Xây dựng nông thôn mới
Long Xuyên thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
- Được đăng: Thứ ba, 31 Tháng 1 2017 07:24
- Lượt xem: 2866
(TGAG)- Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể thành phố Long Xuyên đã tập trung lãnh, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, nhất là trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới tại Long Xuyên được triển khai ở 2 xã Mỹ Hòa Hưng và Mỹ Khánh. Việc chung tay xây dựng nông thôn mới đã đi vào chiều sâu, thực chất và có sức lan tỏa rộng lớn, được Nhân dân đồng tình, hưởng ứng. Các đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng lộ trình thực hiện phù hợp gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của toàn thành phố với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, vận động sức người, sức của cùng chung tay góp sức tham gia xây dựng xã nông thôn mới, tạo điều kiện cho “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, cùng hưởng lợi trong quá trình xây dựng nông thôn mới, từ đó đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi.
Ngày 08/01/2016, Đảng bộ và Nhân dân thành phố Long Xuyên vui mừng tổ chức lễ công bố và đón nhận Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận xã Mỹ Hòa Hưng đạt chuẩn “Xã nông thôn mới” dự kiến đến ngày 2/2/2017 niềm vui ấy lại càng nhân lên khi Xã Mỹ Khánh - xã anh hùng của thành phố tiếp tục được công nhận là Xã Nông thôn mới. Đó là một thành quả to lớn của sự đồng thuận, chung tay xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố trong những năm qua.
Nhìn lại quá trình 5 năm xây dựng nông thôn mới để thấy rằng: xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả thiết thực như hiện nay, bên cạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức của Đảng bộ và chính quyền từ thành phố đến cơ sở, một yếu tố quan trọng không thể thiếu là phải phát huy được nội lực, sự đồng thuận, chung sức, đồng lòng của người dân. Với nhận thức đó, việc phát huy mạnh mẽ vai trò, ý nghĩa của sức dân đã được Đảng bộ và chính quyền thành phố thể hiện cụ thể trong suốt lộ trình xây dựng nông thôn mới. Đó là kết quả của một quá trình nỗ lực, phấn đấu không ngừng ngay từ khi mới bắt đầu. Thực hiện xây dựng nông thôn mới, Long Xuyên xác định phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia, phát huy mạnh mẽ vai trò của những người cao tuổi, người có uy tín ở địa phương để tuyên truyền, vận động người dân, mọi vấn đề cần huy động sức người, sức của từ nhân dân đều được họp dân bàn bạc, nếu được sự đồng thuận cao của người dân sẽ triển khai thực hiện, từ đó luôn nhận được sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của người dân. Cụ thể, qua thời gian triển khai thực hiện, tổng nguồn vốn huy động từ ngân sách Trung ương, thành phố, xã, vốn tín dụng, huy động từ các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và các nguồn khác để thực hiện Chương trình này là trên 420 tỷ đồng (trong đó nguồn ngân sách Trung ương trên 130 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 82 tỷ đồng; ngân sách thành phố trên 212 tỷ đồng) và Nhân dân đóng góp hơn 29 tỷ đồng, chiếm 14,58% tổng nguồn vốn huy động. Ngoài ra, thông qua việc phát động các đoàn thể chính trị xã hội và Nhân dân đăng ký thực hiện “mô hình dân vận khéo” gắn với xây dựng nông thôn mới là một trong những cách làm hay, góp phần mang lại kết quả đáng ghi nhận và thực hiện theo đúng lộ trình, kế hoạch đã đề ra. Vận động nhân dân, các mạnh thường quân trên địa bàn thành phố tích cực tham gia thực hiện xây cầu, đường giao thông nông thôn gắn đèn chiếu sáng; trồng cây xanh các khu vực xung quanh bờ kè; cất nhà ở cho hộ nghèo... Song song đó, Nhân dân tại địa phương đã mạnh dạn hiến đất phục vụ cho quá trình xây dựng nông thôn mới; tham gia hơn hàng ngàn ngày công, chặt cây, phá dỡ tường rào, cổng ngõ... Đặc biệt, Nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, đầu tư, góp vốn phát triển các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình trồng hoa, nuôi trồng thủy sản, mô hình trồng nấm, rau an toàn, chăn nuôi... trong chừng mực nào đó đã nói lên vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Long Xuyên.
Việc tổ chức triển khai thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Long Xuyên thời gian qua tuy vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế nhất định nhưng những kết quả thiết thực mà chương trình này đem lại, chúng ta hoàn toàn phấn khởi trước sự thay đổi bộ mặt nông thôn ở 2 xã vùng ven thành phố Long Xuyên với nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn, kinh tế - xã hội phát triển ổn định, số hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch khá; các công trình hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả; hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng được củng cố và hoàn thiện vững chắc...
Nhìn chung, việc tổ chức triển khai thực hiện CTMTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Long Xuyên là cả một quá trình phấn đấu và nỗ lực không ngừng của toàn thể Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân. Xây dựng, hoàn thành đã khó, việc giữ vững và nâng chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới còn khó hơn nhiều. Vì vậy, mục tiêu của thành phố giai đoạn 2016 - 2020, đó là tiếp tục nâng chất, giữ vững các tiêu chí đã đạt được ở 2 xã: Mỹ Hòa Hưng và Mỹ Khánh, đảm bảo phát triển bền vững, tăng nhanh thu nhập, giảm nghèo và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Từ đó tạo tiền đề và động lực để thúc đẩy Thành phố Long Xuyên ngày càng phát triển, xóa bỏ khoảng cách giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố góp phần phát huy sức mạnh tập thể thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã đề ra./.
DƯƠNG THỊ NGỌC DUNG
Thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới tại Long Xuyên được triển khai ở 2 xã Mỹ Hòa Hưng và Mỹ Khánh. Việc chung tay xây dựng nông thôn mới đã đi vào chiều sâu, thực chất và có sức lan tỏa rộng lớn, được Nhân dân đồng tình, hưởng ứng. Các đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng lộ trình thực hiện phù hợp gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của toàn thành phố với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, vận động sức người, sức của cùng chung tay góp sức tham gia xây dựng xã nông thôn mới, tạo điều kiện cho “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, cùng hưởng lợi trong quá trình xây dựng nông thôn mới, từ đó đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi.
Ngày 08/01/2016, Đảng bộ và Nhân dân thành phố Long Xuyên vui mừng tổ chức lễ công bố và đón nhận Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận xã Mỹ Hòa Hưng đạt chuẩn “Xã nông thôn mới” dự kiến đến ngày 2/2/2017 niềm vui ấy lại càng nhân lên khi Xã Mỹ Khánh - xã anh hùng của thành phố tiếp tục được công nhận là Xã Nông thôn mới. Đó là một thành quả to lớn của sự đồng thuận, chung tay xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố trong những năm qua.
Xã Mỹ Khánh - thành phố Long Xuyên
Nhìn lại quá trình 5 năm xây dựng nông thôn mới để thấy rằng: xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả thiết thực như hiện nay, bên cạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức của Đảng bộ và chính quyền từ thành phố đến cơ sở, một yếu tố quan trọng không thể thiếu là phải phát huy được nội lực, sự đồng thuận, chung sức, đồng lòng của người dân. Với nhận thức đó, việc phát huy mạnh mẽ vai trò, ý nghĩa của sức dân đã được Đảng bộ và chính quyền thành phố thể hiện cụ thể trong suốt lộ trình xây dựng nông thôn mới. Đó là kết quả của một quá trình nỗ lực, phấn đấu không ngừng ngay từ khi mới bắt đầu. Thực hiện xây dựng nông thôn mới, Long Xuyên xác định phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia, phát huy mạnh mẽ vai trò của những người cao tuổi, người có uy tín ở địa phương để tuyên truyền, vận động người dân, mọi vấn đề cần huy động sức người, sức của từ nhân dân đều được họp dân bàn bạc, nếu được sự đồng thuận cao của người dân sẽ triển khai thực hiện, từ đó luôn nhận được sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của người dân. Cụ thể, qua thời gian triển khai thực hiện, tổng nguồn vốn huy động từ ngân sách Trung ương, thành phố, xã, vốn tín dụng, huy động từ các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và các nguồn khác để thực hiện Chương trình này là trên 420 tỷ đồng (trong đó nguồn ngân sách Trung ương trên 130 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 82 tỷ đồng; ngân sách thành phố trên 212 tỷ đồng) và Nhân dân đóng góp hơn 29 tỷ đồng, chiếm 14,58% tổng nguồn vốn huy động. Ngoài ra, thông qua việc phát động các đoàn thể chính trị xã hội và Nhân dân đăng ký thực hiện “mô hình dân vận khéo” gắn với xây dựng nông thôn mới là một trong những cách làm hay, góp phần mang lại kết quả đáng ghi nhận và thực hiện theo đúng lộ trình, kế hoạch đã đề ra. Vận động nhân dân, các mạnh thường quân trên địa bàn thành phố tích cực tham gia thực hiện xây cầu, đường giao thông nông thôn gắn đèn chiếu sáng; trồng cây xanh các khu vực xung quanh bờ kè; cất nhà ở cho hộ nghèo... Song song đó, Nhân dân tại địa phương đã mạnh dạn hiến đất phục vụ cho quá trình xây dựng nông thôn mới; tham gia hơn hàng ngàn ngày công, chặt cây, phá dỡ tường rào, cổng ngõ... Đặc biệt, Nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, đầu tư, góp vốn phát triển các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình trồng hoa, nuôi trồng thủy sản, mô hình trồng nấm, rau an toàn, chăn nuôi... trong chừng mực nào đó đã nói lên vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Long Xuyên.
Việc tổ chức triển khai thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Long Xuyên thời gian qua tuy vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế nhất định nhưng những kết quả thiết thực mà chương trình này đem lại, chúng ta hoàn toàn phấn khởi trước sự thay đổi bộ mặt nông thôn ở 2 xã vùng ven thành phố Long Xuyên với nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn, kinh tế - xã hội phát triển ổn định, số hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch khá; các công trình hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả; hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng được củng cố và hoàn thiện vững chắc...
Nhìn chung, việc tổ chức triển khai thực hiện CTMTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Long Xuyên là cả một quá trình phấn đấu và nỗ lực không ngừng của toàn thể Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân. Xây dựng, hoàn thành đã khó, việc giữ vững và nâng chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới còn khó hơn nhiều. Vì vậy, mục tiêu của thành phố giai đoạn 2016 - 2020, đó là tiếp tục nâng chất, giữ vững các tiêu chí đã đạt được ở 2 xã: Mỹ Hòa Hưng và Mỹ Khánh, đảm bảo phát triển bền vững, tăng nhanh thu nhập, giảm nghèo và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Từ đó tạo tiền đề và động lực để thúc đẩy Thành phố Long Xuyên ngày càng phát triển, xóa bỏ khoảng cách giữa thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố góp phần phát huy sức mạnh tập thể thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã đề ra./.
DƯƠNG THỊ NGỌC DUNG
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Long Xuyên