Xây dựng nông thôn mới
Nhiều mô hình tiêu biểu trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Bình Thạnh
- Được đăng: Chủ nhật, 31 Tháng 12 2023 10:11
- Lượt xem: 503
(TUAG)- Ngay từ khi bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đảng uỷ, UBND xã Bình Thạnh luôn quan tâm đẩy mạnh thực hiện các mô hình điển hình tiêu biểu và nhân rộng các cách làm hay, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới. Điển hình các mô hình, cách làm hay, hiệu quả, sáng tạo được các ngành, hội và các tổ chức đoàn thể triển khai như: Mô hình thu gom bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật; mô hình đèn đường hai trong một; mô hình “Tuyến đường hoa phụ nữ”; mô hình “Phân loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ny lông”.
Là xã chuyên canh cây màu với sản phẩm chủ lực là hoa màu nên lượng bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng là rất lớn; nhiều nông dân sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì vỏ bao bì, chai lọ xong thường có thói quen vứt bỏ bừa bãi trên đường đi, nơi đầu bờ, kênh mương trên các nơi canh tác làm ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như sức khỏe của người dân. Để khắc phục tình trạng trên, Hội Nông dân xã đã triển khai mô hình “Bố trí thùng thu gom vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật” với số lượng 78 thùng chứa dung tích 120 lít tại 02/02 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp và ra quân phát động phong trào thu gom tại 02/02 tiều vùng. Mô hình đã phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, cải thiện môi trường khu vực đồng ruộng cũng như bảo vệ sức khỏe cho bà con nông dân địa phương.
Theo anh Võ Thái Thạnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thạnh: “Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ nông sản, bảo vệ mùa màng là một biện pháp quan trọng trong hệ thống các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp. Tuy nhiên thực tế hiện tượng lợi bất cập hại trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn xảy ra thường xuyên, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất, sản lượng, người phun, môi trường... Vì vậy để sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật thì cần phải áp dụng nguyên tắc 4 đúng "đúng thuốc; đúng lúc; đúng nồng độ và liều lượng; đúng cách. Đồng thời, để mô hình ngày càng được nhân rộng và phát huy hiệu quả thì ngoài sự quan tâm của địa phương còn phải có đóng góp của bà con nông dân trong việc huy động nguồn lực và ý thức bảo vệ môi trường”.
Bên cạnh mô hình “Bố trí thùng thu gom vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật”, “Mô hình đèn đường hai trong một” được địa phương thực hiện từ nguồn kinh phí tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng dựng nông thôn mới và vốn vận động xã hội hoá với chiều dài 8,1km liên ấp Thạnh Hưng - Thạnh Nhơn. Mô hình xây dựng hệ thống cột đèn riêng kèm theo lá cờ nước; vào buổi sáng là cột đèn thẳng tắp tạo vẽ mỹ quang; buổi tối là đèn đường toả sáng khắp xóm làng quê hương các ấp. Hiệu quả của mô hình cũng đã góp phần đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới và giữ vững an ninh, trật tự ở đại phương; thể hiện sự đoàn kết của nhân dân địa phương; nâng cao ý thức người dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, xây dựng nông thôn xanh - sạch - đẹp, giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo nếp sống văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần là một trong những phong trào nhận được sự đồng tình cao của người dân xã nhà. Chính vì vậy, Hội LHPN xã Bình Thạnh đã chủ động xây dựng và thực hiện mô hình “Tuyến đường hoa phụ nữ”. Thời gian qua, Hội Phụ nữ xã đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện tiêu chí về môi trường bằng việc triển khai nhiều mô hình hiệu quả, tiêu biểu là mô hình “Tuyến đường hoa Phụ nữ” thực hiện 01 tuyến đường hoa với chiều dài 2km liên ấp Thạnh Hưng, Thạnh Nhơn; được trồng hơn 6.500 cây hoa các loại như: hoàng yến, huỳnh anh, bông trang… Việc triển khai nhân rộng mô hình tuyến đường hoa đã góp phần tô điểm sắc màu cho diện mạo vùng quê xã Bình Thạnh; những khoảng đất trống hai bên đường trước đây nhiều cây cỏ và là nơi để rác thải gây ô nhiễm môi trường thì nay được thay thế bằng các loại hoa nhiều màu sắc. Mô hình không chỉ tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp mà còn góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh, không vứt rác bừa bãi, góp phần giúp địa phương giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Hơn thế nữa, mô hình “Phân loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi nylon” của Hội LHPN xã Bình Thạnh cũng được đông đảo chị em hưởng ứng và ủng hộ.
Toàn xã thực hiện mô hình có 02 tổ với 40 thành viên là chị em hội viên, phụ nữ; mô hình “Tổ phụ nữ hạn chế sử dụng rác thải nhựa” có 01 tổ với 10 thành viên là chị em hội viên, phụ nữ tham gia. Tham gia mô hình các chị em sẽ được tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của chất thải từ các sản phẩm nhựa, túi nylon; phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà; đồng thời khuyến khích các chị em thực hiện các sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa và nylon. Theo đó, tham gia mô hình “Phân loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi nylon”, mỗi chị em được trao tặng dụng cụ để phân loại là 02 thùng chứa rác thải sinh hoạt và 01 giỏ xách đi chợ nhằm hạn chế sử dụng túi nylon, phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà; từ đó góp phần nâng cao nhận thức, hình thành thói quen của chị em phụ nữ và người dân trong việc hạn chế sử dụng túi nylon và các sản phẩm từ nhựa. Tiền tiết kiệm từ bán chất thải nhựa đã phân loại có thể được dành dụm thực hiện nuôi heo đất tiết kiệm hoặc để mua sách, vở, quần áo cho các con vào đầu năm học mới. Chị Võ Thị Ánh Nguyệt, Chủ tịch Hội LHPN xã Bình Thạnh chia sẻ: “Mô hình được thành lập nhằm nâng cao ý thức của chị em hội viên trong việc phân loại rác một cách cụ thể. Hiện nay, Hội LHPN xã tiếp tục nhân rộng thêm mô hình “Phân loại rác tại hộ gia đình” gắn với “Mô hình tiết kiệm” được các chị em hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Qua đó tham gia thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” do Hội LHPN các cấp phát động”.
Nhờ sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể, nhất là sự đồng lòng, chung tay, góp sức của nhân dân nên phong trào xây dựng nông thôn mới ở xã Bình Thạnh đã thật sự có sức lan tỏa. Địa phương luôn chú trọng về môi trường, nhất là vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh ruộng rẫy; cùng chung tay với địa phương chăm sóc tuyến đường hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp. Đồng thời, đẩy mạnh vận động nhân dân thực hiện hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả để nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế gia đình theo hướng bền vững.
Hoa Võ
Là xã chuyên canh cây màu với sản phẩm chủ lực là hoa màu nên lượng bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng là rất lớn; nhiều nông dân sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì vỏ bao bì, chai lọ xong thường có thói quen vứt bỏ bừa bãi trên đường đi, nơi đầu bờ, kênh mương trên các nơi canh tác làm ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như sức khỏe của người dân. Để khắc phục tình trạng trên, Hội Nông dân xã đã triển khai mô hình “Bố trí thùng thu gom vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật” với số lượng 78 thùng chứa dung tích 120 lít tại 02/02 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp và ra quân phát động phong trào thu gom tại 02/02 tiều vùng. Mô hình đã phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, cải thiện môi trường khu vực đồng ruộng cũng như bảo vệ sức khỏe cho bà con nông dân địa phương.
Theo anh Võ Thái Thạnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thạnh: “Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ nông sản, bảo vệ mùa màng là một biện pháp quan trọng trong hệ thống các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp. Tuy nhiên thực tế hiện tượng lợi bất cập hại trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn xảy ra thường xuyên, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất, sản lượng, người phun, môi trường... Vì vậy để sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật thì cần phải áp dụng nguyên tắc 4 đúng "đúng thuốc; đúng lúc; đúng nồng độ và liều lượng; đúng cách. Đồng thời, để mô hình ngày càng được nhân rộng và phát huy hiệu quả thì ngoài sự quan tâm của địa phương còn phải có đóng góp của bà con nông dân trong việc huy động nguồn lực và ý thức bảo vệ môi trường”.
Bên cạnh mô hình “Bố trí thùng thu gom vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật”, “Mô hình đèn đường hai trong một” được địa phương thực hiện từ nguồn kinh phí tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng dựng nông thôn mới và vốn vận động xã hội hoá với chiều dài 8,1km liên ấp Thạnh Hưng - Thạnh Nhơn. Mô hình xây dựng hệ thống cột đèn riêng kèm theo lá cờ nước; vào buổi sáng là cột đèn thẳng tắp tạo vẽ mỹ quang; buổi tối là đèn đường toả sáng khắp xóm làng quê hương các ấp. Hiệu quả của mô hình cũng đã góp phần đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới và giữ vững an ninh, trật tự ở đại phương; thể hiện sự đoàn kết của nhân dân địa phương; nâng cao ý thức người dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, xây dựng nông thôn xanh - sạch - đẹp, giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo nếp sống văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần là một trong những phong trào nhận được sự đồng tình cao của người dân xã nhà. Chính vì vậy, Hội LHPN xã Bình Thạnh đã chủ động xây dựng và thực hiện mô hình “Tuyến đường hoa phụ nữ”. Thời gian qua, Hội Phụ nữ xã đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện tiêu chí về môi trường bằng việc triển khai nhiều mô hình hiệu quả, tiêu biểu là mô hình “Tuyến đường hoa Phụ nữ” thực hiện 01 tuyến đường hoa với chiều dài 2km liên ấp Thạnh Hưng, Thạnh Nhơn; được trồng hơn 6.500 cây hoa các loại như: hoàng yến, huỳnh anh, bông trang… Việc triển khai nhân rộng mô hình tuyến đường hoa đã góp phần tô điểm sắc màu cho diện mạo vùng quê xã Bình Thạnh; những khoảng đất trống hai bên đường trước đây nhiều cây cỏ và là nơi để rác thải gây ô nhiễm môi trường thì nay được thay thế bằng các loại hoa nhiều màu sắc. Mô hình không chỉ tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp mà còn góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh, không vứt rác bừa bãi, góp phần giúp địa phương giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Hơn thế nữa, mô hình “Phân loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi nylon” của Hội LHPN xã Bình Thạnh cũng được đông đảo chị em hưởng ứng và ủng hộ.
Toàn xã thực hiện mô hình có 02 tổ với 40 thành viên là chị em hội viên, phụ nữ; mô hình “Tổ phụ nữ hạn chế sử dụng rác thải nhựa” có 01 tổ với 10 thành viên là chị em hội viên, phụ nữ tham gia. Tham gia mô hình các chị em sẽ được tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của chất thải từ các sản phẩm nhựa, túi nylon; phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà; đồng thời khuyến khích các chị em thực hiện các sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa và nylon. Theo đó, tham gia mô hình “Phân loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi nylon”, mỗi chị em được trao tặng dụng cụ để phân loại là 02 thùng chứa rác thải sinh hoạt và 01 giỏ xách đi chợ nhằm hạn chế sử dụng túi nylon, phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà; từ đó góp phần nâng cao nhận thức, hình thành thói quen của chị em phụ nữ và người dân trong việc hạn chế sử dụng túi nylon và các sản phẩm từ nhựa. Tiền tiết kiệm từ bán chất thải nhựa đã phân loại có thể được dành dụm thực hiện nuôi heo đất tiết kiệm hoặc để mua sách, vở, quần áo cho các con vào đầu năm học mới. Chị Võ Thị Ánh Nguyệt, Chủ tịch Hội LHPN xã Bình Thạnh chia sẻ: “Mô hình được thành lập nhằm nâng cao ý thức của chị em hội viên trong việc phân loại rác một cách cụ thể. Hiện nay, Hội LHPN xã tiếp tục nhân rộng thêm mô hình “Phân loại rác tại hộ gia đình” gắn với “Mô hình tiết kiệm” được các chị em hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Qua đó tham gia thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” do Hội LHPN các cấp phát động”.
Nhờ sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể, nhất là sự đồng lòng, chung tay, góp sức của nhân dân nên phong trào xây dựng nông thôn mới ở xã Bình Thạnh đã thật sự có sức lan tỏa. Địa phương luôn chú trọng về môi trường, nhất là vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh ruộng rẫy; cùng chung tay với địa phương chăm sóc tuyến đường hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp. Đồng thời, đẩy mạnh vận động nhân dân thực hiện hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả để nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế gia đình theo hướng bền vững.
Hoa Võ