Nhịp cầu Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Trung ương: Hội nghị báo cáo viên tháng 4/2021 - khu vực phía Nam
- Được đăng: Thứ sáu, 09 Tháng 4 2021 16:07
- Lượt xem: 1439
(TUAG)- Ngày 09/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 4/2021, khu vực phía Nam với sự tham dự của các đồng chí báo cáo viên Trung ương, đại diện lãnh đạo ban tuyên giáo và các đơn vị liên quan của các tỉnh, thành phố phía Nam từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị.
Các đại biểu đã được nghe PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương thông tin chuyên đề: “Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam sau 75 năm giành được độc lập, đặc biệt là sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới”; Đại tá Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng thông tin chuyên đề: “Bộ đội Biên phòng quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; dự báo tình hình và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới”; Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao thông tin về “Chính sách đối ngoại của các nước lớn: Tác động và chính sách của Việt Nam” và Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hải Long giới thiệu “Những điểm mới và công tác chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.
Phát biểu kết luận hội nghị và định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy đề nghị ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ trong Chỉ thị số 01-CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 09/3/2021 và Hướng dẫn số 03-HD/BTGTW ngày 18/3/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ban Tuyên giáo các cấp và đội ngũ báo cáo viên, tiếp tục tuyên truyền nhấn mạnh: việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là công việc thường xuyên, phải được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học trong suốt cả nhiệm kỳ; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2021; là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng và cả hệ thống chính trị, để mỗi cán bộ, đảng viên nắm vững và thực hiện đúng đắn, sáng tạo Nghị quyết của Đảng.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân về những nội dung cơ bản, cốt lõi của các văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Trong quá trình tuyên truyền, phải kịp thời lý giải những băn khoăn, vướng mắc của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung Nghị quyết; kịp thời định hướng những nhận thức chưa đúng, chủ động định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận tích cực trong xã hội; kiên quyết đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch. Tuyên truyền tinh thần thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, tập trung cao của các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc xây dựng chương trình hành động, cụ thể hóa bằng các kế hoạch, dự án, đề án khả thi, sát với điều kiện thực tế để sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống.
Về tuyên truyền kết quả Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIV, cần nhấn mạnh, đây là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ, có nhiệm vụ đánh giá công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của: Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước… ; kiện toàn một số chức danh chủ chốt Nhà nước và Quốc hội; quyết định một số quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dư luận đặc biệt quan tâm đến việc bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước và Quốc hội, vì thế trong tuyên truyền cần làm rõ: Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt không tiếp tục tham gia Ban Chấp hành Trung ương. Theo quy định và thuộc thẩm quyền, Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn một số nhân sự cấp cao trong bộ máy nhà nước để ổn định về mặt tổ chức và cán bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trên cơ sở đó, kiện toàn Hội đồng Bầu cử quốc gia để tiếp tục chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Về tình hình kinh tế - xã hội, cần tập trung tuyên truyền khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp, chúng ta tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”. Trong đó, nổi bật là: (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Kinh tế thế giới và các nước đối tác quan trọng chưa thực sự thoát khỏi khó khăn, quá trình phục hồi không vững chắc và chứa đựng nhiều rủi ro; Triển vọng gia tăng xuất khẩu, thu hút đầu tư và quá trình phục hồi các chuỗi cung ứng đối với Việt Nam đứng trước nhiều rủi ro; Nhiều đối tượng khó tiếp cận các chính sách kích thích kinh tế, như các gói hỗ trợ bị tác động bởi COVID-19, nguyên nhân chủ yếu vẫn là các vấn đề liên quan đến thủ tục; Việc phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thể phải cần nhiều thời gian hơn và phụ thuộc rất lớn vào khả năng kiểm soát dịch bệnh…
Đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”. Tuyên truyền sự kiện Việt Nam lần thứ hai đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc trong nhiệm kỳ 2020-2021 vào tháng 4/2021, ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình từ thành viên tham dự sang thành viên chủ động, tích cực hội nhập.Khẳng định với kinh nghiệm, tiềm lực, cơ đồ, vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước, cùng với sự quyết tâm cao, khẩn trương triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Việt Nam sẽ hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với những đóng góp quan trọng, ghi dấu ấn mới. Song song đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng như: Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch); kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021); kỷ niệm 151 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2021)…
Các đại biểu đã được nghe PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương thông tin chuyên đề: “Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam sau 75 năm giành được độc lập, đặc biệt là sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới”; Đại tá Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng thông tin chuyên đề: “Bộ đội Biên phòng quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; dự báo tình hình và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới”; Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao thông tin về “Chính sách đối ngoại của các nước lớn: Tác động và chính sách của Việt Nam” và Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hải Long giới thiệu “Những điểm mới và công tác chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.
Phát biểu kết luận hội nghị và định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy đề nghị ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ trong Chỉ thị số 01-CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 09/3/2021 và Hướng dẫn số 03-HD/BTGTW ngày 18/3/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Ban Tuyên giáo các cấp và đội ngũ báo cáo viên, tiếp tục tuyên truyền nhấn mạnh: việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là công việc thường xuyên, phải được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học trong suốt cả nhiệm kỳ; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2021; là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng và cả hệ thống chính trị, để mỗi cán bộ, đảng viên nắm vững và thực hiện đúng đắn, sáng tạo Nghị quyết của Đảng.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân về những nội dung cơ bản, cốt lõi của các văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Trong quá trình tuyên truyền, phải kịp thời lý giải những băn khoăn, vướng mắc của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung Nghị quyết; kịp thời định hướng những nhận thức chưa đúng, chủ động định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận tích cực trong xã hội; kiên quyết đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch. Tuyên truyền tinh thần thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, tập trung cao của các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc xây dựng chương trình hành động, cụ thể hóa bằng các kế hoạch, dự án, đề án khả thi, sát với điều kiện thực tế để sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống.
Về tuyên truyền kết quả Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIV, cần nhấn mạnh, đây là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ, có nhiệm vụ đánh giá công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của: Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước… ; kiện toàn một số chức danh chủ chốt Nhà nước và Quốc hội; quyết định một số quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dư luận đặc biệt quan tâm đến việc bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước và Quốc hội, vì thế trong tuyên truyền cần làm rõ: Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt không tiếp tục tham gia Ban Chấp hành Trung ương. Theo quy định và thuộc thẩm quyền, Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn một số nhân sự cấp cao trong bộ máy nhà nước để ổn định về mặt tổ chức và cán bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trên cơ sở đó, kiện toàn Hội đồng Bầu cử quốc gia để tiếp tục chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Về tình hình kinh tế - xã hội, cần tập trung tuyên truyền khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp, chúng ta tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”. Trong đó, nổi bật là: (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Kinh tế thế giới và các nước đối tác quan trọng chưa thực sự thoát khỏi khó khăn, quá trình phục hồi không vững chắc và chứa đựng nhiều rủi ro; Triển vọng gia tăng xuất khẩu, thu hút đầu tư và quá trình phục hồi các chuỗi cung ứng đối với Việt Nam đứng trước nhiều rủi ro; Nhiều đối tượng khó tiếp cận các chính sách kích thích kinh tế, như các gói hỗ trợ bị tác động bởi COVID-19, nguyên nhân chủ yếu vẫn là các vấn đề liên quan đến thủ tục; Việc phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thể phải cần nhiều thời gian hơn và phụ thuộc rất lớn vào khả năng kiểm soát dịch bệnh…
Đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”. Tuyên truyền sự kiện Việt Nam lần thứ hai đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc trong nhiệm kỳ 2020-2021 vào tháng 4/2021, ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình từ thành viên tham dự sang thành viên chủ động, tích cực hội nhập.Khẳng định với kinh nghiệm, tiềm lực, cơ đồ, vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước, cùng với sự quyết tâm cao, khẩn trương triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Việt Nam sẽ hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với những đóng góp quan trọng, ghi dấu ấn mới. Song song đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng như: Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch); kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021); kỷ niệm 151 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2021)…
Trúc Quỳnh