Nhịp cầu Tuyên giáo
Hướng về truyền thống Tuyên huấn Khu 8 - Trung Nam bộ
- Được đăng: Thứ năm, 25 Tháng 8 2016 07:37
- Lượt xem: 3434
(TGAG)- Khu VIII - Trung Nam Bộ có vị trí chiến lược quan trọng về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế; cửa ngỏ phía Nam “thủ phủ” Sài Gòn ngày xưa. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Trung ương Đảng quyết định thành lập Khu VIII - Chiến khu VIII - Quân khu VIII.
Thời kỳ kháng kháng chiến chống Mỹ, Khu VIII hình thành trở lại. Năm 1957, Khu VIII gồm các tỉnh: Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Mỹ Tho, An Giang và Bến Tre. Đến năm 1974, Khu VIII gồm các tỉnh: Long An, Kiến Tường, Bến Tre, Mỹ Tho, Gò Công, Long Châu Tiền và Sa Đéc. Sau Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Khu VIII - Trung Nam Bộ giải thể, trở thành địa bàn 5 tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp và An Giang.
Lớp học tập nghị quyết trong vùng giải phóng tỉnh An Giang
Nhân dân khu VIII có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Đó là những trận đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút của anh hùng Nguyễn Huệ; cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của nghĩa quân Trương Định, Võ Duy Dương và Nguyễn Hữu Huân. Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Khu 8 đã kiên cường chiến đấu, lập nên chiến khu Đồng Tháp Mười huyền thoại, để từ đó tạo nên những chiến thắng vang dội khiến quân Pháp phải khiếp sợ như những trận Cổ Cò, Giồng Dứa, Mộc Hoá, Sa Đéc, La Bang, Kinh Bùi và các chiến dịch Cầu Kè, Trà Vinh, Bến Tre… góp phần cùng với cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội khắp năm châu, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hoà bình ở Đông Dương vào tháng 7 năm 1954.
Khi đế quốc Mỹ thay Pháp nhảy vào miền Nam, phong trào kháng chiến chống Mỹ ở Khu 8 đã phát triển nhịp nhàng cùng miền Nam và cả nước. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Khu 8 đã trung thành, tận tụy, không ngại gian khổ, hy sinh, trí dũng, kiên cường, quyết đánh và quyết thắng, vận dụng sáng tạo, hiệu quả đường lối chính trị và quân sự của Đảng, với phòng trào nổi dậy Đồng Khởi lan rộng cả miền Nam; với phương thức tiến công hai chân (chính trị, vũ trang), ba mũi (chính trị, binh vận, vũ trang), phương châm “nắm thắt lưng địch mà đánh” cũng từ vành đai Bình Đức (Mỹ Tho) mà ra, để cuối cùng giành thắng lợi hoàn toàn.
Trong thắng lợi vẻ vang đó có phần đóng góp rất quan trọng của Ban Tuyên huấn Khu 8 – Trung Nam Bộ. Với sự quan tâm lãnh đạo của Khu ủy Khu 8, Ban Tuyên huấn Khu 8 đã xây dựng, phát triển lớn mạnh với hơn 400 cán bộ, nhân viên, hoàn thiện về tổ chức với các tiểu ban: Tuyên truyền, Thông tấn, Báo chí, Giáo dục, Huấn học, Văn nghệ, Văn Công, Nhà in, Văn phòng Ban, Trường nghiệp vụ Tuyên truyền Giáo dục và các đội Tuyên truyền xung phong, đã thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chủ yếu cách mạng đặt ra lúc bấy giờ.
Ở An Giang, trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 đến tháng 4 năm 1975, mặc dù phải nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách, tái lập tỉnh, nhưng An Giang luôn vinh dự và tự hào là một tỉnh địa đầu thuộc Khu 8 - Trung Nam bộ.
Với đặc điểm An Giang là tỉnh biên giới, tôn giáo, dân tộc, Mỹ - ngụy luôn tập trung lực lượng quân sự đông đảo, mà nổi tiếng là Trung tâm huấn luyện Chi Lăng và dùng các thủ đoạn thâm độc, tinh vi, kích động gây chia rẽ đồng bào các dân tộc, tôn giáo với cách mạng. Do đó, Khu ủy Khu 8 luôn rất quan tâm đến công tác chính trị, tư tưởng của An Giang, một chiến trường được xem là trọng yếu. Khu đã tăng cường nhiều cán bộ cho An Giang, trong đó có đồng chí Lê Hồng Kiểm (Ba Tính) làm Trưởng Ban Tuyên huấn An Giang và nhiều đồng chí phụ trách công tác tôn giáo vận, hòa hảo vận. Cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ về nhiều mặt chuyên môn của Khu, bộ máy Ban Tuyên huấn An Giang được xây dựng hoàn chỉnh, các tiểu ban chuyên môn mạnh, đảm trách các lĩnh vực: thông tin tuyên truyền, thông tấn, báo chí, giáo dục, huấn học, văn nghệ, nhiếp ảnh, Văn phòng ban, nổi bật là các đội tuyên truyền xung phong, Đài Minh ngữ, Đoàn Văn công An Giang, Đội chiếu bóng, Nhà in Cờ Hồng, Trường Đảng “Trần Phú”, Trường Thiếu sinh quân.
Đội quân Tuyên huấn của An Giang đã đến tận mọi chiến hào, đến với đồng bào, chiến sĩ để làm tốt công tác tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo cán bộ. Các hoạt động tuyên truyền, thông tấn, báo chí, giáo dục, văn nghệ, văn công .v.v... đều bám sát nội dung yêu cầu chính trị, tư tưởng của Đảng, gắn chặt với công tác vận động quần chúng trong cuộc Đồng khởi, trong hỗ trợ phong trào 3 mũi giáp công, chống ấp chiến lược, chống chiến dịch bình định nhằm “tát nước bắt cá”. Nhiều địa danh đã ghi lại những chiến công oanh liệt, tự hào như: Ô Tà Sóc, Căn cứ B3 (Vạt Lài), Căn cứ B2 (Cả Hàng), Căn cứ B1 (Phú Hữu), Vùng “O” (Phú Tân), Đồi Tức Dụp.v.v… Nhiều tờ báo, bài hát, điệu múa, tiết mục văn nghệ ghi lại dấu ấn như: “Tin tức An Giang”, “Thông tin An Giang”, “Quyết Thắng”; “Trời Việt reo vui”, “Đoàn kết”, “Mùa hoa nở”, “Bão lửa Thất Sơn”, “Tiến về Châu Đốc”, “Chiếc áo nàng Sa-rết”.v.v…
Đoàn Văn công An Giang phục vụ văn nghệ cho bộ đội và
Đảng bộ An Giang nói chung, đội ngũ Tuyên huấn An Giang nói riêng với tinh thần cách mạng tiến công, không sợ gian khổ, hy sinh, bám sát nhiệm vụ cách mạng, tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, hướng dẫn, lãnh đạo Nhân dân kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng, giải phóng An Giang, đã góp phần xứng đáng của mình vào truyền thống vẻ vang của Tuyên huấn Khu 8 - Trung Nam Bộ.
Sau 30-4-1975, cán bộ, nhân viên Ban Tuyên huấn Khu 8, Ban Tuyên huấn các tỉnh Long An, Kiến Tường, Bến Tre, Mỹ Tho, Gò Công, Long Châu Tiền và Sa Đéc ngày trước đã cố gắng học tập rèn luyện và tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của quê hương, đất nước.
Từ năm 2001, nhằm ôn lại những kỷ niệm của một thời chiến đấu oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh của tập thể cán bộ Ban Tuyên huấn Khu 8 - Trung Nam Bộ, giáo dục truyền thống cho lớp trẻ tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông, Họp mặt lần đầu tiên của Ban Tuyên huấn Khu 8 được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được duy trì tổ chức lần lượt tại các tỉnh thuộc Khu 8 trước đây.
Ngày 26-8-2016, trong không khí phấn khởi kỷ niệm 71 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2016); 86 năm Ngày truyền thống công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng (01/8/1930 - 01/8/2016); 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2016), Họp mặt truyền thống cán bộ Ban Tuyên huấn Khu 8 - Trung Nam Bộ lần thứ XIII được tổ chức tại tỉnh An Giang. Đây là một vinh dự lớn, đồng thời cũng là dịp để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Khu 8, Ban Tuyên huấn Khu 8, về những người con ưu tú của quê hương An Giang và các tỉnh thuộc Khu 8 đã góp phần vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc - giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc. Qua đó, thế hệ cán bộ Tuyên giáo hôm nay học tập những kinh nghiệm quý báu, bồi dưỡng tinh thần cách mạng, nâng cao lòng yêu nước, tự hào về Đảng, về dân tộc, phát huy tính chủ động sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả công tác Tuyên giáo của Đảng trong thời kỳ mới, kế tục xứng đáng sự nghiệp vẻ vang của cha ông./.
Thời kỳ kháng kháng chiến chống Mỹ, Khu VIII hình thành trở lại. Năm 1957, Khu VIII gồm các tỉnh: Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Mỹ Tho, An Giang và Bến Tre. Đến năm 1974, Khu VIII gồm các tỉnh: Long An, Kiến Tường, Bến Tre, Mỹ Tho, Gò Công, Long Châu Tiền và Sa Đéc. Sau Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Khu VIII - Trung Nam Bộ giải thể, trở thành địa bàn 5 tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp và An Giang.
Lớp học tập nghị quyết trong vùng giải phóng tỉnh An Giang
Nhân dân khu VIII có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Đó là những trận đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút của anh hùng Nguyễn Huệ; cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của nghĩa quân Trương Định, Võ Duy Dương và Nguyễn Hữu Huân. Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Khu 8 đã kiên cường chiến đấu, lập nên chiến khu Đồng Tháp Mười huyền thoại, để từ đó tạo nên những chiến thắng vang dội khiến quân Pháp phải khiếp sợ như những trận Cổ Cò, Giồng Dứa, Mộc Hoá, Sa Đéc, La Bang, Kinh Bùi và các chiến dịch Cầu Kè, Trà Vinh, Bến Tre… góp phần cùng với cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội khắp năm châu, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hoà bình ở Đông Dương vào tháng 7 năm 1954.
Khi đế quốc Mỹ thay Pháp nhảy vào miền Nam, phong trào kháng chiến chống Mỹ ở Khu 8 đã phát triển nhịp nhàng cùng miền Nam và cả nước. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Khu 8 đã trung thành, tận tụy, không ngại gian khổ, hy sinh, trí dũng, kiên cường, quyết đánh và quyết thắng, vận dụng sáng tạo, hiệu quả đường lối chính trị và quân sự của Đảng, với phòng trào nổi dậy Đồng Khởi lan rộng cả miền Nam; với phương thức tiến công hai chân (chính trị, vũ trang), ba mũi (chính trị, binh vận, vũ trang), phương châm “nắm thắt lưng địch mà đánh” cũng từ vành đai Bình Đức (Mỹ Tho) mà ra, để cuối cùng giành thắng lợi hoàn toàn.
Trong thắng lợi vẻ vang đó có phần đóng góp rất quan trọng của Ban Tuyên huấn Khu 8 – Trung Nam Bộ. Với sự quan tâm lãnh đạo của Khu ủy Khu 8, Ban Tuyên huấn Khu 8 đã xây dựng, phát triển lớn mạnh với hơn 400 cán bộ, nhân viên, hoàn thiện về tổ chức với các tiểu ban: Tuyên truyền, Thông tấn, Báo chí, Giáo dục, Huấn học, Văn nghệ, Văn Công, Nhà in, Văn phòng Ban, Trường nghiệp vụ Tuyên truyền Giáo dục và các đội Tuyên truyền xung phong, đã thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chủ yếu cách mạng đặt ra lúc bấy giờ.
Ở An Giang, trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 đến tháng 4 năm 1975, mặc dù phải nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách, tái lập tỉnh, nhưng An Giang luôn vinh dự và tự hào là một tỉnh địa đầu thuộc Khu 8 - Trung Nam bộ.
Với đặc điểm An Giang là tỉnh biên giới, tôn giáo, dân tộc, Mỹ - ngụy luôn tập trung lực lượng quân sự đông đảo, mà nổi tiếng là Trung tâm huấn luyện Chi Lăng và dùng các thủ đoạn thâm độc, tinh vi, kích động gây chia rẽ đồng bào các dân tộc, tôn giáo với cách mạng. Do đó, Khu ủy Khu 8 luôn rất quan tâm đến công tác chính trị, tư tưởng của An Giang, một chiến trường được xem là trọng yếu. Khu đã tăng cường nhiều cán bộ cho An Giang, trong đó có đồng chí Lê Hồng Kiểm (Ba Tính) làm Trưởng Ban Tuyên huấn An Giang và nhiều đồng chí phụ trách công tác tôn giáo vận, hòa hảo vận. Cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ về nhiều mặt chuyên môn của Khu, bộ máy Ban Tuyên huấn An Giang được xây dựng hoàn chỉnh, các tiểu ban chuyên môn mạnh, đảm trách các lĩnh vực: thông tin tuyên truyền, thông tấn, báo chí, giáo dục, huấn học, văn nghệ, nhiếp ảnh, Văn phòng ban, nổi bật là các đội tuyên truyền xung phong, Đài Minh ngữ, Đoàn Văn công An Giang, Đội chiếu bóng, Nhà in Cờ Hồng, Trường Đảng “Trần Phú”, Trường Thiếu sinh quân.
Đội quân Tuyên huấn của An Giang đã đến tận mọi chiến hào, đến với đồng bào, chiến sĩ để làm tốt công tác tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo cán bộ. Các hoạt động tuyên truyền, thông tấn, báo chí, giáo dục, văn nghệ, văn công .v.v... đều bám sát nội dung yêu cầu chính trị, tư tưởng của Đảng, gắn chặt với công tác vận động quần chúng trong cuộc Đồng khởi, trong hỗ trợ phong trào 3 mũi giáp công, chống ấp chiến lược, chống chiến dịch bình định nhằm “tát nước bắt cá”. Nhiều địa danh đã ghi lại những chiến công oanh liệt, tự hào như: Ô Tà Sóc, Căn cứ B3 (Vạt Lài), Căn cứ B2 (Cả Hàng), Căn cứ B1 (Phú Hữu), Vùng “O” (Phú Tân), Đồi Tức Dụp.v.v… Nhiều tờ báo, bài hát, điệu múa, tiết mục văn nghệ ghi lại dấu ấn như: “Tin tức An Giang”, “Thông tin An Giang”, “Quyết Thắng”; “Trời Việt reo vui”, “Đoàn kết”, “Mùa hoa nở”, “Bão lửa Thất Sơn”, “Tiến về Châu Đốc”, “Chiếc áo nàng Sa-rết”.v.v…
Đoàn Văn công An Giang phục vụ văn nghệ cho bộ đội và
đồng bào vùng giải phóng Tân Châu, An Phú năm 1969
Đảng bộ An Giang nói chung, đội ngũ Tuyên huấn An Giang nói riêng với tinh thần cách mạng tiến công, không sợ gian khổ, hy sinh, bám sát nhiệm vụ cách mạng, tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, hướng dẫn, lãnh đạo Nhân dân kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng, giải phóng An Giang, đã góp phần xứng đáng của mình vào truyền thống vẻ vang của Tuyên huấn Khu 8 - Trung Nam Bộ.
Sau 30-4-1975, cán bộ, nhân viên Ban Tuyên huấn Khu 8, Ban Tuyên huấn các tỉnh Long An, Kiến Tường, Bến Tre, Mỹ Tho, Gò Công, Long Châu Tiền và Sa Đéc ngày trước đã cố gắng học tập rèn luyện và tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của quê hương, đất nước.
Từ năm 2001, nhằm ôn lại những kỷ niệm của một thời chiến đấu oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh của tập thể cán bộ Ban Tuyên huấn Khu 8 - Trung Nam Bộ, giáo dục truyền thống cho lớp trẻ tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông, Họp mặt lần đầu tiên của Ban Tuyên huấn Khu 8 được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được duy trì tổ chức lần lượt tại các tỉnh thuộc Khu 8 trước đây.
Ngày 26-8-2016, trong không khí phấn khởi kỷ niệm 71 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2016); 86 năm Ngày truyền thống công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng (01/8/1930 - 01/8/2016); 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2016), Họp mặt truyền thống cán bộ Ban Tuyên huấn Khu 8 - Trung Nam Bộ lần thứ XIII được tổ chức tại tỉnh An Giang. Đây là một vinh dự lớn, đồng thời cũng là dịp để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Khu 8, Ban Tuyên huấn Khu 8, về những người con ưu tú của quê hương An Giang và các tỉnh thuộc Khu 8 đã góp phần vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc - giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc. Qua đó, thế hệ cán bộ Tuyên giáo hôm nay học tập những kinh nghiệm quý báu, bồi dưỡng tinh thần cách mạng, nâng cao lòng yêu nước, tự hào về Đảng, về dân tộc, phát huy tính chủ động sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả công tác Tuyên giáo của Đảng trong thời kỳ mới, kế tục xứng đáng sự nghiệp vẻ vang của cha ông./.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang