phẩm chất đạo đức của một bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn; vẫn còn đâu đó những hình ảnh, lối ứng xử của một số cá nhân làm méo mó sự chỉn chu, nghiêm túc về mẫu hình sư phạm trong mắt học trò, phụ huynh học sinh… Mặt khác, cơ chế thị trường phát triển, giá trị vật chất được đề cao, ngày lễ tết của các thầy cô lại trở thành chủ đề làm không ít người phải băn khoăn suy nghĩ bởi câu chuyện “quà cáp” dường như đang bị biến tướng dưới nhiều biểu hiện, làm cho chính những tình cảm thiêng liêng, cao quý về truyền thống tôn sư trọng đạo được lưu truyền bao đời bị ảnh hưởng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “nghề nhà giáo không chỉ trau dồi về kiến thức phổ thông mà cần trau dồi đạo đức cách mạng”. Cái đẹp và cái chưa đẹp vẫn còn đan xen nhau, nhưng để phân biệt được cái nên học và điều nên tránh là trách nhiệm của những thầy, cô giáo. Tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, không ngừng trau dồi tâm lý sư phạm và phương pháp giáo dục hiệu quả, đó vẫn còn là con đường học hỏi không ngừng. Thế nhưng, để vẹn nguyên ý nghĩa truyền thống “tôn sư trọng đạo” và giúp người thầy có thể tròn vai trong nhà trường thì cần có sự chung tay vào cuộc của cả xã hội.
Công nghệ 4.0 chắc chắn sẽ tạo ra nhiều robot có thể làm hộ con người nhiều thứ trong cuộc sống sinh hoạt, nhưng người thầy trên bục giảng thì không có gì có thể thay thế được. Đó là một trọng trách đầy gian nan, vất vả nhưng cũng là vinh dự của những ai đã, đang và sẽ trở thành những thầy, cô giáo!
Sự Thật
-----------------