Truy cập hiện tại

Đang có 175 khách và không thành viên đang online

Xây dựng nông thôn mới

Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững

(TUAG)- Sáng 21/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia Trung ương Phạm Bình Minh đã chủ trì hội nghị toàn quốc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước chủ trì hội nghị điểm cầu An Giang.  

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước cho biết: Đến nay tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Có 67/116 (chiếm 57,7%) xã đạt được công nhận xã đạt nông thôn mới, 25 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao, 10 ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh phấn đấu có thêm ít nhất 33 xã nông thôn mới; thêm 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 4/40 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Về kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Toàn tỉnh có 20.000 hộ nghèo (tỷ lệ 3,81%); 31.000 hộ cận nghèo (tỷ lệ 5,89). Tỉnh phấn đấu giảm bình quân tỷ lệ hộ nghèo khoảng 1%/ năm.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước Phát biểu tại hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước kiến nghị: Chính phủ sớm giao vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp kinh tế trung hạn 2021-2025 và năm 2022 để địa phương sớm tổ chức thực hiện chương trình. Các Bộ, ngành Trung ương sớm ban hành hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các dự án liên quan làm cơ sở cho địa phương tổ chức thực hiện.

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia Trung ương Phạm Bình Minh nhấn mạnh: thời gian qua thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chương trình nông thôn mới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, các thiết chế hạ tầng xã hội, đời sống người dân ngày càng nâng cao, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội được bảo đảm. Quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, giai đoạn 2021 - 2025 Quốc hội đã thông qua thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.



Trước bối cảnh và yêu cầu mới với các thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen. Để cụ thể hóa thực hiện, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương chủ động, linh hoạt tổ chức thực hiện, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia chương trình. Lồng ghép nguồn vốn nhiều chương trình, dự án đầu tư; đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Tập trung giảm nghèo đa chiều bền vững, triển khai các giải pháp huy động, bổ sung nguồn lực thực hiện chương trình. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tại hội nghị, các đại biểu 63 tỉnh, thành phố đã nghe báo cáo công tác quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022; triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững  giai đoạn 2021-2025. MTTQVN thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025.



Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia Trung ương Phạm Bình Minh ghi nhận các ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm từ thực tiễn các địa phương, trao đổi thẳng thắn của lãnh đạo các bộ, ngành. Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp lý, tiêu chí, hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Chúng ta đã xây dựng xong thể chế, cơ chế, quy định, bây giờ phải tập trung triển khai. Trách nhiệm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia chủ yếu nằm ở các tỉnh, thành phố. Các đồng chí phải lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất; tuyên truyền, quán triệt nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, cho đến cán bộ, người dân về nội dung, yêu cầu của từng chương trình mục tiêu quốc gia.

Ban chỉ đạo địa phương cần nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn; chủ động ban hành các văn bản cụ thể hóa hướng dẫn của Trung ương; ưu tiên bố trí ngân sách, huy động tối đa các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tuyên truyền để bảo đảm triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia… Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phản biện kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong tháng 5/2022, các bộ, ngành được phân công  phải khẩn trương ban hành các thông tư đã được giao, phê duyệt các chương trình chuyên đề, dự án thành phần. Bộ LĐ-TBXH, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính khẩn trương ban hành kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

HẠNH CHÂU
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40333332