Xây dựng nông thôn mới
An Hòa tích cực xã hội hóa các nguồn lực xây cất cầu nông thôn
- Được đăng: Thứ tư, 06 Tháng 7 2022 13:30
- Lượt xem: 1528
(TUAG)- Đến xã An Hòa, huyện Châu Thành vào thời điểm này, kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn của địa phương đã thay đổi rõ nét, hình ảnh các cây cầu sắt, cầu ván tạm bợ ngày nào được thay thế bằng cầu bê tông kiên cố, sạch đẹp. Được như vậy chính là nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân địa phương, ai có công góp công, ai có của góp của, không phân biệt ít nhiều, huy động mọi nguồn lực tham gia, đó là phương châm vận động xã hội hóa xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn ở xã An Hòa, góp phần nâng chất xã nông thôn mới, hướng đến xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo đúng lộ trình đã đề ra.
Người dân địa phương tham gia xây cất cầu
Chủ tịch UBND xã An Hòa Nguyễn Hoàng Giang, cho biết: ...“Xã An Hòa có nhiều kênh, rạch tự nhiên, kênh thủy lợi mà nhiều cầu sắt, bê tông nhỏ hẹp hiện nay xuống cấp hoặc hư hỏng nặng gây trở ngại cho việc đi lại của người dân. Trong bối cảnh nguồn ngân sách đầu tư mỗi năm còn hạn chế, thời gian qua xã đã linh hoạt, tận dụng được nhiều nguồn lực từ trong và ngoài xã đóng góp, hỗ trợ, nên số lượng cầu bê tông kiên cố tăng lên theo thời gian, tạo niềm phấn khởi cho người dân và khởi sắc cho cơ sở hạ tầng giao thông của xã. Trong số đó, nhiều cây cầu nằm ở vị trí quan trọng, kết nối các ấp, có lưu lượng phương tiện qua lại đông và gần các trường học. Chính vì vậy, cầu mới làm đến đâu thì việc giao thương, đi lại, học hành thuận lợi đến đó, nên bà con đều phấn khởi”.
Địa phương đã linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó tập trung xây cất mới nhiều cây cầu nông thôn kiên cố liên xã, liên ấp, giải quyết nhu cầu đi lại của người dân và từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông của địa phương. Chỉ trong thời gian ngắn, từ cuối năm 2021 đến nay, địa phương đã vận động xã hội hóa xây cất mới 03 cây cầu giao thông nông thôn, với tổng kinh phí gần 1,1 tỷ đồng.
Để có được nguồn kinh phí xây cất mới các cây cầu nông thôn, cấp ủy, chính quyền, MTTQ xã đóng vai trò kết nối các đơn vị, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm và người con quê hương thành đạt đóng góp tiền xây dựng cầu; đồng thời, vận động người dân đóng góp ngày công, nấu ăn trong suốt thời gian xây cầu. Nhờ vậy, đến nay, kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn của xã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Các cây cầu được xây cất mới đều được thiết kế kiên cố theo kiểu bê tông, cốt thép, chiều rộng từ 3,3m đến 3,5m, tải trọng 3 tấn.
Không chỉ xã hội hóa về nguồn kinh phí, các đội thi công cầu thiện nguyện của địa phương cũng đóng góp vật chất, ngày công lao động để hoàn thành các cây cầu đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Ông Bùi Văn Khoắn, thành viên đội thi công cầu tự nguyện của xã, chia sẻ:... “Trước đây, các cây cầu này được làm bằng sắt, lót ván tạm bợ, thường xuyên hư hỏng, may mắn là chưa xảy ra tai nạn đáng tiếc. Nghe xã thông báo vận động được các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí xây cầu, chỉ còn thiếu công lao động, bản thân tôi đã tự nguyện và kêu gọi những người thợ cùng nhau hỗ trợ địa phương xây cầu cho bà con đi lại; đồng thời, vận động người dân xung quanh góp tiền nấu ăn và đóng góp ngày công lao động. Riêng bản thân tôi và một số người lớn tuổi trong xã đóng vai trò giám sát chất lượng, thấy chỗ nào không phù hợp, chúng tôi đóng góp ý kiến ngay. Giờ đây, các cây cầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, người dân địa phương vui mừng, phấn khởi”.
Khánh thành cầu Từ Tâm 121 thay thế cầu Hòa Phú cũ ấp An Phú
Gần đây nhất, Cầu Từ Tâm 121 được xây cất mới thay thế cầu Hòa Phú cũ bắc ngang kênh Mương Lộ thuộc ấp An Phú, được thiết kế kiểu bê tông, cốt thép, có 3 nhịp, chiều dài 30m, ngang 3,5m, tải trọng 3 tấn, thời gian thi công 2 tháng, tổng kinh phí thực hiện trên 312 triệu đồng. Trong đó, Công ty Cổ phần Thanh Phong - TP Hồ Chí Minh tài trợ 200 triệu đồng; Nhóm thiện nguyện Từ Tâm tài trợ 65 triệu đồng, phần còn lại do địa phương vận động cùng hơn 200 ngày công lao động của đội thi công cầu thiện nguyện và người dân địa phương. Ông Hà Văn Tùng, người dân trong ấp, chia sẻ:... “Cầu mới đã tạo thay đổi lớn đối với người dân xung quanh đây, nhất là người dân sống hai bên bờ kênh, bởi vì cầu mới được xây cất ngay chợ Hòa Phú, đã tạo điều kiện cho người dân đi lại, mua bán, vận chuyển hàng hóa rất là thuận tiện, hầu hết người dân nơi đây đều vui mừng, phấn khởi”.
Một cây cầu có vị trí khá quan trọng, kết nối tuyến Kinh Quýt với Quốc lộ 91 thuộc ấp Bình An I cũng vừa được khánh thành đưa vào sử dụng trong niềm vui, phấn khởi của người dân. Cầu Nguyệt Nga thay thế cầu Bà Lòng cũ bắc ngang rạch Xẻo Sâu, cất mới theo kiểu bê tông, cốt thép, quy mô cầu 3 nhịp, chiều dài 22m, rộng 3,3m, tải trọng 2,8 tấn. Tổng kinh thi công trên 342 triệu đồng, trong đó: Nhóm Thiện nguyện Từ Tâm tài trợ 160 triệu đồng, phần còn lại do địa phương vận động các mạnh thường quân và Nhân dân trong xã đóng góp xây cất. Bà Nguyễn Ngọc Điệp, người dân trong ấp, cho biết:... “Cầu Nguyệt Nga đưa vào sử dụng góp phần đảm bảo việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản cho người dân trong ấp đến Quốc lộ 91 rất là thuận tiện và nhanh, không phải đi đường vòng, rất xa nên mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, đây còn là tuyến đường kết nối tuyến giao thông nông thôn giữa hai xã An Hòa, huyện Châu Thành với xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú”.
Khởi công xây cất mới cầu Rạch Gộc
Hiện tại, địa phương đã khởi công xây cất mới cầu Rạch Gộc bắc qua kênh Rạch Gộc, nối liền tuyến dân cư ấp Bình An I, xã An Hòa, sau nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Qua công tác vận động từ các nguồn xã hội hóa, cầu Rạch Gộc mới sẽ có kết cấu bê tông, cốt thép, chiều rộng 3,5m, dài 30m, tải trọng 5 tấn, dự kiến kinh phí xây cất trên 380 triệu đồng, do các mạnh thường quân trong và ngoài xã hỗ trợ và tham gia ngày công lao động của người dân địa phương.
Mặc dù đã có nhiều khởi sắc trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nhưng ở địa phương vẫn còn nhiều tuyến lộ nông thôn xuống cấp trong thời gian dài chưa được đầu tư sửa chữa, cũng như nhiều cầu nông thôn cần xây mới. Qua khảo sát, thời gian tới, địa phương tiếp tục vận động các nguồn xã hội hóa để đầu tư xây cất mới các cây cầu nông thôn huyết mạch liên ấp, liên xã còn lại, nâng cấp các tuyến lộ giao thông nông thôn, đảm bảo việc đi lại, giao thương, vận chuyển nông sản cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững danh hiệu xã nông thôn mới, hướng đến xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo lộ trình.
Người dân địa phương tham gia xây cất cầu
Địa phương đã linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó tập trung xây cất mới nhiều cây cầu nông thôn kiên cố liên xã, liên ấp, giải quyết nhu cầu đi lại của người dân và từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông của địa phương. Chỉ trong thời gian ngắn, từ cuối năm 2021 đến nay, địa phương đã vận động xã hội hóa xây cất mới 03 cây cầu giao thông nông thôn, với tổng kinh phí gần 1,1 tỷ đồng.
Để có được nguồn kinh phí xây cất mới các cây cầu nông thôn, cấp ủy, chính quyền, MTTQ xã đóng vai trò kết nối các đơn vị, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm và người con quê hương thành đạt đóng góp tiền xây dựng cầu; đồng thời, vận động người dân đóng góp ngày công, nấu ăn trong suốt thời gian xây cầu. Nhờ vậy, đến nay, kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn của xã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Các cây cầu được xây cất mới đều được thiết kế kiên cố theo kiểu bê tông, cốt thép, chiều rộng từ 3,3m đến 3,5m, tải trọng 3 tấn.
Không chỉ xã hội hóa về nguồn kinh phí, các đội thi công cầu thiện nguyện của địa phương cũng đóng góp vật chất, ngày công lao động để hoàn thành các cây cầu đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Ông Bùi Văn Khoắn, thành viên đội thi công cầu tự nguyện của xã, chia sẻ:... “Trước đây, các cây cầu này được làm bằng sắt, lót ván tạm bợ, thường xuyên hư hỏng, may mắn là chưa xảy ra tai nạn đáng tiếc. Nghe xã thông báo vận động được các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí xây cầu, chỉ còn thiếu công lao động, bản thân tôi đã tự nguyện và kêu gọi những người thợ cùng nhau hỗ trợ địa phương xây cầu cho bà con đi lại; đồng thời, vận động người dân xung quanh góp tiền nấu ăn và đóng góp ngày công lao động. Riêng bản thân tôi và một số người lớn tuổi trong xã đóng vai trò giám sát chất lượng, thấy chỗ nào không phù hợp, chúng tôi đóng góp ý kiến ngay. Giờ đây, các cây cầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, người dân địa phương vui mừng, phấn khởi”.
Khánh thành cầu Từ Tâm 121 thay thế cầu Hòa Phú cũ ấp An Phú
Gần đây nhất, Cầu Từ Tâm 121 được xây cất mới thay thế cầu Hòa Phú cũ bắc ngang kênh Mương Lộ thuộc ấp An Phú, được thiết kế kiểu bê tông, cốt thép, có 3 nhịp, chiều dài 30m, ngang 3,5m, tải trọng 3 tấn, thời gian thi công 2 tháng, tổng kinh phí thực hiện trên 312 triệu đồng. Trong đó, Công ty Cổ phần Thanh Phong - TP Hồ Chí Minh tài trợ 200 triệu đồng; Nhóm thiện nguyện Từ Tâm tài trợ 65 triệu đồng, phần còn lại do địa phương vận động cùng hơn 200 ngày công lao động của đội thi công cầu thiện nguyện và người dân địa phương. Ông Hà Văn Tùng, người dân trong ấp, chia sẻ:... “Cầu mới đã tạo thay đổi lớn đối với người dân xung quanh đây, nhất là người dân sống hai bên bờ kênh, bởi vì cầu mới được xây cất ngay chợ Hòa Phú, đã tạo điều kiện cho người dân đi lại, mua bán, vận chuyển hàng hóa rất là thuận tiện, hầu hết người dân nơi đây đều vui mừng, phấn khởi”.
Một cây cầu có vị trí khá quan trọng, kết nối tuyến Kinh Quýt với Quốc lộ 91 thuộc ấp Bình An I cũng vừa được khánh thành đưa vào sử dụng trong niềm vui, phấn khởi của người dân. Cầu Nguyệt Nga thay thế cầu Bà Lòng cũ bắc ngang rạch Xẻo Sâu, cất mới theo kiểu bê tông, cốt thép, quy mô cầu 3 nhịp, chiều dài 22m, rộng 3,3m, tải trọng 2,8 tấn. Tổng kinh thi công trên 342 triệu đồng, trong đó: Nhóm Thiện nguyện Từ Tâm tài trợ 160 triệu đồng, phần còn lại do địa phương vận động các mạnh thường quân và Nhân dân trong xã đóng góp xây cất. Bà Nguyễn Ngọc Điệp, người dân trong ấp, cho biết:... “Cầu Nguyệt Nga đưa vào sử dụng góp phần đảm bảo việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản cho người dân trong ấp đến Quốc lộ 91 rất là thuận tiện và nhanh, không phải đi đường vòng, rất xa nên mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, đây còn là tuyến đường kết nối tuyến giao thông nông thôn giữa hai xã An Hòa, huyện Châu Thành với xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú”.
Khởi công xây cất mới cầu Rạch Gộc
Hiện tại, địa phương đã khởi công xây cất mới cầu Rạch Gộc bắc qua kênh Rạch Gộc, nối liền tuyến dân cư ấp Bình An I, xã An Hòa, sau nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Qua công tác vận động từ các nguồn xã hội hóa, cầu Rạch Gộc mới sẽ có kết cấu bê tông, cốt thép, chiều rộng 3,5m, dài 30m, tải trọng 5 tấn, dự kiến kinh phí xây cất trên 380 triệu đồng, do các mạnh thường quân trong và ngoài xã hỗ trợ và tham gia ngày công lao động của người dân địa phương.
Mặc dù đã có nhiều khởi sắc trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nhưng ở địa phương vẫn còn nhiều tuyến lộ nông thôn xuống cấp trong thời gian dài chưa được đầu tư sửa chữa, cũng như nhiều cầu nông thôn cần xây mới. Qua khảo sát, thời gian tới, địa phương tiếp tục vận động các nguồn xã hội hóa để đầu tư xây cất mới các cây cầu nông thôn huyết mạch liên ấp, liên xã còn lại, nâng cấp các tuyến lộ giao thông nông thôn, đảm bảo việc đi lại, giao thương, vận chuyển nông sản cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững danh hiệu xã nông thôn mới, hướng đến xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo lộ trình.
Trúc Phương