Sinh hoạt tư tưởng
Nói thật, nghe thật
- Được đăng: Thứ hai, 28 Tháng 6 2021 14:03
- Lượt xem: 1686
(TG)- Hai ông bạn hưu trí - một người là nhà nghiên cứu lịch sử, một người nguyên là giảng viên văn học - ngồi “nhàn đàm”.
- Theo dõi thông tin thời sự, ông thấy công luận nhắc nhiều đến vấn đề gì không?
- Tôi quan tâm đến thông điệp của một vị lãnh đạo cấp cao khi yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật”. Tôi thấy từ khóa “thật” được nhấn mạnh như một lời nhắc nhớ, một hàm ý cảnh tỉnh xã hội bớt đi những lời sáo rỗng, những lời nói dối để giá trị của sự thật trở lại đúng vị thế của nó. Vì từ xưa đến nay, “thật” được đưa ra như một phép tắc chính danh, một quy chuẩn nghiêm ngặt, một chuẩn mực ứng xử từ bậc đế vương, quan lại đến kẻ tôi tớ, thường dân.
- Nói về từ “thật”, người Việt mình đã đúc kết thành những câu châm ngôn xử thế ở nhiều góc độ, khía cạnh. Khi được đề cao, tôn vinh: “Thật thà là cha gian dối”; khi được khẳng định giá trị vượt trội: “Khôn ngoan chẳng lại thật thà”, “Những người tính nết thật thà/ Đi đâu cũng được người ta tin dùng”; khi thì có sức mạnh phi thường: “Thật thà ma vật không chết”; song “thật” cũng có thể liên lụy đến sự “long đong, lận đận”: “Mật ngọt càng tổ chết ruồi/ Những nơi cay đắng là nơi thật thà”; làm phiền lòng, khó chịu người khác: “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”; thậm chí có thể rơi vào thảm cảnh nghiệt ngã: “Sự thật trên đầu lưỡi gươm”; và cũng có khi bị thói đời thực dụng dụ dỗ: “Nhà giàu yêu kẻ thật thà/ Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần”...
- Thuở xưa, dưới chế độ phong kiến có ba hạng người ở chốn quan trường, đó là nịnh thần (bề tôi chỉ biết nịnh hót vua quan), gian thần (bề tôi dối vua hại dân) và trung thần (bề tôi trung thành với vua). Trong ba hạng người đó, thì bậc trung thần luôn giữ được tinh thần trung quân ái quốc, quang minh chính đại, nặng lòng với sơn hà xã tắc và mong muốn triều đình phải duy trì được kỷ cương phép tắc, bảo vệ công lý cho xã hội. Đối với các bậc trung thần, ngay thẳng và trung thực là đạo làm quan, đạo làm người và mới xứng với vị thế chính danh quân tử trong xã hội.
- Thực ra, làm bậc trung thần không dễ chút nào bởi bên trên có vua, bên cạnh có đồng liêu, bên dưới có dân chúng. Vì thực tế, có những lời nói thật, nói đúng có thể làm hài lòng đồng liêu, làm yên lòng dân chúng, nhưng không dễ “thuận tai” các bậc đế vương nếu bậc trung thần không có tâm thế cứng cỏi, quan điểm vững vàng, kiến thức uyên bác, thấu hiểu vấn đề, thái độ ứng xử chuẩn mực và nhất là tấm lòng trung trinh với dân, với nước. Nói cách khác, để những lời nói thật mang lại hiệu ứng tích cực thì bản thân người nói phải có động cơ trong sáng, mục đích lành mạnh, nói để việc công, việc nước tốt hơn, chứ không phải nói để thỏa mãn tâm lý cá nhân mình.
- Nói thật thời nào cũng không dễ, nhất là đối với những người có chức tước, phẩm hàm, bổng lộc trong xã hội. Nhưng xã hội muốn tiến bộ, thể chế muốn văn minh, sơn hà xã tắc muốn bền vững trường tồn thì nhất thiết chúng ta phải coi trọng những lời nói thật, trước hết là những lời nói thật trong nội bộ các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Chỉ có những lời nói thật mới có thể phòng ngừa, ngăn chặn được thói gian dối, nịnh hót đang là căn bệnh trầm kha làm mọt ruỗng, thậm chí tê liệt sức chiến đấu và sức mạnh nội sinh ở không ít nơi trong bộ máy công quyền.
- Trong xã hội và thể chế thời nay, chúng ta càng phải đề cao sự thật, coi trọng những lời nói thật. Nhưng để những lời nói thật có sức sống, sức mạnh lan tỏa thực sự, thì các cấp lãnh đạo, nhất là người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương cũng phải thành tâm lắng nghe những lời nói thật. Có bản lĩnh, dũng khí lắng nghe những lời nói thật, những báo cáo thật, cán bộ lãnh đạo mới đủ tỉnh táo, sáng suốt để tự mình “miễn nhiễm” với những lời xun xoe, bợ đỡ của những kẻ “nịnh thần”, “gian thần” trong nội bộ. Như vậy thì những lời “trung ngôn” mới phát huy giá trị, mới không bị coi là “nghịch nhĩ”. Và khi đó, những “bậc trung thần” mới thực sự được tôn trọng, phát huy.
- Còn ai đó lợi dụng chức vụ quyền hạn chỉ nhằm nói thật những điều có lợi cho mình, nhưng lại lảng tránh không nghe những lời nói thật của cấp dưới dễ liên lụy đến mình, thì đó vẫn là sự thật nửa vời. Nói cách khác, làm cán bộ mà chỉ thích mình nói thật, mà lại không thành tâm lắng nghe những lời nói thật của người khác, thực chất đó là sự thật đã bị lợi dụng, bóp méo!./.
Ảnh minh họa
- Theo dõi thông tin thời sự, ông thấy công luận nhắc nhiều đến vấn đề gì không?
- Tôi quan tâm đến thông điệp của một vị lãnh đạo cấp cao khi yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật”. Tôi thấy từ khóa “thật” được nhấn mạnh như một lời nhắc nhớ, một hàm ý cảnh tỉnh xã hội bớt đi những lời sáo rỗng, những lời nói dối để giá trị của sự thật trở lại đúng vị thế của nó. Vì từ xưa đến nay, “thật” được đưa ra như một phép tắc chính danh, một quy chuẩn nghiêm ngặt, một chuẩn mực ứng xử từ bậc đế vương, quan lại đến kẻ tôi tớ, thường dân.
- Nói về từ “thật”, người Việt mình đã đúc kết thành những câu châm ngôn xử thế ở nhiều góc độ, khía cạnh. Khi được đề cao, tôn vinh: “Thật thà là cha gian dối”; khi được khẳng định giá trị vượt trội: “Khôn ngoan chẳng lại thật thà”, “Những người tính nết thật thà/ Đi đâu cũng được người ta tin dùng”; khi thì có sức mạnh phi thường: “Thật thà ma vật không chết”; song “thật” cũng có thể liên lụy đến sự “long đong, lận đận”: “Mật ngọt càng tổ chết ruồi/ Những nơi cay đắng là nơi thật thà”; làm phiền lòng, khó chịu người khác: “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”; thậm chí có thể rơi vào thảm cảnh nghiệt ngã: “Sự thật trên đầu lưỡi gươm”; và cũng có khi bị thói đời thực dụng dụ dỗ: “Nhà giàu yêu kẻ thật thà/ Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần”...
- Thuở xưa, dưới chế độ phong kiến có ba hạng người ở chốn quan trường, đó là nịnh thần (bề tôi chỉ biết nịnh hót vua quan), gian thần (bề tôi dối vua hại dân) và trung thần (bề tôi trung thành với vua). Trong ba hạng người đó, thì bậc trung thần luôn giữ được tinh thần trung quân ái quốc, quang minh chính đại, nặng lòng với sơn hà xã tắc và mong muốn triều đình phải duy trì được kỷ cương phép tắc, bảo vệ công lý cho xã hội. Đối với các bậc trung thần, ngay thẳng và trung thực là đạo làm quan, đạo làm người và mới xứng với vị thế chính danh quân tử trong xã hội.
- Thực ra, làm bậc trung thần không dễ chút nào bởi bên trên có vua, bên cạnh có đồng liêu, bên dưới có dân chúng. Vì thực tế, có những lời nói thật, nói đúng có thể làm hài lòng đồng liêu, làm yên lòng dân chúng, nhưng không dễ “thuận tai” các bậc đế vương nếu bậc trung thần không có tâm thế cứng cỏi, quan điểm vững vàng, kiến thức uyên bác, thấu hiểu vấn đề, thái độ ứng xử chuẩn mực và nhất là tấm lòng trung trinh với dân, với nước. Nói cách khác, để những lời nói thật mang lại hiệu ứng tích cực thì bản thân người nói phải có động cơ trong sáng, mục đích lành mạnh, nói để việc công, việc nước tốt hơn, chứ không phải nói để thỏa mãn tâm lý cá nhân mình.
- Nói thật thời nào cũng không dễ, nhất là đối với những người có chức tước, phẩm hàm, bổng lộc trong xã hội. Nhưng xã hội muốn tiến bộ, thể chế muốn văn minh, sơn hà xã tắc muốn bền vững trường tồn thì nhất thiết chúng ta phải coi trọng những lời nói thật, trước hết là những lời nói thật trong nội bộ các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Chỉ có những lời nói thật mới có thể phòng ngừa, ngăn chặn được thói gian dối, nịnh hót đang là căn bệnh trầm kha làm mọt ruỗng, thậm chí tê liệt sức chiến đấu và sức mạnh nội sinh ở không ít nơi trong bộ máy công quyền.
- Trong xã hội và thể chế thời nay, chúng ta càng phải đề cao sự thật, coi trọng những lời nói thật. Nhưng để những lời nói thật có sức sống, sức mạnh lan tỏa thực sự, thì các cấp lãnh đạo, nhất là người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương cũng phải thành tâm lắng nghe những lời nói thật. Có bản lĩnh, dũng khí lắng nghe những lời nói thật, những báo cáo thật, cán bộ lãnh đạo mới đủ tỉnh táo, sáng suốt để tự mình “miễn nhiễm” với những lời xun xoe, bợ đỡ của những kẻ “nịnh thần”, “gian thần” trong nội bộ. Như vậy thì những lời “trung ngôn” mới phát huy giá trị, mới không bị coi là “nghịch nhĩ”. Và khi đó, những “bậc trung thần” mới thực sự được tôn trọng, phát huy.
- Còn ai đó lợi dụng chức vụ quyền hạn chỉ nhằm nói thật những điều có lợi cho mình, nhưng lại lảng tránh không nghe những lời nói thật của cấp dưới dễ liên lụy đến mình, thì đó vẫn là sự thật nửa vời. Nói cách khác, làm cán bộ mà chỉ thích mình nói thật, mà lại không thành tâm lắng nghe những lời nói thật của người khác, thực chất đó là sự thật đã bị lợi dụng, bóp méo!./.
Thiện Văn
Nguồn: BTGTW
Nguồn: BTGTW