Nhịp cầu Tuyên giáo
Phải làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng
- Được đăng: Thứ năm, 24 Tháng 1 2019 13:47
- Lượt xem: 2176
(TGAG)- Làm việc với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt Ban Tuyên giáo Trung ương vào ngày 01/8/2018, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định "Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của hệ thống tuyên giáo cả nước trong vai trò định hướng tư tưởng chính trị, tổ chức các hoạt động tuyên giáo nhằm vào mục tiêu cốt lõi của sự nghiệp xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức".
Về vấn đề này, tại Quyết định số 144-QĐ/TW, ngày 08/8/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ rõ: “Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức”. Quy định số 04-Qđi/TW ngày 25/7/2018 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy cũng chỉ rõ: Ban Tuyên giáo là cơ quan tham mưu của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương.
Quán triệt sâu sắc chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, toàn ngành Tuyên giáo cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau:
- Thống nhất và nâng cao nhận thức trong toàn Ngành về ý nghĩa, vị trí, tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Là một Đảng mác-xít, Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta thường xuyên coi trọng việc nâng cao nhận thức, đổi mới việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên và lâu dài nhằm bồi đắp lý tưởng cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng; xây dựng và củng cố niềm tin khoa học, tạo sự thống nhất cao trong ý chí và hành động của toàn Đảng; đồng thời, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ ra 27 biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và đưa ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vai trò của việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin. Người coi việc xem nhẹ học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là một trong những nguy cơ dẫn đến suy thoái trong Đảng và kiên quyết đấu tranh với những nhận thức, biểu hiện không đúng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Người chỉ dạy rằng: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì như nhắm mắt mà đi”.
Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”.
“Chú trọng xây dựng Đảng về chính trị.
Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp; không dao động trong bất cứ tình huống nào. Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên”.
Thấm nhuần lợi dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, trong 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, ngành tuyên giáo đã “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng đối tượng theo hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả”. Nhờ vậy mà bước đầu đạt một số kết quả quan trọng. Trước hết là sự tự nhận thức trong Đảng về những hạn chế, khuyết điểm của việc xem nặng tính hình thức, đối phó, tính áp đặt nội dung và sự khô cứng, tẻ nhạt trong phương thức giáo dục; từ đó tìm tòi các giải pháp đổi mới nội dung, hình thức giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống chính trị; rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường chính trị, biên soạn, cập nhật tài liệu.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, như Chỉ thị 23-CT/TW đã chỉ ra: “Chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa cao; tri thức kinh điển chưa được coi trọng đúng mức; một số quan điểm, học thuyết của các nhà kinh điển chậm được nghiên cứu, nhận thức một cách đầy đủ và chậm được bổ sung, phát triển để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chưa kịp thời phát hiện, nghiên cứu thấu đáo những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn trong nước và thế giới. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chưa bị đẩy lùi. Đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” chưa sắc bén, hiệu quả chưa cao”.
Trước tình hình đó, toàn ngành Tuyên giáo cần phải đổi mới công tác tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Trước hết là triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Chỉ thị số 23-CT/TW để nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, giáo dục, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần giữ vững định hướng chính trị, mục tiêu lý tưởng của Đảng, như lời Tổng Bí thư đã chỉ đạo.
Về vấn đề này, tại Quyết định số 144-QĐ/TW, ngày 08/8/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ rõ: “Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức”. Quy định số 04-Qđi/TW ngày 25/7/2018 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy cũng chỉ rõ: Ban Tuyên giáo là cơ quan tham mưu của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương.
Quán triệt sâu sắc chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, toàn ngành Tuyên giáo cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau:
- Thống nhất và nâng cao nhận thức trong toàn Ngành về ý nghĩa, vị trí, tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Là một Đảng mác-xít, Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta thường xuyên coi trọng việc nâng cao nhận thức, đổi mới việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên và lâu dài nhằm bồi đắp lý tưởng cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng; xây dựng và củng cố niềm tin khoa học, tạo sự thống nhất cao trong ý chí và hành động của toàn Đảng; đồng thời, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ ra 27 biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và đưa ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vai trò của việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin. Người coi việc xem nhẹ học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là một trong những nguy cơ dẫn đến suy thoái trong Đảng và kiên quyết đấu tranh với những nhận thức, biểu hiện không đúng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Người chỉ dạy rằng: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì như nhắm mắt mà đi”.
Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”.
“Chú trọng xây dựng Đảng về chính trị.
Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp; không dao động trong bất cứ tình huống nào. Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên”.
Thấm nhuần lợi dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, trong 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, ngành tuyên giáo đã “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng đối tượng theo hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả”. Nhờ vậy mà bước đầu đạt một số kết quả quan trọng. Trước hết là sự tự nhận thức trong Đảng về những hạn chế, khuyết điểm của việc xem nặng tính hình thức, đối phó, tính áp đặt nội dung và sự khô cứng, tẻ nhạt trong phương thức giáo dục; từ đó tìm tòi các giải pháp đổi mới nội dung, hình thức giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống chính trị; rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường chính trị, biên soạn, cập nhật tài liệu.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, như Chỉ thị 23-CT/TW đã chỉ ra: “Chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa cao; tri thức kinh điển chưa được coi trọng đúng mức; một số quan điểm, học thuyết của các nhà kinh điển chậm được nghiên cứu, nhận thức một cách đầy đủ và chậm được bổ sung, phát triển để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chưa kịp thời phát hiện, nghiên cứu thấu đáo những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn trong nước và thế giới. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chưa bị đẩy lùi. Đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” chưa sắc bén, hiệu quả chưa cao”.
Trước tình hình đó, toàn ngành Tuyên giáo cần phải đổi mới công tác tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Trước hết là triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Chỉ thị số 23-CT/TW để nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, giáo dục, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần giữ vững định hướng chính trị, mục tiêu lý tưởng của Đảng, như lời Tổng Bí thư đã chỉ đạo.
Hòa Bình (tổng hợp)
Nguồn: BTGTW