Tấm lòng của Nhân dân An Giang đối với Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
- Được đăng: Thứ hai, 25 Tháng 1 2016 13:55
- Lượt xem: 4198
(TGAG)- Thủ tướng Võ Văn Kiệt với công trình tiêu thoát lũ ra biển Tây của vùng Tứ giác Long Xuyên
Liên tục ba năm từ 1994 đến 1996, tỉnh An Giang bị lũ lớn từ thượng nguồn đổ về gây thiệt hại cho tỉnh đáng kể, hệ thống giao thông đường bộ bị hư hại nặng, về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi càng tổn thất lớn, đờn sống nhân dân gặp vô vàn khó khăn.
Để hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra, ngày 25/7/1996, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, trong thời gian thăm và làm việc hai tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia là An Giang và Kiên Giang, đã chỉ thị cho các Bộ, ngành Trung ương, chính quyền hai tỉnh An Giang và Kiên Giang lập kế hoạch mở rộng kinh Vĩnh Tế, xây dựng hệ thống công trình kiểm soát lũ tràn, hệ thống thoát lũ ra biển Tây và sử dụng nước lũ vào việc cải tạo vùng đất hoang hóa Bắc Hà Tiên.
Ngày 22/4/1997, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động khởi công thực hiện dự án như sau:
+ Công việc khởi đầu bằng hệ thống công trình tiêu thoát lũ ra biển Tây được hình thành và triển khai xây dựng, trong đó có trục kinh T4, T5 và T6 chuyển nước từ kinh Vĩnh Tế băng qua vùng Bắc Hà Tiên đổ vào kinh Rạch Giá – Hà Tiên, mở thêm các kinh nhánh nối kinh Rạch Giá – Hà Tiên với biển Tây như Tuần Thống, Lung Lớn, T6 để tăng cường tiêu nước từ Tứ giác Long Xuyên ra biển.
+ Xây dựng các cống ngăn mặn ở biển Tây và các cống điều khiển dòng lũ (đập tràn Tha La và Trà Sư) dòng lũ tràn từ Campuchia và từ sông Hậu chảy vào Tứ giác Long Xuyên.
+ Năm 1998 cải tạo, nạo vét và mở rộng kinh Vĩnh Tế.
+ Năm 1999 các công trình đầu mối điều khiển lũ dọc theo con kinh Vĩnh Tế đã kiểm soát được lũ hoàn toàn.
Một vùng đất hoang vu của Bắc Hà Tiên được cải tạo và thay đổi nhanh chóng. Những vùng đất mới được kiểm soát lũ thuộc tỉnh An Giang được mở rộng và thâm canh vào đầu năm 1999. Các khu dân cư mới ra đời. Các tuyến giao thông thủy lợi nối dài. Nước sông Hậu đưa phù sa sâu vào nội đồng góp phần cải tạo các vùng đất trũng phèn Tứ giác Long Xuyên. Những điều mà cách trước đó vài năm còn nằm trong ý tưởng, nay đã trở thành hiện thực.
Trong thời gian ngắn không đầy 30 tháng, một khối lượng lớn các công trình đất và xây lắp được thực hiện: 170 km kinh mương mới, cũ được đào và nạo vét, với hơn 18,2 triệu m3 đất đào và đắp; 16 cầu cống với tổng chiều dài trên 500 mét được xây lắp (trong đó kinh T4, T5, T6 hoàn thành 24/8/1997 với tiến độ thi công khá nhanh, hoàn toàn sử dụng cơ giới, khối lượng đào đắp 1,27 triệu m3 đất, tổng kinh phí đầu tư hơn 16,3 tỷ đồng, kịp thời đưa vào phòng chống lũ năm 1997 rất hiệu quả).
Việc hoàn thành một hệ thống công trình lớn và phức tạp nói trên trong một thời gian cực ngắn thể hiện sự chỉ đạo sáng suốt và quyết liệt của Cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, sự thống nhất cao giữa trung ương với địa phương nơi công trình được xây dựng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, các ngành, trong đó chủ chốt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một sự nhất trí và phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, thiết kế và đội ngũ cán bộ thi công trong nội dung công việc và biện pháp tiến hành.
Cố vấn Võ Văn Kiệt chỉ đạo tổ chức Hội thảo khoa học “Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế”
Hệ thống công trình thoát lũ ra biển Tây hoàn thành, nghiệm thu, phát huy hiệu quả một cách tích cực trong điều tiết nước lũ năm 1999 của vùng Tứ giác Long Xuyên. Theo gợi ý của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, vào ngày 11/10/1999, tại Hội trường UBND tỉnh An Giang, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo tỉnh, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh An Giang phối hợp với Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế”. Hội thảo đã thu hút các nhà khoa học ở các Viện- Trường Đại học ở Trung ương, ở địa phương, các nhà quản lý của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang về dự.
Chính tại Hội thảo khoa học này, có rất nhiều tham luận đánh giá cao công trình đào kinh Vĩnh Tế của tiền nhân trước đây, vì nó không chỉ làm nhiệm vụ dẫn thủy nhập điền đơn thuần để phát triển nông nghiệp, mà còn nhiều ý nghĩa cực kỳ quan trọng khác như xác định móc biên giới thiên nhiên bằng kinh đào, về an ninh quốc phòng, về phát triển kinh tế,…Và chủ trương thoát lũ ra biển Tây, khai thác vùng Tứ giác Long Xuyên của Thủ tướng Chính phủ năm 1996 là một tầm nhìn chiến lược nối tiếp việc làm của tiền nhân trong công cuộc khai phá, xây dựng, giữ gìn và phát triển vùng đất Tây Nam của đất nước càng thêm giàu đẹp.
Nhờ có hệ thống đê bao kiểm soát lũ và tiêu thoát lũ ra biển Tây, diện tích canh tác lúa của An Giang từ 1 vụ, chuyển lên hai rồi 3 vụ trong năm. Năng suất tăng dần từ 1 triệu tấn, lên 2 triệu tấn, 3 triệu tấn và nay 4 triệu tấn/năm, là một trong những tỉnh đứng đầu sản xuất lương thực và góp phần cả nước xuất khẩu lương thực ra thế giới.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Cố vấn Võ Văn Kiệt rất vui mừng vì hệ thống công trình đê bao, thoát lũ vùng Tứ giác Long Xuyên hoàn thành trong thời gian ngắn và phát huy hiệu quả tích cực, rồi đây nhà cửa, thôn xóm, làng mạc và đời sống người dân dọc theo những con kinh mới này sẽ trù phú theo thời gian,… Cũng từ Hội thảo này, Ông Cố vấn căn dặn và tin tưởng nhân dân và chính quyền địa phương An Giang - Kiên Giang sử dụng hệ thống công trình thoát lũ ra biển Tây thành công và hiệu quả nhất từ cải tạo và khai thác tài nguyên thiên nhiên để phát triển vùng Tứ giác Long Xuyên, đóng góp cho sự nghiệp chung của đất nước.
Tấm lòng của nhân dân An Giang với nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Sáng ngày 11-6-2008, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần ở tuổi 86. Người mất đi là một thiệt thòi lớn, tổn thất lớn cho dân tộc, tuy đã nghỉ hưu nhưng tấm lòng Người luôn hướng đến những vấn đề thời sự nóng hổi với những suy tư vì dân, vì nước, vì sự nghiệp chấn hưng dân tộc…
Để tỏ lòng tôn kính và ghi nhớ công lao của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, theo đề xuất của các ban ngành tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội, UBND tỉnh đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang tại kỳ họp lần thứ 14 năm 2009, đề nghị đổi tên con kinh T5 thành Kinh Võ Văn Kiệt. Kết quả, Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí ra Nghị quyết đặt tên kinh T5 thành kinh Võ Văn Kiệt.
Cùng với tên Kinh Võ Văn Kiệt, UBND tỉnh An Giang cho tiến hành xây dựng một công viên và bia lưu niệm tại đầu kinh T5 giáp với kinh Vĩnh Tế. Nội dung văn bia như sau:
NHỚ ƠN THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT
“Người nhờ đất để sống, đất nhờ người có tên, người nhờ người dẫn lối. “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý ngàn đời của ông cha ta.
Nơi đây, ngày 25-7-1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt trên đường khảo sát hướng thoát lũ ra biển Tây, đã lắng nghe ý kiến của cán bộ và nhân dân, trên dưới đồng lòng, hướng lớn tìm thấy. Ngay sau khi khai thông dòng kinh, nhân dân đã gọi là “Kinh Ông Kiệt”. Tại kỳ họp lần thứ 14 năm 2009, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang đã chính thức đặt tên “Kinh Võ Văn Kiệt”.
Con kinh này là trục chính trong hệ thống các công trình thủy lợi thoát lũ ra biển Tây, hạn chế ngập lụt đầu nguồn sông Cửu Long, đưa nước ngọt phù sa tưới tiêu, rửa phèn khai mở vùng Tứ giác Long Xuyên, đã đưa sản lượng lúa tăng gắp bội, góp phần làm khởi sắc bộ mặt nông thôn trong vùng, ông đã ghi đậm dấu ấn trên đồng đất miền Tây Nam bộ. Nhân dân gọi đó là “Dấu ấn Võ Văn Kiệt”.
Kinh Võ Văn Kiệt nối tiếp kinh Thoại Hà và kinh Vĩnh Tế. Lịch sử 200 năm liên tục một dòng chảy cuộn tràn sức sống trên vùng đất phương Nam. Thế hệ hôm nay nương dòng chảy ấy hiên ngang ra biển lớn với tất cả đức tin, niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc!”
Trần Văn Đông
___________________
Tài liệu tham khảo:
1- Hội thảo khoa học Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế, Sở KHCN&MT An Giang -1999.
2- Dấu ấn Võ Văn Kiệt, Tạp chí Xưa & Nay - NXB Sài Gòn năm 2008.
3- Thông tin Nông thôn An Giang từ 1994-2000, Sở KHCN&MT An Giang.
Liên tục ba năm từ 1994 đến 1996, tỉnh An Giang bị lũ lớn từ thượng nguồn đổ về gây thiệt hại cho tỉnh đáng kể, hệ thống giao thông đường bộ bị hư hại nặng, về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi càng tổn thất lớn, đờn sống nhân dân gặp vô vàn khó khăn.
Để hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra, ngày 25/7/1996, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, trong thời gian thăm và làm việc hai tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia là An Giang và Kiên Giang, đã chỉ thị cho các Bộ, ngành Trung ương, chính quyền hai tỉnh An Giang và Kiên Giang lập kế hoạch mở rộng kinh Vĩnh Tế, xây dựng hệ thống công trình kiểm soát lũ tràn, hệ thống thoát lũ ra biển Tây và sử dụng nước lũ vào việc cải tạo vùng đất hoang hóa Bắc Hà Tiên.
Ngày 22/4/1997, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động khởi công thực hiện dự án như sau:
+ Công việc khởi đầu bằng hệ thống công trình tiêu thoát lũ ra biển Tây được hình thành và triển khai xây dựng, trong đó có trục kinh T4, T5 và T6 chuyển nước từ kinh Vĩnh Tế băng qua vùng Bắc Hà Tiên đổ vào kinh Rạch Giá – Hà Tiên, mở thêm các kinh nhánh nối kinh Rạch Giá – Hà Tiên với biển Tây như Tuần Thống, Lung Lớn, T6 để tăng cường tiêu nước từ Tứ giác Long Xuyên ra biển.
+ Xây dựng các cống ngăn mặn ở biển Tây và các cống điều khiển dòng lũ (đập tràn Tha La và Trà Sư) dòng lũ tràn từ Campuchia và từ sông Hậu chảy vào Tứ giác Long Xuyên.
+ Năm 1998 cải tạo, nạo vét và mở rộng kinh Vĩnh Tế.
+ Năm 1999 các công trình đầu mối điều khiển lũ dọc theo con kinh Vĩnh Tế đã kiểm soát được lũ hoàn toàn.
Một vùng đất hoang vu của Bắc Hà Tiên được cải tạo và thay đổi nhanh chóng. Những vùng đất mới được kiểm soát lũ thuộc tỉnh An Giang được mở rộng và thâm canh vào đầu năm 1999. Các khu dân cư mới ra đời. Các tuyến giao thông thủy lợi nối dài. Nước sông Hậu đưa phù sa sâu vào nội đồng góp phần cải tạo các vùng đất trũng phèn Tứ giác Long Xuyên. Những điều mà cách trước đó vài năm còn nằm trong ý tưởng, nay đã trở thành hiện thực.
Trong thời gian ngắn không đầy 30 tháng, một khối lượng lớn các công trình đất và xây lắp được thực hiện: 170 km kinh mương mới, cũ được đào và nạo vét, với hơn 18,2 triệu m3 đất đào và đắp; 16 cầu cống với tổng chiều dài trên 500 mét được xây lắp (trong đó kinh T4, T5, T6 hoàn thành 24/8/1997 với tiến độ thi công khá nhanh, hoàn toàn sử dụng cơ giới, khối lượng đào đắp 1,27 triệu m3 đất, tổng kinh phí đầu tư hơn 16,3 tỷ đồng, kịp thời đưa vào phòng chống lũ năm 1997 rất hiệu quả).
Việc hoàn thành một hệ thống công trình lớn và phức tạp nói trên trong một thời gian cực ngắn thể hiện sự chỉ đạo sáng suốt và quyết liệt của Cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, sự thống nhất cao giữa trung ương với địa phương nơi công trình được xây dựng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, các ngành, trong đó chủ chốt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một sự nhất trí và phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, thiết kế và đội ngũ cán bộ thi công trong nội dung công việc và biện pháp tiến hành.
Cố vấn Võ Văn Kiệt chỉ đạo tổ chức Hội thảo khoa học “Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế”
Hệ thống công trình thoát lũ ra biển Tây hoàn thành, nghiệm thu, phát huy hiệu quả một cách tích cực trong điều tiết nước lũ năm 1999 của vùng Tứ giác Long Xuyên. Theo gợi ý của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, vào ngày 11/10/1999, tại Hội trường UBND tỉnh An Giang, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo tỉnh, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh An Giang phối hợp với Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế”. Hội thảo đã thu hút các nhà khoa học ở các Viện- Trường Đại học ở Trung ương, ở địa phương, các nhà quản lý của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang về dự.
Chính tại Hội thảo khoa học này, có rất nhiều tham luận đánh giá cao công trình đào kinh Vĩnh Tế của tiền nhân trước đây, vì nó không chỉ làm nhiệm vụ dẫn thủy nhập điền đơn thuần để phát triển nông nghiệp, mà còn nhiều ý nghĩa cực kỳ quan trọng khác như xác định móc biên giới thiên nhiên bằng kinh đào, về an ninh quốc phòng, về phát triển kinh tế,…Và chủ trương thoát lũ ra biển Tây, khai thác vùng Tứ giác Long Xuyên của Thủ tướng Chính phủ năm 1996 là một tầm nhìn chiến lược nối tiếp việc làm của tiền nhân trong công cuộc khai phá, xây dựng, giữ gìn và phát triển vùng đất Tây Nam của đất nước càng thêm giàu đẹp.
Nhờ có hệ thống đê bao kiểm soát lũ và tiêu thoát lũ ra biển Tây, diện tích canh tác lúa của An Giang từ 1 vụ, chuyển lên hai rồi 3 vụ trong năm. Năng suất tăng dần từ 1 triệu tấn, lên 2 triệu tấn, 3 triệu tấn và nay 4 triệu tấn/năm, là một trong những tỉnh đứng đầu sản xuất lương thực và góp phần cả nước xuất khẩu lương thực ra thế giới.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Cố vấn Võ Văn Kiệt rất vui mừng vì hệ thống công trình đê bao, thoát lũ vùng Tứ giác Long Xuyên hoàn thành trong thời gian ngắn và phát huy hiệu quả tích cực, rồi đây nhà cửa, thôn xóm, làng mạc và đời sống người dân dọc theo những con kinh mới này sẽ trù phú theo thời gian,… Cũng từ Hội thảo này, Ông Cố vấn căn dặn và tin tưởng nhân dân và chính quyền địa phương An Giang - Kiên Giang sử dụng hệ thống công trình thoát lũ ra biển Tây thành công và hiệu quả nhất từ cải tạo và khai thác tài nguyên thiên nhiên để phát triển vùng Tứ giác Long Xuyên, đóng góp cho sự nghiệp chung của đất nước.
Tấm lòng của nhân dân An Giang với nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Sáng ngày 11-6-2008, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần ở tuổi 86. Người mất đi là một thiệt thòi lớn, tổn thất lớn cho dân tộc, tuy đã nghỉ hưu nhưng tấm lòng Người luôn hướng đến những vấn đề thời sự nóng hổi với những suy tư vì dân, vì nước, vì sự nghiệp chấn hưng dân tộc…
Để tỏ lòng tôn kính và ghi nhớ công lao của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, theo đề xuất của các ban ngành tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội, UBND tỉnh đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang tại kỳ họp lần thứ 14 năm 2009, đề nghị đổi tên con kinh T5 thành Kinh Võ Văn Kiệt. Kết quả, Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí ra Nghị quyết đặt tên kinh T5 thành kinh Võ Văn Kiệt.
Cùng với tên Kinh Võ Văn Kiệt, UBND tỉnh An Giang cho tiến hành xây dựng một công viên và bia lưu niệm tại đầu kinh T5 giáp với kinh Vĩnh Tế. Nội dung văn bia như sau:
NHỚ ƠN THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT
“Người nhờ đất để sống, đất nhờ người có tên, người nhờ người dẫn lối. “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý ngàn đời của ông cha ta.
Nơi đây, ngày 25-7-1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt trên đường khảo sát hướng thoát lũ ra biển Tây, đã lắng nghe ý kiến của cán bộ và nhân dân, trên dưới đồng lòng, hướng lớn tìm thấy. Ngay sau khi khai thông dòng kinh, nhân dân đã gọi là “Kinh Ông Kiệt”. Tại kỳ họp lần thứ 14 năm 2009, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang đã chính thức đặt tên “Kinh Võ Văn Kiệt”.
Con kinh này là trục chính trong hệ thống các công trình thủy lợi thoát lũ ra biển Tây, hạn chế ngập lụt đầu nguồn sông Cửu Long, đưa nước ngọt phù sa tưới tiêu, rửa phèn khai mở vùng Tứ giác Long Xuyên, đã đưa sản lượng lúa tăng gắp bội, góp phần làm khởi sắc bộ mặt nông thôn trong vùng, ông đã ghi đậm dấu ấn trên đồng đất miền Tây Nam bộ. Nhân dân gọi đó là “Dấu ấn Võ Văn Kiệt”.
Kinh Võ Văn Kiệt nối tiếp kinh Thoại Hà và kinh Vĩnh Tế. Lịch sử 200 năm liên tục một dòng chảy cuộn tràn sức sống trên vùng đất phương Nam. Thế hệ hôm nay nương dòng chảy ấy hiên ngang ra biển lớn với tất cả đức tin, niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc!”
Trần Văn Đông
Hội KHLS tỉnh An Giang
___________________
Tài liệu tham khảo:
1- Hội thảo khoa học Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế, Sở KHCN&MT An Giang -1999.
2- Dấu ấn Võ Văn Kiệt, Tạp chí Xưa & Nay - NXB Sài Gòn năm 2008.
3- Thông tin Nông thôn An Giang từ 1994-2000, Sở KHCN&MT An Giang.