Sinh hoạt tư tưởng
Phải dẹp bỏ lòng tự ái dại dột!
- Được đăng: Thứ bảy, 31 Tháng 7 2021 11:06
- Lượt xem: 1792
(TUAG)- Trong những năm gần đây, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Trung ương và cấp ủy các cấp đặc biệt coi trọng, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được nhiều kết quả rõ rệt. Trong đó, công tác xây dựng Đảng về đạo đức được đề cao. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã đề cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống; gương mẫu đi đầu, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy vậy, công tác xây dựng Đảng về đạo đức vẫn còn có những hạn chế: Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vẫn còn tình trạng nói không đi đôi với làm; không tuân thủ nguyên tắc của Đảng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ, chưa nêu cao ý thức và trách nhiệm trước Nhân dân…
Trung ương đã chỉ ra nhiều nguyên nhân, trước nhất là do việc đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống chưa mạnh mẽ. Tự phê bình và phê bình ở không ít nơi còn hình thức; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao.
Sinh thời Bác Hồ thường chỉ dạy: “Nước có lọc, mới sạch. Người có tự phê bình, mới tiến bộ. Đảng cũng thế”. Bác nói: Tự phê bình là thật thà nhận, công khai nhận trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa. Đây là điều nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Khó là vì người ta hay có lòng tự ái. Thừa nhận cái sai, cái dốt, cái kém của mình, thì sợ mất thể diện, mất uy tín, mất địa vị. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật từng chỉ rõ: “Dễ thay thấy lỗi người,/Lỗi mình thấy mới khó./Lỗi người ta phanh tìm,/Như sàng trấu trong gạo,/Còn lỗi mình, che đậy,/ Như kẻ gian dấu bài”. Đức Khổng Tử cũng từng dạy: "Có lỗi, thì chớ sợ sửa đổi"…
Bác Hồ cho rằng, tự ái che dấu khuyết điểm là lòng tự ái dại dột, khác nào có bệnh mà giấu bệnh. Giấu bệnh, thì càng ngày bệnh càng nặng, đến khi quá nặng không chữa được nữa, thì chết. Giấu khuyết điểm thì khuyết điểm càng ngày càng to, đến khi to quá, không sửa chữa được nữa, thì mọi việc đều hỏng. Vì vậy phải “thật thà: Tự phê bình. Bởi vì nó chẳng những giúp cho mình sửa chữa, giúp cho mình tiến bộ mà còn giúp cho người khác biết để mà tránh".
Cùng với yêu cầu “thật thà”, Bác còn khuyên phải thường xuyên tự phê bình cho tư tưởng và hành động luôn đúng đắn, nó giống như ta phải thường xuyên tắm rửa. Người nói: “Ngày nào cũng phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho khỏi bẩn, thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi sai lầm”.
Cần hiểu đúng: Tự phê bình và sửa khuyết điểm có khi rất khó khăn, đau đớn, vì tự ái, vì thói quen, hoặc vì nguyên nhân khác. Đó là một cuộc đấu tranh với chính mình. Tự mình, không đánh thắng được khuyết điểm của mình, mà muốn đánh thắng kẻ địch, tự mình không cải tạo được mình, mà muốn cải tạo xã hội, thì thật là vô lý. Vì vậy người cách mạng nhất định phải thật thà tự phê bình và kiên quyết chữa khuyết điểm.
Bác khẳng định: "Tự phê bình là một thứ vũ khí sắc bén nhất của cách mạng". Mỗi đảng viên và cán bộ phải luôn tự hỏi mình: Ta đã tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh chưa? Đã thực hiện cần, kiệm, liêm, chính chưa? Đã làm chu đáo những công việc Chính phủ và Đảng giao phó cho ta chưa?…
Để làm tròn trách nhiệm trước Tổ quốc, trước Nhân dân, Đảng khẳng định quyết tâm tập trung xây dựng Đảng về đạo đức. Kiên quyết, kiên trì thực hiện các Nghị quyết, chủ trương về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ; cấp ủy cấp trên chủ động gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân ở những nơi có vấn đề phức tạp, có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; coi trọng kiểm tra việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng; đấu tranh có hiệu quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ, bè phái, mất đoàn kết nội bộ. Nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời, thường xuyên "tự soi", "tự sửa" và nêu cao danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên.
Phải dẹp bỏ tính tự ái che dấu khuyết điểm. Vì nó là lòng tự ái dại dột!
Tuy vậy, công tác xây dựng Đảng về đạo đức vẫn còn có những hạn chế: Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vẫn còn tình trạng nói không đi đôi với làm; không tuân thủ nguyên tắc của Đảng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ, chưa nêu cao ý thức và trách nhiệm trước Nhân dân…
Trung ương đã chỉ ra nhiều nguyên nhân, trước nhất là do việc đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống chưa mạnh mẽ. Tự phê bình và phê bình ở không ít nơi còn hình thức; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao.
Sinh thời Bác Hồ thường chỉ dạy: “Nước có lọc, mới sạch. Người có tự phê bình, mới tiến bộ. Đảng cũng thế”. Bác nói: Tự phê bình là thật thà nhận, công khai nhận trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để tìm cách sửa chữa. Đây là điều nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Khó là vì người ta hay có lòng tự ái. Thừa nhận cái sai, cái dốt, cái kém của mình, thì sợ mất thể diện, mất uy tín, mất địa vị. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật từng chỉ rõ: “Dễ thay thấy lỗi người,/Lỗi mình thấy mới khó./Lỗi người ta phanh tìm,/Như sàng trấu trong gạo,/Còn lỗi mình, che đậy,/ Như kẻ gian dấu bài”. Đức Khổng Tử cũng từng dạy: "Có lỗi, thì chớ sợ sửa đổi"…
Bác Hồ cho rằng, tự ái che dấu khuyết điểm là lòng tự ái dại dột, khác nào có bệnh mà giấu bệnh. Giấu bệnh, thì càng ngày bệnh càng nặng, đến khi quá nặng không chữa được nữa, thì chết. Giấu khuyết điểm thì khuyết điểm càng ngày càng to, đến khi to quá, không sửa chữa được nữa, thì mọi việc đều hỏng. Vì vậy phải “thật thà: Tự phê bình. Bởi vì nó chẳng những giúp cho mình sửa chữa, giúp cho mình tiến bộ mà còn giúp cho người khác biết để mà tránh".
Cùng với yêu cầu “thật thà”, Bác còn khuyên phải thường xuyên tự phê bình cho tư tưởng và hành động luôn đúng đắn, nó giống như ta phải thường xuyên tắm rửa. Người nói: “Ngày nào cũng phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho khỏi bẩn, thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi sai lầm”.
Cần hiểu đúng: Tự phê bình và sửa khuyết điểm có khi rất khó khăn, đau đớn, vì tự ái, vì thói quen, hoặc vì nguyên nhân khác. Đó là một cuộc đấu tranh với chính mình. Tự mình, không đánh thắng được khuyết điểm của mình, mà muốn đánh thắng kẻ địch, tự mình không cải tạo được mình, mà muốn cải tạo xã hội, thì thật là vô lý. Vì vậy người cách mạng nhất định phải thật thà tự phê bình và kiên quyết chữa khuyết điểm.
Bác khẳng định: "Tự phê bình là một thứ vũ khí sắc bén nhất của cách mạng". Mỗi đảng viên và cán bộ phải luôn tự hỏi mình: Ta đã tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh chưa? Đã thực hiện cần, kiệm, liêm, chính chưa? Đã làm chu đáo những công việc Chính phủ và Đảng giao phó cho ta chưa?…
Để làm tròn trách nhiệm trước Tổ quốc, trước Nhân dân, Đảng khẳng định quyết tâm tập trung xây dựng Đảng về đạo đức. Kiên quyết, kiên trì thực hiện các Nghị quyết, chủ trương về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ; cấp ủy cấp trên chủ động gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân ở những nơi có vấn đề phức tạp, có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; coi trọng kiểm tra việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng; đấu tranh có hiệu quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ, bè phái, mất đoàn kết nội bộ. Nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời, thường xuyên "tự soi", "tự sửa" và nêu cao danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên.
Phải dẹp bỏ tính tự ái che dấu khuyết điểm. Vì nó là lòng tự ái dại dột!
TRUNG THÀNH