Công tác Lịch sử Đảng
Vĩnh Hòa - xã Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
- Được đăng: Thứ hai, 19 Tháng 11 2018 09:03
- Lượt xem: 3129
(TGAG)- Xã Vĩnh Hòa là một xã cù lao, nằm dọc hữu ngạn sông Tiền, thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, diện tích 21.257 km2; phía Đông giáp sông Tiền, phía Bắc giáp xã Vĩnh Xương, phía Tây giáp xã Phú Lộc, phía Nam giáp xã Tân An và xã Tân Thạnh.
Trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, Vĩnh Hòa là địa bàn bị địch đánh phá ác liệt, kìm kẹp gắt gao, nhưng dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, phong trào đấu tranh luôn được đẩy mạnh, liên tục tấn công địch, giải phóng quê hương. Vĩnh Hòa còn là căn cứ của Huyện ủy Tân Châu trong những năm 1958 - 1960; cùng với xã Vĩnh Xương, Tân An xây dựng thành căn cứ địa An Hòa Xương kiên cường, bất khuất.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Vĩnh Hòa đã cùng lực lượng vũ trang tỉnh, huyện lập nên những thành tích nổi bật, tiêu biểu như:
Sáng ngày 20/7/1955, nhân dân Vĩnh Hòa cùng nhân dân các xã trong huyện tập trung về chợ Tân Châu, kéo đến trụ sở Ủy hội Quốc tế, trao tận tay Ủy hội các kiến nghị với các yêu sách đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đòi dân sinh dân chủ… Do được sự thống nhất của Huyện ủy, sự phối hợp rất nhịp nhàng của đồng bào, cuộc đấu tranh giành thắng lợi, gây tiếng vang lớn trên toàn miền Nam. Sáng ngày 2/9/1955, quần chúng biểu tình ngụy trang đi chợ như những ngày thường, với số lượng đông gấp đôi lần trước. Nhân dân Vĩnh Hòa cùng với nhân dân các xã lân cận khoảng 3.000 người, 6 giờ sáng đã có mặt tại trụ sở Ủy hội Quốc tế, hàng ngũ chỉnh tề, đưa kiến nghị, đơn từ rồi đoàn biểu tình nhanh chóng tản ra. Cuộc biểu tình đã đạt được mục đích tiếp xúc với đại diện Ủy hội quốc tế, nói lên nguyện vọng của nhân dân quận Tân Châu. Khẩu hiệu lần này phong phú hơn lần trước, “đòi bãi bỏ xây dựng sân bay Nhà Bàng”, “đòi trả tự do cho những người bị bắt về chính trị”, “kéo dài thời hạn đổi bạc xé hai”, “thực hiện các điều khoản của Hiệp định Genève”, “Hội nghị hiệp thương tiến đến tổng tuyển cử thống nhất đất nước”, “tăng lương cho binh sĩ”. Trước khí thế đấu tranh của đồng bào, địch không dám bắt bớ.
Năm 1961, du kích xã Vĩnh Hòa tăng cường vũ trang tuyên truyền, đập phá bảng liên gia… tên trưởng ấp Tân Thạnh (nay là các ấp Vĩnh Thạnh C, Vĩnh Thạnh D) sợ hãi xin từ chức. Địch co cụm lại trong các đồn. Giồng Trà Dên được giải phóng, trở thành căn cứ cách mạng vững chắc của An Hòa Xương và huyện Tân Châu.
Năm 1963, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, nhân dân và du kích Vĩnh Hòa đã đánh trả các cuộc hành quân càn quét của địch vào ấp Vĩnh Bường, góp phần giữ vững căn cứ Giồng Trà Dên, giải phóng 2 ấp Tân Phú và Tân Thạnh (thuộc xã Vĩnh Hòa ngày nay).
Tháng 8/1964, tổ du kích mật Vĩnh Hòa tổ chức đánh mìn diệt địch ban ngày ở mương ông Tám Lởi (nay thuộc ấp Vĩnh Thạnh B). Kết quả 1 tên trưởng ấp ác ôn và 3 tên lính bị thương.
Ngày 25/11/1965, Trung đoàn 21 của địch với khoảng 400 quân chia làm 3 mũi tấn công vào căn cứ Giồng Trà Dên: 1 mũi tiến vào chòm tre ông Bảy Lưỡng, 1 mũi vào chòm tre ông Tước và mũi chính là theo ngã đường cộ ông Ba Vinh là hướng chính của địch nên chúng huy động hỏa lực để dọn đường: trực thăng rà soát bỏ trái khói, phản lực ném 5 đợt bom, pháo dội cấp tập hơn 200 quả, bộ binh địch tấn công theo đường hỏa lực dọn sẵn. Lực lượng cách mạng lúc bấy giờ chỉ có 1 trung đội địa phương quân huyện và du kích xã, ít hơn địch hàng chục lần, đã kiên cường tổ chức chống càn: gài lựu đạn dọc đường tiến quân của địch; khi địch bắn phá, lực lượng ta tản ra để tránh bom, vừa dứt đợt oanh kích, lực lượng lại trở về bám sát địa bàn. Trận chiến kéo dài từ 12 giờ trưa đến chiều nhưng quân địch không những không chiếm được mục tiêu, mà còn bị tổn hao nhiều sinh lực, buộc phải rút quân.
Ngày 5/7/1967, Tiểu khu Châu Đốc phối hợp với Chi khu Tân Châu, 1 tiểu đoàn, 5 trung đoàn của Sư đoàn 9, 2 đại đội địa phương quận, 5 trung đoàn nghĩa quân và giang đoàn 26, có pháo binh yểm trở, mở cuộc hành quân “Thất Sơn” tấn công vào căn cứ Giồng Trà Dên. Lực lượng cách mạng gồm 1 trung đội địa phương quân huyện và du kích xã Vĩnh Hòa, Tân An đã tổ chức chiến đấu kiên cường, giữ vững trận địa, diệt 13 tên, bẻ gãy cuộc hành quân quy mô của địch.
Ngày 20/02/1968, đội biệt kích Mỹ dùng tàu sắt đổ quân, máy bay ném bom dọn đường, pháo binh bắn cấp tập để chi viên vào Vĩnh Hòa từ mạn sông Tiền và đuôi xép Cỏ Găng. Trung đội đặc công tỉnh và Trung đội địa phương quân huyện kết hợp với lực lượng du kích xã Vĩnh Hòa, Tân An tổ chức phục kích đánh chặn. Cuộc chiến diễn ra ác liệt. Ta tiêu diệt nhiều tên địch. Sau trận đánh, lực lượng cách mạng rút về căn cứ Giồng Trà Dên, địch tập kích vào đội hình ta, bị ta đánh trả, địch tản ra và rơi vào bãi mìn ta đã gài sẵn, chết 20 tên.
Ngày 12/3/1968, du kích Vĩnh Hòa cùng bộ đội địa phương huyện tấn công đồn Hồ Văn Khá, đồn nghĩa quân Vĩnh Hòa diệt 3 nghĩa quân và 8 tên bị thương.
Để kiểm soát chặt tuyến đường thủy sông Tiền, ngày 20/4/1968, quân địch gồm 1 tiểu đoàn địa phương quân Tiểu khu Châu Đốc và 1 đại đội Chi khu Tân Châu theo vàm Kinh Xáng, ngược sông Tiền mở trận càn vào cồn Tàu (Vĩnh Hòa). Địa phương quân huyện và du kích Vĩnh Hòa đã tổ chức chặn đánh ở đuôi cồn. Trận chiến diễn ra quyết liệt, quân ta tiêu diệt 65 tên (có 1 cố vấn Mỹ), thu 24 súng.
Ngày 01/11/1969, du kích Vĩnh Hòa cùng du kích Tân An phối hợp với bộ đội huyện, tỉnh tấn công vào núi Nổi, đánh thiệt hại 1 trung đội bảo an địch, chiếm đồn núi Nổi.
Ngày 20/10/1973, du kích Vĩnh Hòa phối hợp với đặc công tỉnh và địa phương quân huyện tập kích đại đội 226 của địch đóng tại đình Vĩnh Hòa, diệt và làm bị thương 30 tên, thu 20 súng.
Rạng sáng ngày 1/5/1975, lực lượng cách mạng vào tiếp quản nơi cuối cùng ở Vĩnh Hòa. Vĩnh Hòa được giải phóng.
Với bề dày chiến công, ngày 24/6/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Vĩnh Hoà vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
____________
Tài liệu tham khảo:
1- Địa chí An Giang
2- Lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Hòa 1930 – 2010, xuất bản năm 2014.
Trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, Vĩnh Hòa là địa bàn bị địch đánh phá ác liệt, kìm kẹp gắt gao, nhưng dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, phong trào đấu tranh luôn được đẩy mạnh, liên tục tấn công địch, giải phóng quê hương. Vĩnh Hòa còn là căn cứ của Huyện ủy Tân Châu trong những năm 1958 - 1960; cùng với xã Vĩnh Xương, Tân An xây dựng thành căn cứ địa An Hòa Xương kiên cường, bất khuất.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Vĩnh Hòa đã cùng lực lượng vũ trang tỉnh, huyện lập nên những thành tích nổi bật, tiêu biểu như:
Sáng ngày 20/7/1955, nhân dân Vĩnh Hòa cùng nhân dân các xã trong huyện tập trung về chợ Tân Châu, kéo đến trụ sở Ủy hội Quốc tế, trao tận tay Ủy hội các kiến nghị với các yêu sách đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đòi dân sinh dân chủ… Do được sự thống nhất của Huyện ủy, sự phối hợp rất nhịp nhàng của đồng bào, cuộc đấu tranh giành thắng lợi, gây tiếng vang lớn trên toàn miền Nam. Sáng ngày 2/9/1955, quần chúng biểu tình ngụy trang đi chợ như những ngày thường, với số lượng đông gấp đôi lần trước. Nhân dân Vĩnh Hòa cùng với nhân dân các xã lân cận khoảng 3.000 người, 6 giờ sáng đã có mặt tại trụ sở Ủy hội Quốc tế, hàng ngũ chỉnh tề, đưa kiến nghị, đơn từ rồi đoàn biểu tình nhanh chóng tản ra. Cuộc biểu tình đã đạt được mục đích tiếp xúc với đại diện Ủy hội quốc tế, nói lên nguyện vọng của nhân dân quận Tân Châu. Khẩu hiệu lần này phong phú hơn lần trước, “đòi bãi bỏ xây dựng sân bay Nhà Bàng”, “đòi trả tự do cho những người bị bắt về chính trị”, “kéo dài thời hạn đổi bạc xé hai”, “thực hiện các điều khoản của Hiệp định Genève”, “Hội nghị hiệp thương tiến đến tổng tuyển cử thống nhất đất nước”, “tăng lương cho binh sĩ”. Trước khí thế đấu tranh của đồng bào, địch không dám bắt bớ.
Năm 1961, du kích xã Vĩnh Hòa tăng cường vũ trang tuyên truyền, đập phá bảng liên gia… tên trưởng ấp Tân Thạnh (nay là các ấp Vĩnh Thạnh C, Vĩnh Thạnh D) sợ hãi xin từ chức. Địch co cụm lại trong các đồn. Giồng Trà Dên được giải phóng, trở thành căn cứ cách mạng vững chắc của An Hòa Xương và huyện Tân Châu.
Năm 1963, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, nhân dân và du kích Vĩnh Hòa đã đánh trả các cuộc hành quân càn quét của địch vào ấp Vĩnh Bường, góp phần giữ vững căn cứ Giồng Trà Dên, giải phóng 2 ấp Tân Phú và Tân Thạnh (thuộc xã Vĩnh Hòa ngày nay).
Tháng 8/1964, tổ du kích mật Vĩnh Hòa tổ chức đánh mìn diệt địch ban ngày ở mương ông Tám Lởi (nay thuộc ấp Vĩnh Thạnh B). Kết quả 1 tên trưởng ấp ác ôn và 3 tên lính bị thương.
Ngày 25/11/1965, Trung đoàn 21 của địch với khoảng 400 quân chia làm 3 mũi tấn công vào căn cứ Giồng Trà Dên: 1 mũi tiến vào chòm tre ông Bảy Lưỡng, 1 mũi vào chòm tre ông Tước và mũi chính là theo ngã đường cộ ông Ba Vinh là hướng chính của địch nên chúng huy động hỏa lực để dọn đường: trực thăng rà soát bỏ trái khói, phản lực ném 5 đợt bom, pháo dội cấp tập hơn 200 quả, bộ binh địch tấn công theo đường hỏa lực dọn sẵn. Lực lượng cách mạng lúc bấy giờ chỉ có 1 trung đội địa phương quân huyện và du kích xã, ít hơn địch hàng chục lần, đã kiên cường tổ chức chống càn: gài lựu đạn dọc đường tiến quân của địch; khi địch bắn phá, lực lượng ta tản ra để tránh bom, vừa dứt đợt oanh kích, lực lượng lại trở về bám sát địa bàn. Trận chiến kéo dài từ 12 giờ trưa đến chiều nhưng quân địch không những không chiếm được mục tiêu, mà còn bị tổn hao nhiều sinh lực, buộc phải rút quân.
Ngày 5/7/1967, Tiểu khu Châu Đốc phối hợp với Chi khu Tân Châu, 1 tiểu đoàn, 5 trung đoàn của Sư đoàn 9, 2 đại đội địa phương quận, 5 trung đoàn nghĩa quân và giang đoàn 26, có pháo binh yểm trở, mở cuộc hành quân “Thất Sơn” tấn công vào căn cứ Giồng Trà Dên. Lực lượng cách mạng gồm 1 trung đội địa phương quân huyện và du kích xã Vĩnh Hòa, Tân An đã tổ chức chiến đấu kiên cường, giữ vững trận địa, diệt 13 tên, bẻ gãy cuộc hành quân quy mô của địch.
Ngày 20/02/1968, đội biệt kích Mỹ dùng tàu sắt đổ quân, máy bay ném bom dọn đường, pháo binh bắn cấp tập để chi viên vào Vĩnh Hòa từ mạn sông Tiền và đuôi xép Cỏ Găng. Trung đội đặc công tỉnh và Trung đội địa phương quân huyện kết hợp với lực lượng du kích xã Vĩnh Hòa, Tân An tổ chức phục kích đánh chặn. Cuộc chiến diễn ra ác liệt. Ta tiêu diệt nhiều tên địch. Sau trận đánh, lực lượng cách mạng rút về căn cứ Giồng Trà Dên, địch tập kích vào đội hình ta, bị ta đánh trả, địch tản ra và rơi vào bãi mìn ta đã gài sẵn, chết 20 tên.
Ngày 12/3/1968, du kích Vĩnh Hòa cùng bộ đội địa phương huyện tấn công đồn Hồ Văn Khá, đồn nghĩa quân Vĩnh Hòa diệt 3 nghĩa quân và 8 tên bị thương.
Để kiểm soát chặt tuyến đường thủy sông Tiền, ngày 20/4/1968, quân địch gồm 1 tiểu đoàn địa phương quân Tiểu khu Châu Đốc và 1 đại đội Chi khu Tân Châu theo vàm Kinh Xáng, ngược sông Tiền mở trận càn vào cồn Tàu (Vĩnh Hòa). Địa phương quân huyện và du kích Vĩnh Hòa đã tổ chức chặn đánh ở đuôi cồn. Trận chiến diễn ra quyết liệt, quân ta tiêu diệt 65 tên (có 1 cố vấn Mỹ), thu 24 súng.
Ngày 01/11/1969, du kích Vĩnh Hòa cùng du kích Tân An phối hợp với bộ đội huyện, tỉnh tấn công vào núi Nổi, đánh thiệt hại 1 trung đội bảo an địch, chiếm đồn núi Nổi.
Ngày 20/10/1973, du kích Vĩnh Hòa phối hợp với đặc công tỉnh và địa phương quân huyện tập kích đại đội 226 của địch đóng tại đình Vĩnh Hòa, diệt và làm bị thương 30 tên, thu 20 súng.
Rạng sáng ngày 1/5/1975, lực lượng cách mạng vào tiếp quản nơi cuối cùng ở Vĩnh Hòa. Vĩnh Hòa được giải phóng.
Với bề dày chiến công, ngày 24/6/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Vĩnh Hoà vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
____________
Tài liệu tham khảo:
1- Địa chí An Giang
2- Lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Hòa 1930 – 2010, xuất bản năm 2014.
Nguyễn Trúc Linh