Sinh hoạt tư tưởng
Đấu tranh chống tư tưởng “a dua”
- Được đăng: Thứ năm, 06 Tháng 10 2022 15:16
- Lượt xem: 1476
(TUAG)- Ngạn ngữ có câu: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để nhắc nhau phải thận trọng trong phát ngôn. Nhưng trong thời đại bùng nổ thông tin, nhất là trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tình trạng phát ngôn bừa bãi diễn ra khá phức tạp. Không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng căn bệnh a dua để chống phá, trước hết cần tìm cách chữa trị căn bệnh này.
"A dua" theo từ điển Tiếng Việt là làm theo, bắt chước theo việc làm sai trái của người khác. Hành vi này trong đời thường đã là xấu, mang lại những kết quả tiêu cực nhưng trong lĩnh vực chính trị, a dua chính trị có thể để lại những hậu quả khôn lường. Bài học từ những vụ biểu tình, gây rối có dáng dấp bạo loạn gần đây cho thấy một bộ phận không nhỏ người dân, lớp trẻ chỉ vì tâm lý đám đông đã a dua, hùa theo và dẫn đến vi phạm pháp luật. Còn với những người a dua trên mạng xã hội, thông tin xấu mà họ tán phát có thể tạo ra dư luận xã hội tiêu cực, dẫn đường cho những hành vi sai trái. Xa hơn, bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và nhiều nước XHCN ở Đông Âu có nguyên nhân từ một bộ phận cán bộ, đảng viên nhạt phai lý tưởng, a dua, tiếp tay cho những quan điểm cơ hội xét lại. Điều lệ, Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Bolshevik Nga có từ năm 1903 và sau này là Điều lệ Đảng Cộng sản Liên Xô, qua nhiều lần thay đổi, vẫn quy định rất chặt chẽ quyền hạn và trách nhiệm của đảng viên nhưng trong hành động thực tế, những người cộng sản đã thiếu kiên định, không ngăn chặn mà một bộ phận còn cổ xúy cho những tư tưởng lệch lạc, sai trái. Nếu như hàng chục triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô không im lặng khi Gorbachyov tuyên bố giải tán Đảng thì có thể tình hình sẽ khác đi.
Những người a dua, phụ họa cho những quan điểm lệch lạc, sai trái có hai đối tượng: Một là do vô tình, thiếu hiểu biết; hai là bị kích động, bất mãn, do cơ hội chính trị mà a dua. Nguyên nhân một phần do những quan điểm lệch lạc, sai trái nhiều khi được ngụy trang dưới những vỏ bọc tinh vi, hào nhoáng của cái gọi là “đổi mới”, “phản biện xã hội”, “yêu nước”, “chống tiêu cực”…
Để mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng, người dân nói chung không bị mắc bẫy, a dua phụ họa theo kẻ xấu thì trước tiên chúng ta phải nhận diện rõ được các âm mưu, thủ đoạn tán phát thông tin sai trái, phản động cũng như các đối tượng, cá nhân, tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước ta. Việc phát ngôn, tán phát thông tin trong xã hội bùng nổ thông tin và môi trường không gian mạng được bảo đảm tự do, dân chủ nhưng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Đặc biệt, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, chỉ tuân thủ đúng pháp luật và đề cao trách nhiệm công dân là chưa đủ mà phải thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên; chấp hành nghiêm túc các quy định của Đảng… Hiện nay, các quy định như 19 điều đảng viên không được làm, Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm đều có những quy định rất chi tiết về phát ngôn, quản lý thông tin, không cho phép a dua, hùa theo những quan điểm lệch lạc, sai trái. Điều 7 của Quy định số 102-QĐ/TW nêu rõ sẽ xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên đối với đảng viên “Phụ họa, a dua theo những quan điểm trái với quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thiếu trách nhiệm trong đấu tranh chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, chống "diễn biến hòa bình”.
Những quy định này cần được thi hành nghiêm túc; cần xử lý nghiêm minh những cá nhân vi phạm, nhất là những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền đương chức và đã nghỉ hưu; không để tình trạng: "Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu” như Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã chỉ ra.
Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, để không a dua, phụ họa cho những điều sai trái thì trước hết phải luôn tu dưỡng, rèn luyện suốt đời như lời Bác Hồ căn dặn, mà trước tiên là tu dưỡng, rèn luyện về chính trị tư tưởng, kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng ở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng nghĩ trái, nói trái, làm trái nền tảng tư tưởng, chủ trương, nghị quyết của Đảng. Cùng với đó, các cơ quan pháp luật phải xử lý nghiêm minh những đối tượng tán phát thông tin xấu độc, phản động để làm gương. Các tổ chức đảng phải kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh theo pháp luật Nhà nước, kỷ luật của Đảng đối với đảng viên a dua, phụ họa cho những thông tin sai trái, phản động và thường xuyên có giải pháp giáo dục, quản lý, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Trước mỗi sự kiện, vấn đề, nhất là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, thông qua các phương tiện truyền thông chính thống, các cơ quan chức năng cần cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết đến người dân. Thực tiễn cho thấy chủ động dẫn dắt, định hướng thông tin trên không gian mạng là phương cách hữu hiệu để phòng ngừa những phát biểu bừa bãi và thói a dua vào hùa nhằm mục đích xấu. Đi cùng với đó, mỗi chúng ta phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phân biệt được đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai, đâu là thông tin không có cơ sở; đâu là thông tin hữu ích, thông tin xấu độc...
Trong thế giới phẳng, mỗi người chúng ta cần hết sức cẩn trọng trong mỗi phát ngôn, mỗi bài viết khi tung lên các phương tiện truyền thông xã hội. Trước mỗi phát ngôn, mỗi hành vi, sự việc nghe được, bắt gặp trong đời sống, mỗi người chúng ta trước khi bày tỏ thái độ, quan điểm cần có sự suy xét, nhìn nhận và lý giải cho thấu đáo, để ứng xử nhân văn và không đánh mất mình. Mặt khác, mỗi người bằng các công cụ có sẵn hoàn toàn có thể điều tiết được các mối quan hệ của mình trên mạng xã hội để sàng lọc, chia sẻ, bình luận trong chừng mực nhất định. Khi mọi người tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá. Đây cũng chính là phương cách để mỗi người chúng ta góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái trên không gian mạng./.
"A dua" theo từ điển Tiếng Việt là làm theo, bắt chước theo việc làm sai trái của người khác. Hành vi này trong đời thường đã là xấu, mang lại những kết quả tiêu cực nhưng trong lĩnh vực chính trị, a dua chính trị có thể để lại những hậu quả khôn lường. Bài học từ những vụ biểu tình, gây rối có dáng dấp bạo loạn gần đây cho thấy một bộ phận không nhỏ người dân, lớp trẻ chỉ vì tâm lý đám đông đã a dua, hùa theo và dẫn đến vi phạm pháp luật. Còn với những người a dua trên mạng xã hội, thông tin xấu mà họ tán phát có thể tạo ra dư luận xã hội tiêu cực, dẫn đường cho những hành vi sai trái. Xa hơn, bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và nhiều nước XHCN ở Đông Âu có nguyên nhân từ một bộ phận cán bộ, đảng viên nhạt phai lý tưởng, a dua, tiếp tay cho những quan điểm cơ hội xét lại. Điều lệ, Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Bolshevik Nga có từ năm 1903 và sau này là Điều lệ Đảng Cộng sản Liên Xô, qua nhiều lần thay đổi, vẫn quy định rất chặt chẽ quyền hạn và trách nhiệm của đảng viên nhưng trong hành động thực tế, những người cộng sản đã thiếu kiên định, không ngăn chặn mà một bộ phận còn cổ xúy cho những tư tưởng lệch lạc, sai trái. Nếu như hàng chục triệu đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô không im lặng khi Gorbachyov tuyên bố giải tán Đảng thì có thể tình hình sẽ khác đi.
Những người a dua, phụ họa cho những quan điểm lệch lạc, sai trái có hai đối tượng: Một là do vô tình, thiếu hiểu biết; hai là bị kích động, bất mãn, do cơ hội chính trị mà a dua. Nguyên nhân một phần do những quan điểm lệch lạc, sai trái nhiều khi được ngụy trang dưới những vỏ bọc tinh vi, hào nhoáng của cái gọi là “đổi mới”, “phản biện xã hội”, “yêu nước”, “chống tiêu cực”…
Để mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng, người dân nói chung không bị mắc bẫy, a dua phụ họa theo kẻ xấu thì trước tiên chúng ta phải nhận diện rõ được các âm mưu, thủ đoạn tán phát thông tin sai trái, phản động cũng như các đối tượng, cá nhân, tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước ta. Việc phát ngôn, tán phát thông tin trong xã hội bùng nổ thông tin và môi trường không gian mạng được bảo đảm tự do, dân chủ nhưng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Đặc biệt, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, chỉ tuân thủ đúng pháp luật và đề cao trách nhiệm công dân là chưa đủ mà phải thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên; chấp hành nghiêm túc các quy định của Đảng… Hiện nay, các quy định như 19 điều đảng viên không được làm, Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm đều có những quy định rất chi tiết về phát ngôn, quản lý thông tin, không cho phép a dua, hùa theo những quan điểm lệch lạc, sai trái. Điều 7 của Quy định số 102-QĐ/TW nêu rõ sẽ xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên đối với đảng viên “Phụ họa, a dua theo những quan điểm trái với quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; thiếu trách nhiệm trong đấu tranh chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, chống "diễn biến hòa bình”.
Những quy định này cần được thi hành nghiêm túc; cần xử lý nghiêm minh những cá nhân vi phạm, nhất là những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền đương chức và đã nghỉ hưu; không để tình trạng: "Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu” như Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã chỉ ra.
Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, để không a dua, phụ họa cho những điều sai trái thì trước hết phải luôn tu dưỡng, rèn luyện suốt đời như lời Bác Hồ căn dặn, mà trước tiên là tu dưỡng, rèn luyện về chính trị tư tưởng, kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng ở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng nghĩ trái, nói trái, làm trái nền tảng tư tưởng, chủ trương, nghị quyết của Đảng. Cùng với đó, các cơ quan pháp luật phải xử lý nghiêm minh những đối tượng tán phát thông tin xấu độc, phản động để làm gương. Các tổ chức đảng phải kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh theo pháp luật Nhà nước, kỷ luật của Đảng đối với đảng viên a dua, phụ họa cho những thông tin sai trái, phản động và thường xuyên có giải pháp giáo dục, quản lý, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Trước mỗi sự kiện, vấn đề, nhất là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, thông qua các phương tiện truyền thông chính thống, các cơ quan chức năng cần cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết đến người dân. Thực tiễn cho thấy chủ động dẫn dắt, định hướng thông tin trên không gian mạng là phương cách hữu hiệu để phòng ngừa những phát biểu bừa bãi và thói a dua vào hùa nhằm mục đích xấu. Đi cùng với đó, mỗi chúng ta phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phân biệt được đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai, đâu là thông tin không có cơ sở; đâu là thông tin hữu ích, thông tin xấu độc...
Trong thế giới phẳng, mỗi người chúng ta cần hết sức cẩn trọng trong mỗi phát ngôn, mỗi bài viết khi tung lên các phương tiện truyền thông xã hội. Trước mỗi phát ngôn, mỗi hành vi, sự việc nghe được, bắt gặp trong đời sống, mỗi người chúng ta trước khi bày tỏ thái độ, quan điểm cần có sự suy xét, nhìn nhận và lý giải cho thấu đáo, để ứng xử nhân văn và không đánh mất mình. Mặt khác, mỗi người bằng các công cụ có sẵn hoàn toàn có thể điều tiết được các mối quan hệ của mình trên mạng xã hội để sàng lọc, chia sẻ, bình luận trong chừng mực nhất định. Khi mọi người tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá. Đây cũng chính là phương cách để mỗi người chúng ta góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái trên không gian mạng./.
H.B