Truy cập hiện tại

Đang có 82 khách và không thành viên đang online

Công tác Lịch sử Đảng

Hội thảo khoa học: Di sản Hán Nôm An Giang - Giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch

(TGAG)- Trong khuôn khổ đề tài khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm di sản Hán Nôm An Giang phục vụ bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch” do PGS.TS. Nguyễn Kim Châu làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở KH&CN An Giang tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Di sản Hán Nôm tỉnh An Giang - Giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch” vào ngày 9/9/2018 tại khách sạn Helen Ngọc Giang, TP. Long Xuyên, An Giang.

Hội thảo nhằm báo cáo những kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài và ghi nhận ý kiến đóng góp của các cơ quan ban ngành, các chuyên gia trong và ngoài tỉnh về vấn đề bảo tồn, phát huy di sản Hán Nôm của tỉnh An Giang.
 

Ban tổ chức Hội thảo đã chọn lọc 13 tham luận in vào Kỷ yếu Hội thảo để giới thiệu những kết quả nghiên cứu, những ý kiến đóng góp có giá trị của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các cơ quan ban ngành... tập trung vào một số vấn đề như: cung cấp thêm những tư liệu Hán Nôm có giá trị về các nhân vật có liên quan đến lịch sử đất An Giang như Đỗ Đăng Tào, Lê Văn Sanh. Nguyễn Trường Cửu (tham luận của nhà nghiên cứu Trần Văn Đông, của TS. Đỗ Thị Hà Thơ),  giới thiệu kho tàng di sản Hán Nôm hiện nay đang lưu trữ tại Thư viện An Giang (tham luận của NCS. Nguyễn Thanh Phong), phân tích giá trị lịch sử, văn hóa, văn chương của các tư liệu Hán Nôm sưu tầm tại các di tích cổ hiện tồn ở tỉnh An Giang (tham luận của PGS.TS Nguyễn Kim Châu, TS. Huỳnh Quán Chi, NCS. Tạ Đức Tú, nhà nghiên cứu Lê Thái Định, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Hội...),  đề xuất một số định hướng bảo tồn và khai thác di sản Hán Nôm (tham luận của PGS.TS Đào Ngọc cảnh, TS. Võ Phước Lộc, ThS. Trương Thị Kim Thủy, NCS. Tạ Đức Tú). Các tham luận đều có chất lượng khoa học và có những ý kiến đóng góp rất quý báu.

Ngoài ra các đại biểu tham dự hội thảo cũng đã thảo luận và có nhiều ý kiến đóng góp cho thiết thực để Ban chủ nhiệm đề tài tiếp tục đưa vào nghiên cứu, tìm hiểu trong thời gian tới.

Kết thúc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Kim Châu phát biểu cám ơn các bài tham luận, các ý kiến đóng góp của nhà nghiên cứu, nhà khoa học và khẳng định: “Di sản văn hóa không chỉ là những giá trị mang đậm bản sắc của một dân tộc mà còn là niềm tự hào của dân tộc. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức rất rõ là cần phải tìm mọi cách  bảo tồn vốn quý đó để giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu hội nhập quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa với nhu cầu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chống lại nguy cơ bị mất gốc, hòa tan, xu hướng chung là gắn liền bảo tồn với phát triển, biến di sản thành tài sản, tài nguyên, một lợi thế nội sinh mà nếu biết khai thác sẽ trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ngược lại, kinh tế - xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để di sản văn hóa vừa được bảo tồn để trao truyền cho các thế hệ mai sau vừa mang lại những giá trị thực tiễn lớn hơn”...

Trần Nhiên
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37118471